6 phương pháp cổ xưa giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại dịch bệnh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc hoàn toàn, nhưng các loại virus truyền nhiễm khác như cúm A, hay phổ biến hơn là cúm, vẫn tiếp tục lây lan. Chúng ta nên làm gì để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi dịch bệnh?

Trong một chương trình trực tuyến, ông Hu Naiwen, bác sĩ y học cổ truyền từ Phòng khám Y học Trung Quốc Tongdetang Thượng Hải ở Đài Bắc (Đài Loan), đã giới thiệu một số cách phòng chống dịch bệnh. Ông chỉ ra rằng cách quan trọng nhất để ngăn ngừa bệnh tật lây lan là mỗi người tự xây dựng cho mình khả năng miễn dịch, từ đó khiến bản thân ít bị tổn thương hơn trước mọi loại virus.

6 phương pháp cổ xưa giúp tăng cường khả năng miễn dịch

  • Ăn uống đúng giờ

Bác sĩ Hu chỉ ra rằng nếu bạn muốn giữ cho cơ thể cường tráng, bạn có thể bắt đầu bằng việc ăn uống điều độ.

Theo y học cổ truyền, năng lượng trong cơ thể chảy từ tạng phủ theo kinh lạc và luân chuyển khắp toàn thân. 12 kinh mạch tương ứng với 12 tạng phủ. Cả phủ tạng và kinh mạch đều có những thời điểm tương ứng hoạt động tích cực nhất trong ngày.

Từ 7:00 - 9:00 được gọi là giờ Thìn. Đây là thời điểm năng lượng bắt đầu chảy xuống dạ dày và là khoảng thời gian lý tưởng để ăn sáng. Thức ăn trong giai đoạn này sẽ được tiêu hóa và sử dụng hiệu quả nhất.

Từ 11:00 - 13:00 là giờ Ngọ, cũng là khoảng thời gian mà tim hoạt động mạnh nhất. Lúc này, thức ăn sẽ được chuyển hóa thành năng lượng và tìm đường đến tim, sau đó cung cấp cho toàn bộ cơ thể thông qua hoạt động bơm máu của tim. Đây là thời điểm thích hợp để ăn trưa, có lợi cho việc dưỡng tim, nhưng lưu ý không nên ăn quá nhiều.

Từ 17:00 - 19:00 là giờ Dậu, cũng là thời gian dành cho thận. Đây là thời điểm tốt nhất để ăn tối và bổ sung lượng nước đã mất trong ngày. Làm như vậy sẽ giúp tinh chất của thức ăn đi vào cơ thể, đồng thời giúp bạn ngủ ngon vào ban đêm. Nếu đến 19:00 hoặc 20:00 mà bạn vẫn không ăn, và chỉ ăn khi đến 21:00, thì các chất dinh dưỡng mà bạn nhận được từ thức ăn sẽ không được hấp thụ hoàn toàn.

  • Tinh dầu thơm

Trong văn hóa cổ đại Trung Quốc có đề cập đến một loại túi chống dịch được gọi là “Túi đẩy lùi bệnh dịch hạch”. Người ta nói rằng ngửi hương thơm thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa dịch bệnh.

Có thể điều chế nó bằng cách nghiền thành bột đối với sáu loại dược liệu: Sài hồ (Bupleuri radix), Khương hoạt (Notopterygium incisum), Tế tân (Asari radix et rhizoma), Thương truật (Atractylodes iancea), Ngô thù (Evodia rutaecarpa), và Đại hoàng (rhubarb). Cho tất cả vào một túi vải nhỏ và treo trên điện thoại di động hoặc trên đầu giường, ở những vị trí này, bạn dễ dàng ngửi hương thơm của nó hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu thơm tại nhà. Trong số đó, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu cây bách, hương thảo, oải hương, đinh hương và xạ hương đều có tác dụng tăng cường miễn dịch.

