6 thông tin hiểu sai lệch về dịch viêm phổi Vũ Hán

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát ở Trung Quốc đã lây lan đến hơn 100 quốc gia trên thế giới. Mặc dù hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh dịch này, nhưng tin đồn về các phương thuốc chữa trị tại nhà đang được truyền đi khắp nơi. Có kênh truyền thông đã tổng hợp nêu ra 6 thông tin sai lệch về dịch bệnh này...

Theo BBC, thông tin sai lệch đầu tiên là “ăn tỏi có thể ngăn ngừa viêm phổi Vũ Hán” lan truyền trên Facebook. Đáp lại, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, mặc dù tỏi có tác dụng kháng khuẩn, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy việc ăn tỏi có thể bảo vệ cơ thể con người khỏi bị virus viêm phổi Vũ Hán.

Có phụ nữ thậm chí đã ăn 1,5 kg tỏi sống, cuối cùng gây sưng họng nghiêm trọng và phải đến bệnh viện để điều trị. Trên thực tế, ăn nhiều trái cây và rau quả vốn đã đủ giữ gìn được sức khỏe, nhưng hiện tại không có thực phẩm nào có thể chống lại sự lây nhiễm của dịch viêm phổi Vũ Hán.

Thông tin sai thứ hai là "dùng dung dịch khoáng chất thần kỳ (MMS) có thể loại bỏ virus viêm phổi Vũ Hán". Nhà quảng bá MMS trước đây, một người dùng youtube là Jordan Sather, đã tuyên bố trên Twitter rằng MMS không chỉ là sát thủ đối với các tế bào ung thư, mà còn có thể diệt virus viêm phổi Vũ Hán.

Tuy nhiên, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cảnh báo rằng cho đến nay chưa có nghiên cứu nào xác nhận MMS có thể điều trị bệnh một cách an toàn và hiệu quả. Mặt khác, clo dioxide (một thành phần của chất tẩy) có trong MMS, sau khi uống vào sẽ gây buồn nôn, tiêu chảy và mất nước nghiêm trọng.

Tin giả thứ ba là "gel rửa tay khô tự chế" hiện đang lưu hành ở Ý. Sau khi dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng ở Ý, mọi người đã rất lo lắng rằng các sản phẩm khử trùng sẽ bị bán hết, vì vậy phương pháp tự chế gel rửa tay khô đang khá phổ biến. Tuy nhiên, trong công thức chế biến, chất khử trùng được sử dụng cho làm sạch bề mặt đồ vật, và tốt nhất là không sử dụng nó trên da người.

Trên thực tế, các loại gel rửa tay khô có bán trên thị trường thường được thêm chất làm mềm da, vì vậy mặc dù hàm lượng cồn trong các sản phẩm này chiếm từ 60% đến 70%, nhưng nó vẫn khá nhẹ đối với da. Vì thế Giáo sư Sally Bloomfield tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Luân Đôn khuyến nghị mọi người không nên tự chế các sản phẩm khử trùng tay.

Thông tin sai lệch thứ tư là "Uống Colloidal Silver (loại siêu kháng sinh tự nhiên cực mạnh, được chiết xuất từ bạc nguyên chất) có thể tiêu diệt coronavirus trong vòng 12 giờ". Tin đồn này do các nhóm nghi ngờ y học chính thống lan truyền trên Facebook. Những người ủng hộ thông tin này cũng cho rằng Colloidal Silver có thể điều trị nhiều tình trạng sức khỏe và hỗ trợ hệ miễn dịch.

Cơ quan y tế Hoa Kỳ đã hoàn toàn bác bỏ điều này, chỉ trích rằng hiệu quả của việc uống Colloidal silver là hoàn toàn không có cơ sở, và thậm chí có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm như tổn thương thận và co giật, bệnh vẩy nến màu xanh trên da.

Tin giả thứ năm cũng lan truyền trên Facebook là "uống nước sau mỗi 15 phút". Thông tin sai lệch này dẫn lời một bác sĩ Nhật Bản tuyên bố rằng uống nước cứ sau 15 phút có thể rửa sạch các virus chui vào khoang miệng.

Tuy nhiên, virus truyền qua không khí không xâm nhập vào cơ thể người qua đường miệng mà qua đường hô hấp, ngay cả khi một số virus có thể xâm nhập vào miệng, mặc dù có uống nước liên tục cũng không thể ngăn ngừa khả năng nhiễm trùng.

Tin giả thứ sáu là "trong môi trường nóng, không nên ăn kem", tin đồn này đang lan truyền trên mạng xã hội ở các quốc gia. Về vấn đề này chuyên gia về virus Bloomfield cho biết, nếu có ý muốn cho cơ thể nóng lên hoặc ra phơi nắng, việc này hoàn toàn không hiệu quả chống lại virus viêm phổi Vũ Hán. Bởi vì một khi virus xâm nhập vào cơ thể, sức nóng bên ngoài không thể tiêu diệt virus được.

Bloomfield nói rằng nếu muốn tiêu diệt virus bên ngoài cơ thể, cần phải ở khoảng 60 độ C, nhiệt độ này nóng hơn nhiều so bất kỳ phòng tắm xông hơi nào. Mặc dù có người giặt khăn trải giường và khăn tắm bằng nước nóng 60 độ C để diệt virus trên bề mặt, nhưng nhiệt độ này không thích hợp để tắm.

Minh Thanh
- Theo secretchina.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

6 thông tin hiểu sai lệch về dịch viêm phổi Vũ Hán