80% bệnh đau đầu do cột sống cổ là không thể chữa khỏi và 4 biện pháp khắc phục an toàn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đau dây thần kinh số 5 còn được gọi là “Nỗi đau số 1 trên thế giới”. Các triệu chứng đau đầu và đau dây thần kinh số 5 hay dây thần kinh tam thoa (trigeminal neuralgia) là tình trạng đau mãn tính gây khó chịu. Một số người bị nhức đầu nhẹ và có thể thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Nhưng với một số người bị đau đầu nặng thì không chỉ bị chóng mặt mà còn có thể bị nôn. 

Phương pháp trị đau thông thường là dùng thuốc giảm đau. Điều này có thể giúp giảm đau tạm thời. Tuy nhiên nếu quá phụ thuộc vào thuốc giảm đau, thì cuối cùng cũng không hiệu quả ngay cả khi tăng liều lượng.

Tiến sĩ - Bác sĩ Ngô Quốc Bình (Gwo-Bin Wu), Giám đốc Phòng khám Trung y “Hành trình mới", Đài Loan tin rằng chìa khóa của hầu hết các cơn đau đầu và đau dây thần kinh số 5 nằm ở các đốt sống cổ. Ông đã chia sẻ một số phương pháp tự điều trị giúp giảm đau đầu và đau dây thần kinh số 5 nhanh chóng.

80% trường hợp đau đầu và đau nửa đầu không thể chữa khỏi đều là do lệch cột sống cổ

Một nguyên nhân gây đau đầu khó nhận thấy đó là lệch cột sống cổ.

Nhiều bệnh nhân của bác sĩ Bình là những người bị đau đầu, chóng mặt không thể chữa khỏi sau chấn thương như tai nạn xe hơi. Các kết quả kiểm tra não và cột sống cổ bằng các kỹ thuật Tây y đều cho thấy bình thường.

Tuy nhiên, đôi khi cũng có thể có sai sót trong chẩn đoán lâm sàng. Nếu cột sống cổ chỉ bị vẹo nhẹ, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể không phát hiện được.

Trên thực tế, theo kinh nghiệm lâm sàng của Tiến sĩ Bình, hơn 80% những người bị chứng đau nửa đầu mãn tính là bị lệch đốt sống cổ. Đặc biệt, đốt sống cổ thứ 1 và thứ 2 lệch sẽ chèn ép các mạch máu từ cổ lên não, tạo ra tình trạng rối loạn tuần hoàn máu. Ngoài ra, nó còn có thể chèn ép các bó dây thần kinh, khiến tín hiệu truyền đến não bất thường và dẫn đến đau đầu.

Do đó, chìa khóa để điều trị chứng đau đầu nằm ở việc điều chỉnh cột sống cổ.

Bác sĩ Bình có một bệnh nhân bị đau đầu 7 năm và thuốc giảm đau hầu như không có tác dụng gì. Cứ tầm 2, 3 giờ chiều hàng ngày là ông lại lên cơn đau đầu. Cơn đau dữ dội đến mức ông chỉ có thể nằm trên giường nghỉ ngơi. Sau đó, ông được một người giới thiệu đến điều trị tại phòng khám của bác sĩ Bình.

Bác sĩ Bình đã tiến hành kiểm tra đốt sống cổ cho anh ta và phát hiện ra ông ấy bị lệch đốt sống cổ. Bằng cách bắt mạch, bác sĩ thấy rằng khí của bệnh nhân (năng lượng sống) bị tắc nghẽn trong đầu ông ta.

Sau khi bác sĩ Wu điều chỉnh lại cột sống cổ của mình, anh ấy ngay lập tức cảm thấy cơn đau đầu của mình giảm 70%. Bác sĩ Wu bắt mạch lại và thấy rằng mạch của anh ấy đã dịu đi nhiều. Hơn nữa, tay và chân của anh ấy rất lạnh vì đợt lạnh ngày hôm đó. Tuy nhiên, sau khi bác sĩ Wu điều chỉnh cột sống cổ, tay và chân của bệnh nhân ấm lên ngay lập tức.

