7 thói quen nấu nướng dễ dẫn đến ung thư mà chị em thường mắc phải

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều người thường nấu ăn theo thói quen. Tuy nhiên, họ không biết rằng có những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng thực chất là đang biến chất dinh dưỡng thành chất độc hại, thậm chí dẫn đến ung thư.

Công việc nấu nướng không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu nấu nướng sai cách, không những làm mất chất dinh dưỡng mà còn gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 7 thói quen xấu trong nấu nướng:

Tiện thể dùng nồi chảo cũ để chế biến món khác

Nhiều người nghĩ rằng nồi, chảo còn tương đối sạch nên tiếp tục dùng để chế biến món khác mà không vệ sinh nồi. Điều này là sai lầm! Vì chưa rửa sạch nên dầu mỡ thừa hoặc mảnh vụn thức ăn còn sót lại, khi được đun nóng ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra chất có hại như benzopyrene - chất gây ung thư.

Lời khuyên: Sau khi nấu xong mỗi món ăn, nên rửa sạch nồi, chảo trước khi chế biến món tiếp theo.

Để sôi dầu mỡ mới cho thức ăn vào

Nhiều người có thói quen đun nóng chảo rồi mới đổ dầu vào và dẫn đến hiện tượng bị bốc khói. Vì các loại dầu ăn ngày nay nhìn chung đều được tinh chế để loại bỏ nhiều tạp chất nên rất dễ “bốc khói” khi nồi quá nóng. Lúc này, nhiệt độ của dầu có khi lên tới hơn 200 ℃. Nếu bạn cho thực phẩm vào nấu thì không chỉ làm mất chất dinh dưỡng, mà còn khiến protein, chất béo và carbohydrate thực phẩm dễ bị đột biến, tạo ra một số chất gây ung thư.

Lời khuyên: Trong quá trình nấu, tốt nhất bạn nên làm ấm chảo bằng dầu lạnh.

 Xào (Pixabay)

Không bật máy hút mùi khi đang nấu hoặc tắt ngay sau khi nấu

Dầu ăn sẽ sinh ra khói ở nhiệt độ cao và chứa nhiều chất độc hại gây khó chịu. Nếu hít phải khói dầu này thì rất có hại cho cơ thể. Những người có tiền sử các bệnh về đường hô hấp hít phải khói bếp lâu ngày sẽ dễ phát bệnh, gây ra bệnh hen suyễn và viêm nhiễm.

Đặc biệt, phụ nữ trung niên và cao tuổi nếu tiếp xúc với khói bếp ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi tăng lên khoảng 2 đến 3 lần, tác hại không kém việc hút thuốc lá.

Một số người đã quen với việc tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu ăn. Trên thực tế, máy hút mùi thường phải mất một khoảng thời gian nhất định mới có thể hút hết khí thải và vẫn sẽ có một lượng khí thải còn sót lại trong bếp sau khi nấu nướng.

 Khói bếp (Pixabay)

Lời khuyên: Sau khi nấu nướng, hãy để máy hút mùi tiếp tục hoạt động trong vòng 3-5 phút để đảm bảo thải hết khí độc hại ra ngoài. Đồng thời mở cửa thông thoáng để khói bếp tỏa ra ngoài, giảm tác hại.

Cho nhiều gia vị khi nấu

Để gia giảm món ăn ngon, mọi người thường nêm rất nhiều gia vị khi nấu. Điều này vô hình chung khiến chế độ ăn rất dễ bị nhiều muối và nếu kéo dài trong một thời gian lâu sẽ gia tăng nguy cơ huyết áp cao và các bệnh tim mạch.

Lời khuyên: Theo dữ liệu, giới hạn lượng muối tiêu thụ của người lớn hằng ngày là 6 gam. Do đó, chỉ nên sử dụng một ít muối hoặc nước tương hải sản để nấu ăn, và sử dụng ít tinh chất gà và bột ngọt. Thay vào đó, hãy dùng gia vị tự nhiên như hành, gừng, tỏi hoặc tiêu.

Tái sử dụng dầu thừa

Khi đun nóng dầu ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra các axit béo chuyển hóa và các chất oxy hóa vô cùng độc hại. Dầu dùng đi dùng lại nhiều lần sẽ sản sinh chất gây ung thư. Ngoài ra, dầu đã qua sử dụng thường bị oxy hóa, nếu bảo quản không đúng cách sẽ dễ bị biến chất hơn.

 Chiên (Pixabay)

Cắt rau trước khi rửa

Thực phẩm được cắt ra rồi rửa sạch bằng nước sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc giữa thực phẩm và nước, dễ làm mất các vitamin tan trong nước như vitamin B, vitamin C và một số khoáng chất.

Lời khuyên: Bạn nên rửa rau trước khi cắt. Ngoài ra, tốt nhất là bạn nên nấu ngay phần rau vừa cắt để tránh một số chất dinh dưỡng bị phá hủy bởi quá trình oxy hóa.

Sử dụng cùng dao thớt cho cả thức ăn sống và chín

Khi chế biến thực phẩm sống, vi khuẩn trong thực phẩm sẽ vẫn còn bám trên dao thớt. Một số thực phẩm sống còn chứa trứng ký sinh trùng. Nếu thớt hoặc dao được sử dụng để thái thức ăn chín, thì vi khuẩn sẽ lây nhiễm trực tiếp vào thức ăn. Và dù có được “khử trùng” bằng nước sôi trước khi sử dụng thì vi khuẩn vẫn không bị xóa sổ hoàn toàn.

 Cắt rau (Pixabay)

Lời khuyên: Một gian bếp gia đình thông thường cần ít nhất ba bộ thớt, dao để đáp ứng mọi nhu cầu. Một bộ cho rau, một bộ cho thức ăn sống và một bộ cho thức ăn chín.

Minh Sang

-Theo Sound of Hope



BÀI CHỌN LỌC

7 thói quen nấu nướng dễ dẫn đến ung thư mà chị em thường mắc phải