Rối loạn tự chủ là gì? 5 dấu hiệu 'bất thường' bạn cần cảnh giác

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có một chứng bệnh gọi là rối loạn tự chủ, thuộc hội chứng rối loạn chức năng tạng phủ. Do yếu tố tâm lý xã hội, chức năng sinh lý tạm thời bị mất cân bằng dẫn đến hàng loạt vấn đề.

Trong trường hợp bình thường, thần kinh giao cảm và phó giao cảm ở trạng thái cân bằng động. Khi thần kinh giao cảm đóng vai trò tích cực thì thần kinh phó giao cảm đóng vai trò tiêu cực.

Ngược lại, khi dây thần kinh phó giao cảm đóng vai trò tích cực thì thần kinh giao cảm đóng vai trò tiêu cực, mục đích là để cân bằng phối hợp và kiểm soát các hoạt động sinh lý.

Một khi sự cân bằng này bị phá vỡ, các vấn đề khác nhau sẽ được tạo ra.

Nguyên nhân của rối loạn tự chủ là gì?

1. Giới tính

Nói một cách tương đối, rối loạn tự chủ thường gặp ở phụ nữ, bởi vì các hormone do tuyến sinh dục nữ tiết ra có thể gây cảm xúc bất ổn, thường là vì điều gì đó mà sinh ra lo lắng, hoặc tâm lý bốc đồng và nhạy cảm…

Đặc biệt, giảm lưu lượng kinh nguyệt hoặc tiết sữa có thể làm tăng hàm lượng prolactin, gây ra trầm cảm và lo lắng, cuối cùng dẫn đến rối loạn tự chủ.

2. Tuổi tác là một nguyên nhân của rối loạn tự chủ

Càng lớn tuổi, chúng ta càng tiếp xúc với nhiều sự kiện và con người khác nhau, cũng là lúc mà mỗi người đều phải chịu áp lực rất lớn và thường xuyên gặp phải những phiền toái, lâu dần hệ thần kinh tự chủ đánh mất sự ổn định.

3. Di truyền

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bệnh tâm thần có khuynh hướng di truyền nhất định, và rối loạn thần kinh tự chủ là một loại bệnh tâm thần, cũng có khuynh hướng di truyền.

Các biểu hiện của rối loạn tự chủ là gì?

1. Rối loạn giấc ngủ

Khó đi vào giấc ngủ, nằm trên giường hơn 30 phút mà vẫn chưa ngủ được, nhưng kể cả khi ngủ được cũng không thể tiến vào trạng thái ngủ sâu, cứ mơ mơ màng màng khiến bạn tỉnh giấc giữa chừng vào ban đêm.

Đồng thời kèm theo đó là tình trạng suy giảm trí nhớ, không thể tập trung khi làm việc, phản ứng chậm chạp.

2. Các triệu chứng của rối loạn tự chủ trên cơ thể

Rối loạn hệ thần kinh tự chủ dễ dẫn đến chóng mặt, nhức đầu, đau đầu và choáng váng, kèm theo giảm thị lực, khô mắt và đau thắt lưng.

Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể bị sốt, tê bì chân tay, vã mồ hôi.

3. Các triệu chứng liên quan đến tim

Rối loạn hệ thần kinh tự chủ có thể gây tức ngực và hồi hộp, bệnh nhân sẽ cảm giác như bị một viên đá lớn đè lên ngực, và họ sẽ chỉ cảm thấy dễ chịu hơn sau khi thở ra.

4. Tâm trạng bất ổn

Quá mẫn cảm, trở nên bồn chồn và nóng nảy, dễ bị lo lắng và trầm cảm. Đặc biệt chú ý đến những thay đổi bất thường của bản thân, hình thành quan niệm về chứng suy nhược cơ thể, luôn nghi ngờ bản thân mắc bệnh hiểm nghèo.

Ngoài ra, hiệu quả làm việc, học tập bị giảm sút, thậm chí sau một đêm ngủ dậy, người vẫn cảm thấy uể oải, mệt mỏi và chóng mặt.

5. Các triệu chứng tiêu hóa

Chán ăn, ợ chua rõ rệt, buồn nôn và nôn, nấc cụt, nghẹn khi nuốt thức ăn và chướng bụng. Ngoài ra, một số bệnh nhân sẽ bị trào ngược axit, khô miệng và cảm thấy có vị đắng.

Lời khuyên về phòng tránh rối loạn tự chủ

Các rối loạn tự chủ nếu không được kiểm soát, có thể phát triển thành rối loạn lo âu và trầm cảm, đồng thời sức đề kháng và khả năng miễn dịch cũng suy giảm, vì vậy bệnh nhân cần biện pháp cải thiện kịp thời.

Hãy giải tỏa cảm xúc và giảm căng thẳng bằng cách nói chuyện với người khác, đi du lịch ngoài trời, tập thể dục hoặc phát triển sở thích của bản thân nhiều hơn.

Ngoài ra, những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường, tim mạch cũng dễ bị bệnh này. Vì vậy họ cần điều trị tích cực và có cái nhìn đúng đắn về bệnh, từ đó tạo niềm tin chiến thắng bệnh tật.

Rối loạn tự chủ không thể thuyên giảm nếu bệnh nhân thường xuyên hút thuốc và uống rượu, bởi chúng chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề và thậm chí phát triển thành trạng thái lo âu.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần sinh hoạt điều độ, duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và học cách tự điều chỉnh bản thân.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Rối loạn tự chủ là gì? 5 dấu hiệu 'bất thường' bạn cần cảnh giác