Sau đó, bác sĩ Bình đã kê một số loại bột thảo dược truyền thống của Trung Quốc cho bệnh nhân. Thật kỳ diệu, trong một lần tái khám, bệnh nhân nói rằng chứng đau đầu kéo dài 7 năm của ông ấy đã được chữa khỏi trong vòng 3 ngày sau lần khám cuối cùng.

'Cơn đau đầu tồi tệ nhất': Nguyên nhân và triệu chứng của đau dây thần kinh số 5

Có một loại đau đớn dữ dội khiến người ta không thể ngủ và làm họ mất ý chí sống. Đó là đau dây thần kinh số 5.

Tây y phân loại 10 cấp độ đau. Trong đó, đau dây thần kinh số 5 thuộc cấp độ 9 - 10, không thua gì cơn đau chuyển dạ. Vì vậy, đau dây thần kinh số 5 còn được mệnh danh là “cơn đau số một thế giới”.

Dây thần kinh số 5 (dây tam thoa) là cặp dây thần kinh não thứ năm, mỗi bên má một dây. Chúng chịu trách nhiệm chính về cảm giác trên khuôn mặt và chức năng vận động của các cơ liên quan đến chuyển động nhai. Dây thần kinh tam thoa này có 3 nhánh.

  • Nhánh thần kinh mắt: phân bố ở vùng ổ mắt.
  • Nhán thần kinh hàm trên: phân bố ở gần xương hàm trên.
  • Nhánh thần kinh hàm dưới: phân bố xung quanh hàng răng dưới.

Đau dây thần kinh số 5 rất dễ bị chẩn đoán nhầm. Lý do là vì triệu chứng ban đầu của nhiều người khi bị đau dây thần kinh này là đau răng. Do đó, họ thường tìm đến nha sĩ để điều trị và nhổ răng. Tiến sĩ Bình đã gặp một bệnh nhân nhổ gần hết răng nhưng cơn đau răng vẫn không hề thuyên giảm. Mãi sau này, bệnh nhân mới được chẩn đoán là đau dây thần kinh số 5.

Mặc dù rất khó để phân biệt đau dây thần kinh số 5 với đau răng thông thường, nhưng một số dấu hiệu dựa trên tính chất và thời gian đau có thể phát hiện đau dây thần kinh tam thoa.

Trong trường hợp sâu răng và co giật dây thần kinh răng, cơn đau có xu hướng liên tục và kéo dài tới nửa ngày hoặc một ngày. Mặt khác, đau dây thần kinh có cảm giác như bị điện giật, kim châm, vết cắt, vết rách hoặc thậm chí là cảm giác bỏng rát. Cơn đau này diễn ra trong thời gian ngắn, đột ngột và thường biến mất ngay sau đó. Nó giống như một cú sốc điện đột ngột mà không báo trước.

Tây y phân loại đau dây thần kinh số 5 vừa là nguyên phát, vừa là thứ phát. Đau nguyên phát hầu như không rõ nguyên nhân. Trong khi đau thứ phát có thể do khối u, phình động mạch hoặc dị dạng mạch máu gây chèn ép dây thần kinh số 5.

Chìa khóa điều trị nằm ở việc điều chỉnh cột sống cổ

Tây y thường áp dụng 2 phương pháp điều trị đau dây thần kinh số 5 là dùng thuốc và phẫu thuật.

Các bác sĩ phương Tây cũng coi đau dây thần kinh này là bệnh khó chữa. Bởi vì các loại thuốc giảm đau thông thường không có tác dụng, cuối cùng phải dùng đến thuốc chống động kinh.

