6 mẹo chữa táo bón đơn giản

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một số người có xu hướng sử dụng enzym tiêu hóa và men vi sinh để giúp cải thiện chứng táo bón. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng đây không phải là biện pháp giúp giải quyết tận gốc của vấn đề.

Bất cứ ai từng bị táo bón đều biết sự khó chịu mà nó có thể gây ra. Với hy vọng giải quyết nhanh chóng vấn đề này, bạn có thể cân nhắc sử dụng các enzym tiêu hóa và men vi sinh có sẵn trên thị trường.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết những biện pháp nói trên tương đối khó trong việc nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột, từ đó không thể kích thích nhu động ruột một cách tự nhiên và hiệu quả.

Về cơ bản, chúng không thể giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của táo bón.

Các enzym tự nhiên là những chất được sản xuất trong cơ thể theo thời gian bằng quá trình lên men của các sinh vật sống như trái cây và rau quả.

Chúng đóng vai trò là chất xúc tác giúp thực hiện các phản ứng sinh hóa như tiêu hóa, hấp thu, phân hủy và đào thải thức ăn được đưa vào cơ thể.

Enzyme tiêu hóa được bán trên thị trường có thành phần phức tạp. Có hàng trăm polysacarit, axit hữu cơ, rượu, pectin, protein, vitamin và khoáng chất được tạo ra sau quá trình lên men.

Trả lời phỏng vấn với The Epoch Times vào ngày 28 tháng 2, chuyên gia dinh dưỡng người Đài Loan Liao Min-Han nói rằng sau khi ăn, thức ăn sẽ đi qua dạ dày để vào ruột, rồi ở đó trong 48 tiếng.

Vậy nên, đại tiện có thể diễn ra ba lần một ngày hoặc ba ngày một lần là điều bình thường.

Theo cô Liao, khi táo bón làm gián đoạn nhu động ruột thường xuyên của một người, các men tiêu hóa trên thị trường có khả năng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, nhưng không thể thường xuyên dựa vào chúng để kích thích nhu động ruột.

Điều này là do các enzym không có khả năng kích thích nhu động ruột. Đây vốn là cách mà các dây thần kinh của cơ thể tự động kích hoạt các cơ, giúp di chuyển thức ăn vào quá trình tiêu hóa để bài tiết.

Các men tiêu hóa trên thị trường có khả năng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, nhưng không thể thường xuyên dựa vào chúng để kích thích nhu động ruột.
Các men tiêu hóa trên thị trường có khả năng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, nhưng không thể thường xuyên dựa vào chúng để kích thích nhu động ruột. (Wikimedia Commons)

Chuyên gia Liao cho biết nếu một người bị táo bón may mắn đại tiện thành công sau khi hấp thụ enzym tiêu hóa, thì điều này có thể là nhờ các chất phụ gia có trong những chất kích thích.

Chúng gồm senna, magie oxit hoặc các loại thuốc nhuận tràng khác được biết là có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột.

Cô Liao nhấn mạnh rằng, cơ thể cần thời gian để nuôi dưỡng vi khuẩn tốt trong đường ruột một cách tự nhiên.

Mặc dù các enzym tiêu hóa và men vi sinh không hoàn toàn đáng tin cậy, nhưng chúng có thể sử dụng như một biện pháp hỗ trợ tạm thời để giúp cải thiện hệ thống bài tiết và thúc đẩy nhu động ruột.

Cô nói, biện pháp đáng tin cậy hơn về lâu dài là đảm bảo chế độ ăn uống có đủ chất xơ và nước.

Theo chuyên gia, hầu hết các trường hợp táo bón xảy ra đều xuất phát từ chế độ ăn uống và lối sống kém. Cô khuyến nghị những điều sau đây để đảm bảo sức khỏe bài tiết tốt:

  • Tiêu thụ 25-35gr chất xơ mỗi ngày;
  • Uống 2.000ml nước mỗi ngày;
  • Tiêu thụ chất béo thích hợp để giúp bôi trơn ruột;
  • Tập thể dục thường xuyên và xoa bóp bụng để cải thiện nhu động ruột;
  • Bổ sung khi cần thiết các thực phẩm giàu men vi sinh và vitamin B1;
  • Phát triển thói quen đại tiện khi cơ thể cần mà không bị chậm trễ.

Liao cảnh báo rằng những người bị táo bón thường dễ mắc bệnh trĩ.

Để ngăn điều này xảy ra, cô khuyên bạn đừng cố gắng kìm nén cơn đau bụng. Khi có dấu hiệu, bạn nên đại tiện càng sớm càng tốt, chỉ tốn hơn 10 phút trong nhà vệ sinh.

Cuối cùng, nữ chuyên gia nói rằng điều quan trọng là phải giữ tâm trí bình tĩnh. Vì sự tức giận, lo lắng và căng thẳng có thể vô tình kéo dài thời gian khó chịu do táo bón gây ra.

Theo Ellen Wan từ The Epoch Times tiếng Anh
Hoàng Tuấn biên dịch

(*) Ảnh chủ đề: Marco Verch Professional Photographer Flickr - CC BY 2.0

Ellen Wan là một nhà báo làm việc cho ấn bản tiếng Nhật của The Epoch Times kể từ năm 2007.



BÀI CHỌN LỌC

6 mẹo chữa táo bón đơn giản