7 điều bạn không được làm trong thời gian cách ly COVID-19

Giúp NTDVN sửa lỗi

Con người có thể chống lại được virus hay không phụ thuộc vào cuộc chiến giữa chính khí (sức đề kháng) và tà khí (khả năng gây bệnh của virus) bên trong cơ thể. Không ít người vì chủ quan mà dễ phạm phải một số cấm kỵ, vô tình khiến "chính khí" trong cơ thể giảm sút, từ đó làm bệnh tình trở nặng.

Do lo ngại lây lan virus, hầu hết các quốc gia có dịch Covid-19 đều áp dụng biện pháp cách ly đối với người mắc bệnh.

Có nơi xây dựng khu cách ly tập trung và đưa các bệnh nhân vào đó, trong khi có những nơi chỉ yêu cầu người dân tự cách ly tại nhà. Cô lập ở nhà chắc chắn sẽ có nhiều tự do hơn.

Những người được cách ly tại nhà phần lớn đều là các ca bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng, nên một số người dễ chủ quan, không quan tâm mấy đến việc tự chăm sóc sức khỏe, nên tình trạng trở nặng nhanh chóng.

Cũng có người sau khi nhiễm virus và khỏi bệnh lại không biết cách giữ gìn, sức đề kháng sa sút tạo điều kiện cho virus quay lại. So với lần nhiễm trước đó, các triệu chứng của đợt tái phát càng nghiêm trọng hơn.

Tại sao sau khi mắc Covid-19 bạn cần phải chăm sóc cẩn thận, ngay cả khi không có biểu hiện triệu chứng hoặc tình trạng rất nhẹ? Tại sao nếu không biết giữ gìn, bạn vẫn dễ tái nhiễm lần hai và các triệu chứng nặng hơn?

Y học cổ truyền tin rằng cơ thể con người giống như một quốc gia. Có hai nguyên nhân khiến con người dễ bị virus tấn công và xâm nhập. Một là do người đó không chú ý bảo vệ tốt, hai là do bên trong cơ thể có những yếu điểm.

Một khi virus xâm nhập vào cơ thể người và xâm nhập vào tế bào, cơ thể người sẽ huy động chính khí của mình (khả năng đề kháng) để chống lại virus.

  • Nếu chính khí của cơ thể người mạnh hơn tà khí của virus (khả năng gây bệnh), nó sẽ xóa sạch virus và tự chữa lành;
  • Nếu chính khí của cơ thể người và tà khí của virus tương đồng với nhau, cuộc chiến sẽ kéo dài; tương ứng với đó là các triệu chứng cũng lâu khỏi hơn;
  • Nếu chính khí của cơ thể yếu hơn tà khí của virus, sức đề kháng không đủ, con người sẽ bị virus tấn công và tình trạng bệnh sẽ trầm trọng hơn.

Bất kể chính khí của con người có mạnh hay không, năng lượng sẽ bị tiêu hao trong quá trình chiến đấu với virus. Vì vậy việc chăm sóc tốt cho bản thân là điều vô cùng quan trọng.

7 việc không nên làm trong thời gian cách ly

Để duy trì sức khỏe tốt (hay chính khí trong cơ thể), bạn không được làm 7 điều sau đây trong thời gian cách ly:

1 - Thức khuya

Thức khuya làm tổn hại nhiều nhất đến âm huyết, dẫn đến rối loạn chức năng miễn dịch và làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng.

Hán tự có rất nhiều hàm nghĩa. Theo đó, trong tiếng Trung, "thức khuya" được viết là ​​熬. Bốn dấu chấm bên dưới từ "thức khuya" tượng trưng cho lửa, đứng từ góc độ này, chúng ta có thể thấy rằng thức khuya khủng khiếp như thế nào.

Người bị nhiễm virus cũng giống với tình cảnh của người bị địch bắt trong chiến trận (khi chính khí của cơ thể không thể đánh bại tà khí của virus), họ đang tự hại mình; không những không thể giải thoát cho bản thân, mà còn đang bị đun sôi từ từ, hút cạn âm huyết trong cơ thể.

Âm huyết là cơ sở để chuyển hóa chính khí, và chính khí là công năng của âm huyết trong việc chống lại virus. Vì vậy, bảo vệ khí huyết tương đương với bảo vệ chính khí của cơ thể.

2 - Hút thuốc

Hút thuốc lá làm tổn thương trực tiếp đến lá phổi. Trong khi đó, mục tiêu chính của virus corona là phổi.

