5 loại quả tuy không ngọt nhưng chứa hàm lượng đường rất lớn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một số người ngại ăn những loại trái cây quá ngọt vì cho rằng chúng chứa nhiều đường, có thể không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trái cây chua không đồng nghĩa với hàm lượng đường thấp. Dưới đây là 5 loại quả bạn cần ăn vừa phải để tránh làm tăng lượng đường trong máu.

Những người bị bệnh tiểu đường hoặc có mức đường huyết cao cần kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể mỗi ngày.

So với người bình thường, mức đường huyết của những người này đã vượt quá mức cho phép. Nếu cơ thể nạp vào quá nhiều đồ ngọt thì sẽ khiến lượng đường trong máu mất kiểm soát, rất có hại và dễ gây ra nhiều biến chứng.

Chính vì điều này, họ có xu hướng chọn các loại trái cây ít ngọt hoặc chua để bảo vệ sức khỏe. Nhưng thực tế, hàm lượng đường cao trong mỗi từng loại quả không chỉ phụ thuộc vào vị ngọt của nó.

Vị ngọt của trái cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Đường của trái cây thường được chia thành bốn loại: glucose, fructose, sucrose và tinh bột. Tỷ lệ của bốn thành phần này trong mỗi loại trái cây là khác nhau, và độ ngọt của mỗi từng loại đường cũng có sự khác biệt.

Dựa theo độ ngọt của đường, thông thường thứ tự lần lượt sẽ là fructose > sucrose > glucose > tinh bột (không có vị ngọt nào cả). Trái cây có ngọt hay không không chỉ phụ thuộc vào việc nó chứa bao nhiêu đường, mà còn là loại đường nào.

Ngoài ra, sự khác biệt của vị ngọt không chỉ phụ thuộc vào hàm lượng và loại đường, mà còn phụ thuộc vào độ axit (axit hữu cơ như axit citric, axit malic, axit tartaric) và vị đắng (polyphenol như chất tannin làm se) của quả.

Hàm lượng của chúng lớn hay nhỏ sẽ quyết định đến độ ngọt của trái cây.

Do đó, trái cây ngọt không đồng nghĩa nhiều đường. Ngược lại, một số loại trái cây không quá ngọt nhưng lại rất nhiều đường.

Những loại quả không ngọt nhưng chứa nhiều đường

1. Táo tàu

Hàm lượng đường trong táo tàu tươi có thể lên tới khoảng 29%. Người có mức đường huyết cao chỉ cần ăn hơn ba quả táo tàu cùng lúc, cũng đủ làm cho lượng đường trong máu tăng lên.

Ngay cả táo tàu đen hay táo tàu đỏ đều có hàm lượng đường trung bình hơn 20%.

2. Sơn tra

Đây là một trong những loại trái cây có vị chua đặc biệt. Tuy nhiên, loại quả này chứa rất nhiều đường.

Hàm lượng đường trong sơn tra trung bình có thể cao tới 25.1%. Đặc biệt, các loại thực phẩm chế biến từ sơn tra thậm chí có lượng đường còn cao hơn so với quả tươi.

3. Thanh long

Thanh long thường được chia thành thanh long ruột trắng và thanh long ruột đỏ. Mặc dù bản thân loại quả này không quá ngọt, nhưng nó cũng chứa khoảng 11% đường, tương đương với khoảng 80% glucose.

4. Dưa hấu vàng

Loại quả này có hàm lượng đường cao tới 18%, không phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường.

5. Chanh dây

Cứ 100g chanh leo thì chứa 11g đường, thậm chí còn cao hơn cả lượng đường có trong nho ngọt.

Nói chung, hàm lượng đường trong thực phẩm không thể đánh giá bằng độ ngọt của nó. Các loại trái cây như dâu tây, dưa gang, dưa hấu, đu đủ và mơ thực sự chứa ít hơn 10% đường.

Dù ngọt hay không, bạn vẫn cần kiểm soát lượng tinh chất

Thực tế, chúng ta không nên từ bỏ ăn trái cây chỉ vì lượng đường cao. Thay vào đó, xem xét lợi ích dinh dưỡng của mỗi từng loại quả khác nhau, từ góc độ sức khỏe, bạn nên ăn luân phiên nhiều trái cây.

Điều quan trọng nhất là phải kiểm soát được tổng lượng ăn vào, trung bình mỗi ngày khoảng 300g đến 350g.

Ví dụ, bạn có thể ăn khoảng một quả chuối lớn, hoặc hai quả kiwi cỡ vừa, hai quả dưa hấu cỡ lòng bàn tay, hoặc một quả táo hoặc quả đào cỡ vừa, v.v.

Tất nhiên sầu riêng cũng ăn được nhưng lượng đường trong mỗi 100g sầu riêng khoảng 23.3 gam, lượng calo của hai quả sầu riêng tương đương với lượng calo của 1 bát cơm nên bạn phải kiểm soát.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

5 loại quả tuy không ngọt nhưng chứa hàm lượng đường rất lớn