7 nơi vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhiều nhất trong nhà bếp

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngay cả khi chúng ta thường xuyên lau chùi và dọn dẹp hàng ngày, vi khuẩn vẫn có thể ẩn nấp đâu đó ở một số nơi mà chúng ta vô tình bỏ qua...

Vấn đề ăn uống lành mạnh có liên quan mật thiết đến vệ sinh trong nhà bếp. Nhà bếp là nơi có xu hướng tích tụ nhiều khói và dầu, bụi bẩn, cặn thức ăn. Đây cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn dễ sinh sôi và nảy nở.

7 nơi trong nhà bếp mà vi khuẩn có thể ẩn mình

1. Khăn lau bếp

Theo một nghiên cứu từ đại học Mauritius, có tới gần 50% các khăn lau bếp có chứa vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, gặt và vệ sinh khăn lau bếp thường xuyên là điều vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, bạn nên giữ lại nhiều khăn lau bếp để dùng cho các mục đích lau chùi khác nhau. Chẳng hạn như khăn lau chén bát, khăn lau bề mặt bếp…Bởi nếu chỉ sử dụng một chiếc khăn để lau tất cả các bụi bẩn, thì chúng sẽ tích trữ một lượng vi khuẩn đáng kinh ngạc.

2. Thớt

Thớt là dụng cụ nhà bếp thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, đặc biệt là thớt gỗ. Nhiều người chỉ lau qua thớt rồi lại tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, làm như vậy không thể loại bỏ hết các mầm bệnh như khuẩn E. coli và Salmonella.

Tan Dunci, một y tá tại trung tâm chất độc lâm sàng Chang Gung thuộc tỉnh Lâm Khẩu đã nói trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times rằng: nếu bạn đang sử dụng thớt làm từ các vật liệu tự nhiên như gỗ và tre, bạn nên dùng giẻ và nước sạch để lau sạch bề mặt thớt từ trên xuống dưới dọc theo thớ gỗ. Ngoài ra, Sau khi cắt các thực phẩm có nguồn gốc động vật có chứa nhiều protein và máu, điều đầu tiên bạn nên làm là rửa thớt bằng nước sạch và chà chúng bằng rẻ rửa bát.

Vi khuẩn có xu hướng ẩn náu trong các vết nứt nhỏ của thớt gỗ và rất khó làm sạch. Bởi vậy, bạn có thể rửa thớt bằng nước sôi và tiệt trùng thường xuyên. Nhưng tốt hơn hết, bạn nên thay thớt theo định kỳ.

3. Tay cầm tủ lạnh

Tủ lạnh là nơi mọi người vẫn thường xuyên lấy thức ăn. Khi nấu thức ăn, mặc cho tay không sạch, họ vẫn thường mở tủ lạnh để đi lấy thực phẩm. Bởi vậy, tay cầm của tủ lạnh là nơi tích tụ rất nhiều vi khuẩn.

Tay cầm tủ lạnh có thể chứa rất nhiều bụi bặm và vi khuẩn... (ShutterStock)
4. Bồn rửa bát

Chúng ta thường xuyên rửa đồ và thực phẩm ở trong bồn rửa bát. Đây cũng là nơi rửa thịt sống và bã đồ thừa của rau củ quả. Bởi vậy việc vệ sinh không đúng cách sẽ khiến khu vực này tích tụ nhiều vi khuẩn khác nhau đồng thời có thể tăng nguy cơ lây nhiễm chéo.

Bộ lọc của bồn rửa sẽ tích tụ nhiều cặn thức ăn khác nhau. Nơi này không chỉ sinh ra vi khuẩn mà còn thu hút nhiều gián đến kiếm ăn. Phần cặn lọc bám dính trên bộ lọc nên được loại bỏ và làm sạch kịp thời.