Các loại tinh dầu có sẵn trên thị trường có chất lượng khác nhau và có thể chứa dư lượng hóa chất từ ​​quá trình chiết xuất của chúng. Bác sĩ Hu gợi ý rằng bạn có thể sử dụng dung môi hỗn hợp glycerin và nước để ngâm hoa oải hương, hương thảo, cỏ xạ hương và các loại thảo mộc khác, sau đó cho dung dịch thu được vào máy tạo độ ẩm không khí, sẽ khiến căn phòng tràn ngập hương thơm.

Bác sĩ Hu chỉ ra rằng sau khi hít hương thơm, các chất nội tiết và thần kinh đặc biệt sẽ được sản sinh trong cơ thể, do đó làm tăng khả năng miễn dịch và đạt được tác dụng phòng ngừa trên diện rộng đối với các loại virus và vi khuẩn. Trị liệu bằng hương thơm cũng có thêm lợi ích là đuổi muỗi.

  • Trà với bạc hà và tía tô

Bác sĩ Hu cũng khuyên bạn nên pha trà với các loại gia vị như bạc hà và tía tô.

Một nghiên cứu về hơn 3.000 loại thuốc và sản phẩm y tế hiện có do Academia Sinica ở Đài Loan thực hiện đã tìm thấy 5 loại thuốc, trong số đó có chiết xuất bạc hà và tía tô, có khả năng kháng virus cao nhất.

Các thí nghiệm cũng phát hiện ra rằng việc cho chuột hamster bị nhiễm COVID-19 ăn chiết xuất bạc hà và tía tô giúp giảm lượng virus trong phổi của động vật một cách hiệu quả.

  • Dùng Đông y để ngăn ngừa bệnh nặng

Nếu bị bệnh, bạn có thể dùng thuốc bắc để điều trị. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên nói chuyện với bác sĩ y học cổ truyền, người có thể kê đơn thuốc thích hợp với thể trạng của bạn.

Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quốc gia về Y học Trung Quốc (NRICM) thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan (MOHW) đã chỉ ra rằng, dùng thuốc “NRICM101″ (được gọi là Qingguang No.1 tại Đài Loan) có thể ngăn ngừa hiệu quả bệnh nhân COVID-19 trở nặng.

Các dược liệu được sử dụng trong NRICM101 bao gồm Kinh giới (Schizonepeta tenuifolia), Phòng phong (Saposhnikoviae radix), Bạc hà, Lá dâu tằm, Hoàng cầm (Scutellaria, skullcap), Bản lam căn (Radix isatidis), Diếp cá (Houttuynia cordata), Qua lâu (Trichosanthes), Mộc lan (Magnolia officinalis) và Cam thảo.

Su Yi-chang, giám đốc NRICM, cho biết so với các loại thuốc kháng virus của phương Tây, Qingguan No.1 có tác dụng điều trị “đa mục tiêu”. Đồng thời, nó có thể làm giảm các triệu chứng, ngăn ngừa nhiễm virus và ổn định chức năng tim phổi. Hiệu quả được áp dụng cho các biến thể virus khác nhau.

  • Nếu “chính khí” tồn tại bên trong, “tà khí” khó có thể can thiệp

Cuốn “Hoàng Đế Nội Kinh” viết: “Chính khí tồn tại bên trong, tà khí khó can thiệp”, nghĩa là nếu có đủ năng lượng chính bên trong cơ thể, năng lượng xấu sẽ không thể xâm nhập được.

“Tà khí” là vật chất và năng lượng khiến con người bị bệnh, trong khi “chính khí” đến từ cả hai phương diện vật chất và tinh thần. Khi thể trạng cân bằng, tâm không còn lo âu sợ hãi, thân tâm đều ở trạng thái bình thường thì “tà khí” (vốn là nguyên nhân gây bệnh) sẽ không thể can thiệp vào sức khỏe của bạn.

