Làm sao để biết gan không còn tốt? 7 dấu hiệu cho thấy gan đang kêu cứu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gan là cơ quan trao đổi chất quan trọng trong cơ thể người. Nếu gan bị tổn thương, bạn sẽ không dễ cảm thấy cơn đau, nhưng một khi thấy đau thì thông thường tình trạng bệnh đã ở mức nghiêm trọng. Vậy làm gì để biết được gan khỏe hay gan yếu?

Gan có nhiều chức năng:

  • Chức năng trao đổi chất, bao gồm chuyển hóa vitamin, chuyển hóa hormone và chuyển hóa nước.
  • Chức năng bài tiết dịch mật.
  • Chức năng giải độc.
  • Sản xuất các yếu tố đông máu và điều chỉnh cân bằng động của hệ thống đông máu và chống đông máu.

Biểu hiện của gan đã bị tổn thương

1 - Dễ say rượu

Có những người tửu lượng thông thường khá tốt, tuy nhiên, họ phát hiện rằng thời gian dài về sau, dù chỉ uống một chút rượu họ cũng dễ bị say.

Thực tế, dấu hiệu này cho thấy chức năng gan đang suy giảm và bị tổn thương.

Do rượu được chuyển hóa chủ yếu ở gan. Đầu tiên, nó được chuyển hóa thành aldehyde acetic nhờ hệ thống enzyme alcohol dehydrogenase. Sau đó các acetaldehyde nhanh chóng được oxy hóa nhờ enzyme aldehyde dehydrogenase để chuyển thành acetate.

Các gốc acetate sau đó kết hợp với Coenzyme A thành acetyl CoA để đi vào chu trình Krebs. Cuối cùng qua chu trình Krebs các acetyl CoA được oxy hóa thành carbonic, nước và năng lượng ATP.

Quá trình giáng hóa rượu ethanol này sẽ giải phóng ra các gốc oxy tự do hoạt động gây độc tế bào cơ thể.

Người uống rượu thường xuyên sẽ có sự cảm ứng làm tăng hoạt hệ thống enzyme chuyển hóa rượu lên cả chục lần. Điều này giải thích tại sao người nghiện thường có khả năng chịu đựng cao, “đô cao”, hơn người ít uống thường xuyên.

Nhưng nếu chức năng gan suy giảm thì hệ thống enzyme chuyển hóa rượu cũng sẽ giảm theo, từ đó khiến bạn dễ say hơn.

2 - Chán ăn và da bóng nhờn

Gan là tuyến tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể người, người có chức năng gan kém sẽ có chức năng tiêu hóa kém, khả năng tiết mật, dự trữ glycogen, điều hòa protein, chất béo và carbohydrate cũng trở nên kém đi nên mới xuất hiện các dấu hiệu trên.

3 - Tăng mụn trứng cá

Hormone hoàng thể trong cơ thể con người có thể thúc đẩy bài tiết chất nhờn, và gan có thể điều chỉnh sự cân bằng của hormone.

Nếu chức năng gan bị suy giảm thì việc bài tiết chất nhờn sẽ tăng lên và lỗ chân lông bị bít kín, lâu dần sẽ dẫn đến mụn mọc thành từng mảng lớn.

4 - Mũi đỏ

Nói chung, các mao mạch của phần mũi được hình thành do giãn nở. Mặc dù không phải tất cả tình trạng đỏ mũi là do gan bị tổn thương, nhưng phụ nữ dễ bị đỏ mũi khi chức năng gan kém và rối loạn nội tiết tố.

5 - Nước da sẫm màu

Gan đóng vai trò chính trong quá trình chuyển hóa sắt, thông thường gan sẽ dự trữ sắt, khi tế bào gan bị phá hủy thì sắt trong tế bào gan sẽ chảy vào mạch máu làm tăng hàm lượng sắt trong máu và khiến da bị chuyển sang màu tối.

Triệu chứng này thông thường xuất hiện nhiều hơn ở nam giới và phụ nữ sau khi mãn kinh.

6 - Vết thương dễ bị nhiễm trùng

Nếu chức năng của gan bị suy giảm thì quá trình tái tạo da sẽ bị cản trở. Ngoài ra, chức năng giải độc của gan giảm sút dễ khiến vết thương bị nhiễm vi khuẩn.

7. Nước tiểu giống như trà mạnh

Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh gan, vì nếu đường mật trong và ngoài gan bị tắc nghẽn do viêm nhiễm, u, sỏi, tổn thương gan và viêm gan thì sẽ gây ra hiện tượng nước tiểu vàng.

Vì vậy, khi cơ thể có các dấu hiệu trên, chúng ta phải cảnh giác xem có bị tổn thương gan không, kịp thời phát hiện sớm các triệu chứng để khám và điều trị kịp thời.

Lời khuyên

Trong Ngũ hành, gan tương ứng với “mộc”, vì vậy bạn nên ăn nhiều rau xanh như rau mồng tơi, súp lơ.

Bạn cũng có thể ăn thêm các thực phẩm giàu vitamin C giúp gan giải độc và trao đổi chất, chẳng hạn như cam quýt, cà chua… còn có chà là tươi có tác dụng dưỡng âm, không chỉ bảo vệ gan mà còn thúc đẩy quá trình sửa chữa và tái tạo tế bào gan. Nhưng bạn không được ăn quá nhiều, nếu không sẽ làm tổn thương dạ dày.

Bảo Vy
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Làm sao để biết gan không còn tốt? 7 dấu hiệu cho thấy gan đang kêu cứu