Khi bạn sử dụng khói độc để hại phổi của chính mình, tương đương với việc tiếp tay cho kẻ thù (virus) xâm nhập vào cơ thể mà không vấp phải sự phản kháng nào.

Đây là lý do tại sao số người hút thuốc bị nhiễm virus corona cao hơn nhiều so với người không hút thuốc.

3 - Nghiện rượu

Một số người nói rằng uống rượu không hại phổi. Liệu có thể giết chết coronavirus mới bằng rượu không?

Trên thực tế, nồng độ cồn có trong rượu không đạt đến nồng độ tiêu diệt được virus nên không có tác dụng gây chết đối với virus.

Ngược lại, theo y học cổ truyền, trong Ngũ hành, rượu vốn là một chất gọi thuộc hỏa, khi xâm nhập vào cơ thể người, nó sẽ đi theo hệ tuần hoàn máu và lưu thông khắp cơ thể, trong đó bao gồm phổi.

Lúc này, âm huyết trong phổi bị rượu làm tiêu hao nên khả năng mắc bệnh đối với virus sẽ tăng lên rất nhiều. Đồng thời, các triệu chứng cũng có nhiều khả năng trở nên tồi tệ hơn.

4 - Đời sống tình dục

Có người nói vợ chồng đều bị nhiễm bệnh mà ở chung phòng, nên quan hệ vợ chồng không thành vấn đề.

Tuy nhiên, cơ thể bạn lúc này rất không khỏe và bị virus xâm nhập, vì vậy bạn phải giữ gìn và phát huy hết sức lực của mình để đối phó với virus.

Đây là một cuộc chiến, và cuộc chiến này có thể thắng hoặc cũng có thể thua, do đó bạn phải tiết kiệm xương máu và chính khí ở mức cao nhất để đối phó với kẻ thù.

Tinh dịch và âm dịch tiết ra khi quan hệ là bản chất của âm huyết, nếu bạn lãng phí chúng trong quan hệ tình dục, bạn đang tích cực làm suy yếu sức mạnh của chính mình.

Bằng cách này, virus có thể trở thành một thế lực mạnh mẽ, và bạn sẽ bị virus đánh bại, cuối cùng khiến các triệu chứng ngày một nghiêm trọng hơn.

5 - Tức giận

Nhiều nghiên cứu khoa học phát hiện ra rằng, cảm xúc không thể tách rời khỏi khả năng miễn dịch của chúng ta.

Tâm trạng vui vẻ sẽ cải thiện hệ miễn dịch và khả năng chống lại virus, khi tâm trạng tiêu cực, khả năng miễn dịch sẽ bị ức chế nên rất dễ bị virus tấn công.

Y học cổ truyền cho rằng tức giận sẽ làm tổn thương gan, hơn nữa gan được xem là "tướng" trong cơ thể con người, là tạng phủ hoạt động hiệu quả nhất; nếu lá gan bị thương, kẻ địch tất nhiên sẽ dễ dàng lợi dụng.

6 - Lười vận động

Tập thể dục vừa phải là một phương pháp thể dục tốt cho gan thận và đào thải các thành phần độc hại trong máu ra khỏi cơ thể, đồng thời giúp phổi được thanh lọc kịp thời, không để virus dễ dàng trú ngụ và sinh sôi trong phổi.

Những người không thích thể thao sẽ làm chức năng phổi bị suy giảm, từ đó khiến virus dễ dàng định cư và sinh sôi tại đây.

7 - Ăn thịt nướng chiên

Đồ rán, đồ nướng rất nóng, đồ ăn nóng sẽ làm hao tổn khí huyết, chính khí; do đó virus dễ dàng giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại cơ thể người.

Tác giả: Bác sĩ Thư Dung

Đôi nét về tác giả: Bác sĩ Thư Dung hay còn gọi là bác sĩ Dung sinh ra trong một gia đình làm nghề thuốc bắc. Vào những năm 1950, ông của ông đã cứu nhiều người khỏi một trận dịch hạch lớn, khiến nhiều bác sĩ phương Tây tin tưởng và tôn ông là thầy của họ. Bác sĩ Dung đã hành nghề y hơn 30 năm, từng là bác sĩ điều trị tại Bệnh viện trực thuộc Đại học Y Đồng Tế; năm 2004, ông chuyển đến Vương quốc Anh để thành lập phòng khám. Ông là người giỏi chẩn đoán và điều trị các bệnh khó chữa. Làm thầy thuốc đặc biệt cho hoàng gia Dubai và được hoàng gia kính trọng.

Bảo Vy
Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

7 điều bạn không được làm trong thời gian cách ly COVID-19