5 triệu người Việt bị bệnh tiểu đường, ít làm '1 việc' sẽ hiệu quả hơn việc kiêng đường

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo Liên đoàn đái tháo đường Thế giới (IDF) công bố năm 2021, cả thế giới có tới 537 triệu người mắc đái tháo đường, tương ứng với tỷ lệ cứ 10 người lớn độ tuổi 20 - 79 tuổi có 1 người mắc đái tháo đường. Kết quả điều tra của Bộ Y tế Việt Nam năm 2021 cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người trưởng thành ước tính là 7,1%, tương đương với khoảng gần 5 triệu. 

Ngoài những bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường này, còn rất nhiều người đang ở giai đoạn tiền đái tháo đường, cũng là trạng thái "dự bị" của bệnh đái tháo đường. Nếu lượng đường trong máu vẫn có thể duy trì ở mức ổn định, tình trạng này vẫn có khả năng được cứu vãn, do đó, bình thường chúng ta cần phải chú ý đến việc khống chế lượng đường trong máu.

Xin chia sẻ trường hợp sau:

Một bệnh nhân tiểu đường là nam, 51 tuổi, nửa năm trước được chẩn đoán bị tăng đường huyết, cũng chính là 'tiền tiểu đường', lượng đường trong máu ở mức 7.1mmol/L.

Khi đó, bác sĩ nói với ông ấy rằng, nếu không kịp thời kiểm soát lượng đường trong máu, rất có thể sau này chú sẽ mắc bệnh tiểu đường. Nghe điều này, ông ấy vô cùng lo sợ, sau đó ông đã cố gắng hết sức để kiểm soát lượng đường.

Tuy nhiên không biết vì sao, lượng đường trong máu của ông ấy luôn không được ổn định cho lắm. Khi đến bệnh viện để kiểm tra lại, lượng đường trong máu lại có biến động, vì vậy ông phải hỏi ý kiến ​​​​bác sĩ một cách chi tiết.

Sau khi tìm hiểu tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ đã phát hiện ra nguyên nhân vấn đề nằm ở thói quen của ông ấy.

Mặc dù bệnh nhân đã bỏ dùng đường, bình thường cũng không uống rượu, nhưng vì tính chất công việc, mỗi ngày ông ấy đều phải ngồi một chỗ, về đến nhà cũng không muốn ra ngoài tập thể dục, do đó, cân nặng vượt quá tiêu chuẩn. Điều này đã dẫn đến việc kiểm soát lượng đường trong máu kém.

Ít làm "một việc" này còn có tác dụng hơn bỏ dùng đường

Đối với những người có lượng đường trong máu bất thường, ngoài việc cần có chế độ ăn uống lành mạnh, họ cũng nên vận động nhiều hơn, không nên ngồi yên một chỗ trong thời gian dài.

Bởi vì, ngồi lâu sẽ làm chậm tốc độ trao đổi chất của cơ thể, dễ tích mỡ dẫn đến béo phì, từ đó làm giảm tính mẫn cảm của insulin, gây kháng insulin, khiến lượng đường trong máu không thể nhanh chóng được kiểm soát, gây biến động đường huyết.

Ngoài ra, độ đặc của đường huyết cũng tăng lên, dễ gây rối loạn nội tiết, khiến việc tiết ra insulin xảy ra hiện tượng bất thường, ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu, từ đó làm tổn hại đến tuyến tụy, khiến lượng đường trong máu tăng lên.

Bởi vậy, ít ngồi một chỗ trong thời gian dài sẽ khiến lượng đường trong máu ổn định hơn.

ít ngồi một chỗ trong thời gian dài sẽ khiến lượng đường trong máu ổn định hơn. (Ảnh pixabay)

4 yếu tố sau sẽ làm tăng lượng đường trong máu, mọi người cần chú ý tránh

  1. Thói quen sinh hoạt không tốt: Như thức khuya, hút thuốc, uống rượu,...
  2. Kiểm soát cảm xúc kém: Động một chút là tức giận, cảm xúc dễ bị kích động.
  3. Dùng thuốc không có quy tắc: Thường quên uống thuốc hạ đường huyết, hoặc tự ý thay đổi liều lượng thuốc, không tuân theo lời khuyên của bác sĩ.
  4. Thói quen ăn uống kém: Bình thường thích ăn đồ ăn nhiều calo, nhiều muối, có độ ngọt cao.

Nếu đường huyết không ổn định trong thời gian dài thì sẽ gây tác hại gì cho cơ thể?

  1. Lượng đường trong máu không ổn định sẽ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu, gia tăng quá trình xơ cứng mạch máu và gây tổn thương mạch máu.
  2. Nếu lượng đường trong máu cao, áp lực thẩm thấu của ống thận sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến suy giảm chức năng thận.
  3. Lượng đường trong máu không ổn định, tuần hoàn vi lượng máu vùng mắt sẽ bị tắc nghẽn, gây ra bệnh võng mạc (mắt nhìn mờ).
  4. Khi lượng đường trong máu cao, khả năng vết thương bị nhiễm trùng do vi khuẩn sẽ tăng lên, dễ dẫn đến viêm nhiễm.

Để bảo vệ tuyến tụy và giúp ổn định đường huyết, kiến nghị mọi người cần bổ sung thêm dinh dưỡng, chú ý nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và không thường xuyên thức khuya. Bởi vì thiếu ngủ sẽ dẫn đến quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra bất thường, làm tổn thương tuyến tụy, không có lợi cho việc kiểm soát đường huyết.

Gia Hân

(Tổng hợp từ Aboluowang và web Bộ Y tế)



BÀI CHỌN LỌC

5 triệu người Việt bị bệnh tiểu đường, ít làm '1 việc' sẽ hiệu quả hơn việc kiêng đường