Về phương pháp phẫu thuật, một số bác sĩ phẫu thuật mở sọ vì họ tin rằng dây thần kinh số 5 nằm quá gần mạch máu nên sẽ gây viêm và đau. Vì vậy, họ sử dụng phẫu thuật để chèn một miếng đệm nhỏ vào giữa các mạch máu và dây thần kinh để ngăn chặn sự tiếp xúc. Ngoài ra, xạ phẫu dao gamma và phong bế thần kinh (thủ thuật giảm đau do thần kinh) cũng được sử dụng.

Tình trạng của một số bệnh nhân có thể ổn định trong vài năm sau các cuộc phẫu thuật này. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân bị tái phát sau 3 tháng phẫu thuật. Một trong những bệnh nhân của bác sĩ Bình đã trải qua 7 cuộc phẫu thuật lặp đi lặp lại như vậy. Đó là một trải nghiệm kinh hoàng.

Theo kinh nghiệm lâm sàng của bác sĩ Bình, nhiều bệnh nhân bị đau dây thần kinh số 5 có cổ rất cứng. Do đó, ông đã phát hiện ra rằng nguyên nhân chính của đau dây thần kinh này chủ yếu là các vấn đề liên quan đến cột sống cổ.

Một số người có thể thắc mắc: “Dây thần kinh số 5 trực tiếp từ não bộ. Làm thế nào chúng có thể liên quan đến đốt sống cổ? Trên thực tế, nhân tuỷ sống của dây thần kinh số 5 bắt đầu từ não và kéo dài xuống tủy sống cổ. Khi đốt sống cổ bị lệch sẽ làm suy giảm chức năng ức chế thần kinh hoạt động bất thường. Khi đó dây thần kinh số 5 trở nên rất nhạy cảm và chỉ cần một kích thích nhỏ nhất cũng sẽ gây ra cơn đau dữ dội.

Trung y cũng có thể điều trị chứng đau dây thần kinh số 5. Tiến sĩ Bình từng tham gia một khóa học về trị liệu bằng thính giác. Qua đó, ông biết rằng việc lấy máu trong tai và kích thích áp lực lên tai có thể hiệu quả trong việc giảm đau dây thần kinh số 5.

Ngay sau khi tham gia khóa học, bác sĩ đã áp dụng với một số bệnh nhân bị đau dây thần kinh số 5 tại phòng khám của mình. Ông đã thử lấy máu trong tai của họ. Một số người trong đó đã hết đau ngay lập tức.

Châm cứu cũng có thể được sử dụng. Ví dụ, bác sĩ Bình để bệnh nhân nằm ngửa và thực hiện châm cứu từ cột sống cổ đến độ sâu của đốt sống cổ với chiều rộng khoảng 1-2 ngón tay. Điều này sẽ kích thích các dây thần kinh xung quanh đốt sống cổ. Đồng thời làm thư giãn chúng và thông tắc dòng chảy của khí, máu.

Sau khi được điều trị bằng châm cứu, một số bệnh nhân ngay lập tức cảm thấy không còn đau đớn và hơn một nửa trong số họ có kết quả khả quan.

4 phương pháp nắn chỉnh cột sống cổ chữa đau đầu và đau dây thần kinh số 5

Trên thực tế, dù áp dụng phương pháp điều trị nào thì tốt nhất là bạn nên học một số kỹ thuật để tự điều chỉnh cột sống cổ. Dưới đây là những minh hoạ của bác sĩ Bình về các phương pháp này.

1. Xoa bóp các huyệt: Phong trì, An miên và Hoàn cốt

Hai huyệt Phong trì (GB-20): nằm phía sau dái tai, chếch về đỉnh cổ và đáy hộp sọ ngay chỗ lõm cạnh các gân dày của cơ hình thang.

Hai huyệt An miên (HN-54): nằm ở hai bên cổ, ngay sau dái tai, lên phía xương chũm một chút.

Hai huyệt Hoàn cốt (GB-12): nằm ở chỗ lõm phía sau bên dưới mỏm chũm.

