8 bệnh lý báo hiệu ‘tổn thương tiền ung thư’ (Phần 1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một số triệu chứng trên cơ thể dễ dàng bị bỏ qua, nhưng khả năng cao chúng là dấu hiệu của tổn thương tiền ung thư. Dưới đây là 8 bệnh lý như vậy.

1. Đau chân dữ dội và không ngắt quãng có thể là ung thư xương

Đau nhức chân là căn bệnh thường gặp, đặc biệt là ở người trung niên và cao tuổi, người mắc bệnh phong thấp thường xuyên gặp tình trạng đau lưng, nhức mỏi chân.

Nếu cơn đau ở chân không dữ dội và có dấu hiệu giảm bớt khi dùng thuốc, đó có thể là do viêm khớp hoặc chấn thương khác.

Tuy nhiên, nếu cơn đau dữ dội và liên tục, không ngắt quãng thì bạn cần cảnh giác với bệnh ung thư xương, ung thư phổi hoặc các bệnh liên quan khác.

Vị trí cơn đau do ung thư tương đối cố định và nó có thể mở rộng theo sự phát triển của bệnh, ngay cả dùng thuốc cũng không thể làm giảm cơn đau. Nhưng ở giai đoạn tiền ung thư, cơn đau thường bị người bệnh chủ quan và bỏ qua dễ dàng.

Đôi chân là nền tảng nâng đỡ cơ thể, vấn đề sức khỏe của nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đối với việc dưỡng chân, bạn cần tăng cường tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe của xương và sức đề kháng của cơ thể, quan trọng là tránh bị chấn thương.

Mặc dù chấn thương không trực tiếp dẫn đến ung thư xương, nhưng nó có thể làm giảm độ bền của xương và dễ bị virus tấn công.

Một khi bị đau chân không rõ lý do, bạn cần phải đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt để loại trừ khả năng bị ung thư.

2. Đau lưng vô cớ có thể là bệnh ung thư phổi

Đau lưng cũng là một căn bệnh tương đối phổ biến, nó có thể xuất hiện khi cột sống cổ, xương sườn, cơ và các bộ phận khác bị bệnh. Hơn nữa, lưng cũng là bộ phận dễ bị chấn thương do vận động hoặc nằm ngủ không đúng tư thế.

Nhưng có một loại đau lưng là kết quả từ sự phát triển của bệnh ung thư phổi.

Có ít dây thần kinh trong phổi và cơ thể dường như ít có cảm nhận rõ rệt trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư. Khi khối u phổi tiếp tục phát triển, nó dần xâm lấn vào màng phổi, xương sườn và cột sống, gây đau lưng.

Đau lưng thường là triệu chứng của bệnh ung thư phổi giai đoạn giữa.

Tất nhiên, đau lưng không nhất thiết là ung thư phổi, nhưng ung thư phổi thường có triệu chứng đau lưng. Bệnh nhân nên tự nhận định xem có cần khám thêm hay không dựa trên các triệu chứng của chính mình.

Thông thường, bạn nên tập các bài tập đơn giản giúp kéo giãn cơ xương, giữ ấm và hạn chế các chấn thương ở vùng lưng.

Lưng có quan hệ rất mật thiết với các cơ quan nội tạng, một tấm lưng khỏe mạnh có tác dụng bảo vệ tất cả các cơ quan trên cơ thể.

3. Kinh nguyệt không đều đột ngột, cảnh báo ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Kinh nguyệt không đều là hiện tượng tương đối phổ biến ở nữ giới. Chế độ ăn uống, tâm trạng, sự thay đổi của thổ nhưỡng, nguồn nước… đều có ảnh hưởng nhất định đến chu kỳ và thời gian hành kinh.

Hầu hết chúng có thể trở lại bình thường sau khi điều chỉnh, vì vậy kinh nguyệt không đều là một bệnh tương đối dễ điều trị.

Nhưng khi tử cung, vú và các cơ quan khác bị ung thư, kinh nguyệt không đều cũng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất.

Các tổn thương của ung thư cổ tử cung là ở tử cung, các tổn thương của ung thư vú sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tử cung. Do đó, ra máu âm đạo là một trong những biểu hiện trực tiếp của ung thư tử cung.

Tuy nhiên, những triệu chứng như vậy không nhất thiết là dấu hiệu báo trước của bệnh ung thư, và cần được xác định dựa trên tình huống riêng của họ.

Ung thư cổ tử cung về cơ bản không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu, khi đã có triệu chứng thì đã ở giai đoạn giữa và cuối. Do đó, phụ nữ trưởng thành nên đi khám ung thư cổ tử cung và ung thư vú hàng năm.

Đặc biệt là trước và sau khi mãn kinh, một khi chảy máu tử cung dai dẳng hoặc không liên tục, cần hết sức lưu ý.

Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư vú, hầu hết các cục u không đều có thể sờ thấy ở vú. Nếu cục u không đau, không ngứa và vị trí cố định, kết hợp với triệu chứng kinh nguyệt không đều thì tốt nhất bạn nên kiểm tra tại bệnh viện.

4. Vết loét miệng lâu ngày không lành hoặc tái đi tái lại nhiều lần có thể là dấu hiệu báo trước của bệnh bạch cầu và ung thư miệng

Loét miệng là tổn thương niêm mạc cục bộ, liên quan đến nhiệt, bỏng hoặc dạ dày kém. Sau khi điều trị, chúng thường có thể chữa khỏi trong vòng một tuần và đây là một trong những bệnh có tiên lượng tốt hơn.

Tuy nhiên, các bệnh lý ác tính như ung thư miệng, ung thư vòm họng, ung thư máu… cũng thường gây loét miệng. Đặc biệt, vết loét có diện tích lớn, không dễ lành và tái đi tái lại nhiều lần.

Bệnh bạch cầu là một bệnh ung thư ác tính của rối loạn hệ thống tạo máu, triệu chứng chính của nó là thiếu máu, chảy máu, nhiễm trùng...

Ung thư khoang miệng, ung thư vòm họng và các bộ phận khác ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe khoang miệng, vùng niêm mạc bị viêm loét do virus xâm nhập, thậm chí có thể gây nhiễm trùng đường máu trong trường hợp nghiêm trọng.

Nếu vết loét miệng lâu ngày không lành hoặc tái đi tái lại nhiều lần, cần đến bệnh viện khám liên quan càng sớm càng tốt để loại trừ các tổn thương.

(Còn tiếp)

Bảo Vy
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

8 bệnh lý báo hiệu ‘tổn thương tiền ung thư’ (Phần 1)