Về nguyên nhân gây bệnh, y học hiện đại chỉ nhìn ở mức độ vật chất và cho rằng vi trùng và virus có thể gây bệnh cho con người, hoặc một số vitamin và khoáng chất quá nhiều hoặc quá ít đều có thể gây bệnh. Tuy nhiên, y học cổ truyền xem xét các bệnh từ quan điểm của cả yếu tố bên trong và bên ngoài. Các nguyên nhân bên ngoài bao gồm “phong, hàn thử, thấp, táo, hảo”, trong khi các nguyên nhân bên trong là “vui mừng, giận dữ, lo lắng, buồn phiền, suy nghĩ, sợ sệt, hốt hoảng” - vốn thuộc cấp độ tinh thần. Có những yếu tố khác như chấn thương thể chất, chế độ ăn uống, mệt mỏi, v.v., không phải là nguyên nhân bên trong cũng như bên ngoài.

  • Tu luyện tâm linh

Ngoài việc chăm sóc sức khỏe, bác sĩ Hu cũng chỉ ra rằng việc tu dưỡng tinh thần là rất quan trọng để phòng chống dịch bệnh. Ông đã kể câu chuyện về cách đối phó với dịch bệnh của hai người vào thời cổ đại.

Vào thời Đông Hán khoảng 2.000 năm trước, bệnh dịch hạch hoành hành ở Trung Quốc. Nhà sư Zhang Daoling yêu cầu những người bị nhiễm bệnh viết ra những điều sai trái mà họ đã làm trên một tờ giấy, sau đó quỳ bên bờ sông và thề với Thần linh rằng sẽ không tái phạm những điều sai trái này nữa, nếu không sẽ phải chịu thêm sự trừng phạt. Các bệnh nhân đã ném những tờ giấy xuống sông, thành tâm sám hối và nhanh chóng khỏi bệnh.

Zhu Yiqing, một học giả của triều đại nhà Thanh, viết trong cuốn “An Anthology of Burying Worries” rằng: Trong trận đại dịch hạch vào cuối triều đại nhà Minh, toàn bộ 5 thành viên trong gia đình của học giả Chen Junshan đều đã chết. Vì sợ lây bệnh nên không ai dám nhặt xác. Chỉ có học trò của Chen là Wang Yuxi kiên quyết chôn cất họ. Tuy nhiên, trong số này còn sót lại một đứa trẻ sơ sinh, do vẫn thở yếu ớt, Wang đã bế đứa trẻ đến gặp thầy thuốc và được cứu sống. Trong suốt thời gian diễn ra bệnh dịch, Wang vẫn khỏe mạnh và không bị nhiễm virus.

Nghiên cứu hiện đại cũng đã xác nhận rằng kỳ vọng của con người về thế giới, cuộc sống và hạnh phúc đều khác nhau, do đó, khả năng miễn dịch chống virus của họ cũng không giống nhau.

Một nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS) vào năm 2013 cho thấy, so với những người chỉ theo đuổi niềm vui trong cuộc sống, những người có mục tiêu sống cao hơn có biểu hiện gen tế bào miễn dịch khỏe mạnh hơn, cơ thể ít bị viêm hơn, năng suất kháng thể và protein can thiệp kháng virus của họ cũng mạnh hơn.

Vậy thì ai sẽ sống lâu và khỏe mạnh khi về già? Bác sĩ Hu lại trích dẫn “Hoàng Đế Nội Kinh” và nói rằng đó chỉ có thể là những người tuân thủ chặt chẽ nguyên lý tuần hoàn giữa trời và đất. Ông tin rằng có hàng ngàn cách để ngăn ngừa bệnh tật, cần duy trì sự cân bằng về mọi mặt của cơ thể và tinh thần để cải thiện cơ bản khả năng miễn dịch.

Lưu ý: Vì những người khác nhau có thể chất khác nhau, nên bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc chuyên gia về y học cổ truyền trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Theo Teresa Zhang & Kane Zhang từ The Epoch Times
Hoàng Tuấn biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

6 phương pháp cổ xưa giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại dịch bệnh