5. Nút của lò vi sóng

Rất ít người nghĩ đến việc cọ rửa các nút của lò vi sóng. Đây thường là nơi tích tụ một lượng lớn vi khuẩn trong quá trình nấu nướng. Trước khi sử dụng lò vi sóng, tay của bạn có thể đã chạm vào nhiều thành phần khác kể cả thịt sống và thức ăn nhiều dầu mỡ. Bởi vậy, cách tốt nhất để loại bỏ vi khuẩn là lau các nút bấm bằng nước ấm và xà phòng.

6. Bệ bếp

Bạn có thể có thói quen lau bếp mỗi ngày nhưng tốt hơn hết bạn nên lau chùi bằng nước xà phòng hoặc nước tẩy pha loãng, bởi đây là nơi bạn có thể để bất cứ món đồ nào thậm chí cả điện thoại di động.

7. Các lọ gia vị

Trong quá trình nấu nướng, bạn sẽ phải dùng đến rất nhiều loại gia vị khác nhau. Nhưng trước khi lấy gia vị, bàn tay của bạn có thể đã chạm vào rất nhiều thứ và làm vi trùng dính vào ngoài lọ. Bởi vậy, bề mặt của những lọ gia vị này cũng cần phải lau chùi thường xuyên.

Những thói quen tốt để giữ gìn nhà bếp sạch sẽ

Có thể bạn là một người khá bận rộn và phải đảm đương rất nhiều công việc nhà. Tuy nhiên, bạn vẫn nên bạn vẫn nên lau chùi bếp thường xuyên. Nếu không được lau chùi, bếp sẽ tích tụ nhiều dầu mỡ và bụi bẩn, khiến cho việc vệ sinh khó khăn hơn.

Hãy tạo cho mình những thói quen tốt để duy trì một không gian nấu nướng thoáng mát, sạch sẽ.

1. Đừng để bát đĩa bẩn qua đêm

Bát đĩa bẩn sẽ làm cho nhà bếp trở nên hỗn độn. Ngay cả khi chỉ có một chiếc thìa bẩn để trong bồn rửa, nó sẽ khiến bạn nghĩ rằng sẽ chẳng có vấn đề gì nếu bạn chất thêm bát đĩa bẩn vào trong đó. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên rửa sạch ngay bất kỳ dụng cụ nào để tránh tích bụi bẩn và vi khuẩn. Sau đó, hãy lau lại bồn rửa cẩn thận và làm sạch bộ lọc.

Hãy rửa bát ngay sau khi ăn để nhà bếp luôn được sạch sẽ... (ShutterStock)
2. Không đặt các dụng cụ bẩn lên bệ bếp một cách trực tiếp.

Nếu bạn muốn đặt bất kỳ một đồ dùng nào đó đã qua sử dụng lên bệ bếp, đừng quên đặt một miếng lót hoặc khăn giấy ở dưới để tránh dầu mỡ làm bẩn bếp.

3.Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh và lò vi sóng

Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh sẽ khiến bạn nhận ra những thực phẩm thừa, hết hạn phải bỏ đi. Điều này không chỉ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn mà còn giúp bạn đỡ lãng phí thực phẩm.

Sau khi lò vi sóng được sử dụng, rất nhiều cặn thức ăn bắn tung tóe sẽ tích tụ trong bên trong lò. Bởi vậy, bạn nên thường xuyên lau chùi nó. Khi lau chùi, bạn đừng quên vệ sinh luôn cả tay cầm của tủ lạnh và các nút của lò vi sóng.

4.Dọn sạch thùng rác trước khi đi ngủ

Đừng để rác trong nhà bếp qua đêm. Mùi của thức ăn thừa sẽ gây ra nhiều vấn đề về vệ sinh. Nếu thùng rác chưa đầy, bạn nên mua loại thùng nhỏ hơn và hình thành thói quen dọn dẹp thùng rác thường xuyên.

Thùy Linh
- Theo NTDTV Hoa Ngữ.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

7 nơi vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhiều nhất trong nhà bếp