Giơ hai tay ra sau đầu và dùng ngón tay cái xoa bóp các huyệt trên. Bạn chỉ cần xoa bóp cho các cơ bên dưới hộp sọ được nới lỏng. Thậm chí bạn cũng có thể dùng hai ngón tay cái day day huyệt rồi dùng sức lắc đầu. Đây là một liệu pháp tốt giúp xương có thể trở lại vị trí ban đầu trong quá trình lắc.

2. Xoa bóp cổ:

Đặt lòng bàn tay ngang sau gáy, dùng bốn ngón tay xoa bóp cơ cổ, sau đó đổi tay.

Trong quá trình này, bạn sẽ thấy một chỗ nào đó đau nhất. Đây là nơi cột sống cổ bị lệch. Bằng cách thư giãn các cơ ở đây, cơn đau đầu của bạn sẽ thuyên giảm đi nhiều.

3. Quay đầu chậm:

Thân trên của bạn phải phẳng và cúi thấp nhất có thể, đầu vươn ra ngoài. Điểm nhấn là cột sống cổ của bạn song song với mặt đất.

Tiếp theo, cổ của bạn có thể di chuyển chậm theo bất kỳ hướng nào, gật, lắc hoặc duỗi ra.

Giả sử cổ của bạn di chuyển đến một góc nào đó, và bạn thấy rằng có một điểm mà cổ của bạn bị kẹt hoặc khá đau. Sau đó để cổ của bạn tạm dừng ở đây trong 10 giây. Mục đích là cho khớp tại vị trí này được kéo ra từ từ. Sau đó, xoay cổ ra ngoài thêm một chút và tạm dừng lại trong 10 giây nữa. Khớp sẽ được kéo ra xa hơn một chút. Lặp lại động tác này khoảng ba lần và khớp nối bị kẹt sẽ được thông.

Bạn cũng có thể nằm sấp với khuỷu tay và cẳng tay chống lên giường. Sau đó thực hiện kỹ thuật quay đầu chậm này. Thực hiện bài tập này trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy, cổ của bạn sẽ rất thoải mái.

4. Quay đầu các hướng theo “Union Jack”

Union Jack là cờ của Vương quốc Anh với các đường gạch theo 8 hướng. Phương pháp quay đầu “Union Jack" này giống như vẽ một chiếc cờ bằng đầu của chúng ta. Cụ thể, bạn có thể thực hiện các động tác sau mỗi bước 5 lần:

Quay đầu sang bên trái 45 độ, kéo dài đến giới hạn có thể chịu. Sau đó quay trở lại trung tâm. Tiếp tục quay đầu 45 độ lên trên sang phải, kéo dài đến giới hạn và lại quay trở lại trung tâm.

Quay đầu sang trái đến giới hạn (không di chuyển vai), sau đó quay sang phải đến giới hạn.

Ngẩng đầu nhìn lên, rồi lại cúi đầu xuống. Từ từ quay đầu 45 độ xuống bên trái, sau đó quay lại về giữa. Tiếp tục xoay nó 45 độ xuống dưới sang phải, rồi quay lại tâm. Lặp lại mỗi bộ chuyển động 5 lần.

Nếu có thể, bạn hãy áp dụng cả 4 phương pháp trên để thu được hiệu quả tốt nhất. Bởi vì mỗi bài tập đều có lợi ích riêng nhất giúp ích cho cột sống cổ của bạn.

(Bài đăng trên The Epoch Times - Epoch Health của tác giả: Ngô Quốc Bình)

Tiến sĩ - Bác sĩ Ngô Quốc Bình: Là Giám đốc của Phòng khám Trung y “Hành trình mới" Đài Loan. Năm 2008, ông bắt đầu học y học cổ truyền Trung Quốc và lấy bằng cử nhân tại Đại học Y khoa Trung Quốc ở Đài Loan.

Theo The Epoch Times - Epoch Health tiếng Anh
Thanh Trúc biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

80% bệnh đau đầu do cột sống cổ là không thể chữa khỏi và 4 biện pháp khắc phục an toàn