6 trường hợp uống trà gây hại cho sức khỏe

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mặc dù trà đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng có 6 tình huống mà bạn không nên uống.

Uống trà có rất nhiều lợi ích, chất polyphenol trong trà có thể ngăn ngừa ung thư và tăng cường khả năng chống oxy hóa của tế bào, đặc biệt là trà xanh.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, uống trà đối với người cao tuổi có lợi cho chức năng não bộ. Mặc dù trà đem đến khá nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng có 6 tình huống mà bạn không nên uống.

Ba lợi ích sức khỏe của trà

1. Giảm các bệnh về tim mạch và mạch máu não

Trong trà có chứa caffein và catechin có tác dụng hạ huyết áp.

Nghiên cứu cho thấy, những người uống nhiều hơn 5 tách trà mỗi ngày so với những người uống ít hơn 1 tách trà, nguy cơ tử vong trung bình do các bệnh tim mạch và mạch máu não ở nam giới giảm 22%, trong khi ở phụ nữ là 31%.

2. Hạ đường huyết, ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Đường phức hợp glucose, arabinose, ribose, catechin và diphenylamine có trong trà có thể làm giảm đường huyết và điều chỉnh sự cân bằng của lượng đường trong máu.

3. Ngừa sâu răng, hôi miệng

Trà có chứa polyphenol và axit tannic, có thể tiêu diệt một số vi khuẩn tồn tại giữa các kẽ răng, từ đó ngăn ngừa sâu răng.

Ngoài ra, trong trà còn chứa axit palmitic và các chất thơm, có thể cải thiện mùi hơi thở.

(Ảnh: unsplash.com)

Sáu trường hợp không nên uống trà

1. Sau khi uống rượu

Một số người cho rằng “uống trà có thể giải rượu”, thực tế quan niệm này không đúng.

Bởi vì ethanol trong rượu sau khi uống sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde, sau đó chuyển hóa thành axit axetic, rồi bị phân hủy và bài tiết ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, các chất như caffein có trong trà, do có tác dụng lợi tiểu nên nó sẽ thúc đẩy sự xâm nhập của acetaldehyde chưa được chuyển hóa vào thận. Cuối cùng, nó gây ra tổn thương thận.

2. Chức năng gan bất thường

Phần lớn caffein và các chất khác trong trà đều được chuyển hóa qua gan. Do đó, nếu một người mắc bệnh gan uống quá nhiều trà, thì nó có thể làm tổn thương gan do vượt quá khả năng chuyển hóa của cơ quan này, làm tình trạng bệnh nặng hơn.

3. Trước khi đi ngủ

Chất caffein trong trà có tác dụng làm tăng cảm giác hưng phấn rõ rệt đối với hệ thần kinh trung ương của cơ thể. Uống trà, đặc biệt là trà đậm sẽ khiến não bộ ở trạng thái hưng phấn quá mức không được nghỉ ngơi.

4. Táo bón

Chất catechin polyphenol trong trà có tác dụng làm se niêm mạc đường tiêu hóa nhất định, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, làm cho phân khô, gây táo bón hoặc khiến bệnh nặng thêm.

5. Gãy xương

Ancaloit trong trà có thể ức chế sự hấp thụ canxi ở tá tràng, đồng thời, nó cũng có thể thúc đẩy bài tiết canxi trong nước tiểu, khiến cơ thể con người ít canxi hơn, dẫn đến thiếu canxi và làm chậm quá trình phục hồi gãy xương.

6. Đang dùng thuốc hạ huyết áp

Điều này có nghĩa là khi uống thuốc không được uống trà, và tốt nhất là không nên uống trà trong vòng hai giờ sau khi dùng thuốc.

Vì trà có chứa thành phần phenolic nên sẽ phản ứng với một số thành phần trong thuốc hạ huyết áp, làm giảm tác dụng của thuốc hạ huyết áp.

Hai loại trà có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh

1. Trà nóng

Người phương Đông thường uống trà bằng nước sôi, họ thích uống trà nóng, nhưng nước quá nóng rất dễ làm bỏng niêm mạc thực quản, tim, dạ dày và các bộ phận khác.

Đôi khi bỏng không phải là vấn đề lớn, vì niêm mạc thực quản sẽ tự sửa chữa, nhưng bỏng liên tục và quá trình sửa chữa lặp đi lặp lại trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, tim và dạ dày.

2. Trà đặc

Trà đặc rất dễ gây kích ứng đường tiêu hóa, trong trà có chứa caffeine và theophylline, có thể kích thích tế bào niêm mạc dạ dày, tăng tiết axit dạ dày.

Nếu thói quen uống trà đặc kéo dài, niêm mạc dạ dày sẽ bị tổn thương, gây xung huyết, bào mòn, thậm chí là viêm loét dạ dày.

Gợi ý: Người trưởng thành khỏe mạnh mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 12g trà, mỗi lần 3g, pha với 150ml nước, đợi nguội một lúc mới uống.

Hoàng Tuấn
(Theo Secret China)



BÀI CHỌN LỌC

6 trường hợp uống trà gây hại cho sức khỏe