Ăn cơm nấu với nước trà có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi nói đến nấu ăn, chúng ta đều sử dụng nước máy, nhưng người xưa thì khác. Họ biết rằng nấu cơm bằng nước trà có thể ngăn ngừa bệnh tật và giúp sống lâu.

Ngay từ cuốn “Ngũ phẩm tửu” có ghi chép rằng “uống trà lâu có thể làm người gầy hơn và giảm béo”, vai trò của trà trong việc nấu nướng từ lâu cũng đã được người xưa ghi nhận.

Thực tế, trà không chỉ loại bỏ chất béo mà còn có tác dụng đánh bay nhiều căn bệnh mãn tính khó chịu khác.

Vậy nấu cơm với nước trà là gì?

Nấu cơm với nước trà không chỉ có tác dụng khử chất béo, làm sạch miệng, hỗ trợ tiêu hóa mà còn có nhiều công dụng phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, ăn cơm nấu bằng nước trà có thể phòng và chữa được 5 loại bệnh.

Trà

Các alcaloid, polyphenol, vitamin và khoáng chất trong trà có nhiều tác dụng khác nhau như chống xơ cứng mạch máu, chống xơ vữa động mạch, hạ nồng độ mỡ máu, hạ đường huyết, ngăn ngừa ung thư và chống lại bức xạ.

Đặc biệt, nó có hiệu quả rõ rệt đối với 3 căn bệnh “gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe con người”, bao gồm: bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não và bệnh tiểu đường.

Cơm

Gạo rất giàu vitamin B và vitamin E, có thể thúc đẩy lưu thông máu và trao đổi chất, loại bỏ mệt mỏi, cải thiện khả năng miễn dịch. Sự kết hợp của cả hai có tác dụng tốt hơn cho sức khỏe.

Công dụng 1: Phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch

Polyphenol là chất chính trong trà, chiếm khoảng 70 - 80% lượng nước chiết xuất.

Các thí nghiệm khoa học đã chứng minh rằng, polyphenol trong trà có thể tăng cường độ dẻo dai của vi mạch và ngăn ngừa vỡ thành vi mạch và chảy máu.

Hơn nữa, chất polyphenol trong trà có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu và ức chế quá trình xơ vữa động mạch.

Vì vậy, người trung niên và cao tuổi thường xuyên ăn cơm nấu với nước trà sẽ có tác dụng làm mềm huyết quản, giảm lipid máu, phòng chống các bệnh tim mạch.

Công dụng 2: Ngăn ngừa khối u đường tiêu hóa

Chất polyphenol trong trà có thể ngăn chặn sự tổng hợp nitrosamine gây ung thư trong cơ thể người, do đó ngăn ngừa các khối u đường tiêu hóa.

Công dụng 3: Phòng chống đột quỵ

Một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ là do quá trình sản sinh lipid peroxit trong cơ thể người làm cho thành mạch máu mất tính đàn hồi.

Chất tannin trong trà vừa khớp có tác dụng kiềm chế sản sinh lipid peroxit, nên có tác dụng phòng chống đột quỵ rất hiệu quả.

Công dụng 4: Hỗ trợ tiêu hóa

Ngay từ trong sách y học “Bổ trung ích khí” đời Đường đã có ghi chép về việc nấu cơm với nước trà, ăn lâu ngày có thể khiến người thon gọn.

Người ta nói rằng thường xuyên ăn cơm kiểu này có thể giúp tiêu hóa và phân hủy chất béo hiệu quả.

Công dụng 5: Ngăn ngừa bệnh răng miệng

Florua trong trà là một chất không thể thiếu và quan trọng đối với ngà răng.

Thực tế, chỉ cần duy trì một lượng nhỏ florua trong mô răng, nó cũng đủ tăng cường độ dẻo dai và khả năng kháng axit của răng; đồng thời ngăn ngừa sự xuất hiện của sâu răng.

Làm thế nào để nấu cơm với nước trà?

Phương pháp thực hiện:

  • Ngâm một lượng nhỏ trà trong nước sôi.
  • Sau khi ngâm, lấy một miếng gạc sạch nhỏ, lọc bỏ bã chè, giữ lại nước và đem nước nấu với cơm.

Lưu ý:

  • Không cho quá nhiều lá trà;
  • Không sử dụng trà qua đêm;
  • Nên kết hợp với thức ăn giàu chất đạm và chất sắt.

Nấu cơm với các loại trà khác nhau cho bệnh khác nhau

Nấu cơm với nước trà trong thời gian dài có tác dụng kiểm soát tốt bệnh mỡ máu cao, huyết áp và đường huyết cao ở người trung niên và cao tuổi.

1. Tăng lipid máu, nấu cơm với trà Phổ Nhĩ

Trà Phổ Nhĩ rất giàu statin, có tác dụng chống peroxy hóa lipid, có thể làm giảm mức độ lipoprotein tỷ trọng thấp, cholesterol toàn phần và triglyceride trong máu người, và có thể làm tăng hàm lượng lipoprotein tỷ trọng cao trong máu người.

2. Đường huyết cao, nấu với trà Ô Long

Polysaccharides trong trà Ô Long có thể làm giảm quá trình tạo gluconeogenesis và sản lượng glucose ở gan, bằng cách cải thiện chức năng chống oxy hóa của cơ thể và tăng cường hoạt động glucokinase của gan, do đó làm giảm lượng đường trong máu lúc đói.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nấu cơm với trà ô long có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng nhanh đói, khát nước thường xuyên và tiểu nhiều ở bệnh nhân tiểu đường; đồng thời có thể thúc đẩy quá trình phục hồi cân nặng của họ.

3. Cao huyết áp, nấu cơm với trà Khổ Đinh

Trà Khổ Đinh chứa saponin, axit ursolic, flavonoid, hợp chất selen, axit amin, vitamin và các chất dinh dưỡng khác.

Các nghiên cứu phát hiện trà Kude có thể làm tăng đáng kể lưu lượng máu của tim người, cải thiện khả năng chịu đựng đối với tình trạng thiếu oxy, có tác dụng bảo vệ đáng kể đối với chứng thiếu máu cục bộ cơ tim cấp tính do tuyến yên sau gây ra, và giảm huyết áp đáng kể.

Lời nhắc nhở đặc biệt

Khi bạn nấu cơm với nước trà, không nên cho quá nhiều trà vì nó sẽ gây đắng; không nên dùng trà qua đêm và tốt nhất là không để vị bùi của trà lấn át mùi thơm của gạo.

Khi ăn cơm nấu bằng trà, bạn cần chú ý phối hợp với thức ăn giàu đạm, giàu chất sắt như: sữa, trứng, thịt nạc, đậu, hạt, nấm, vừng, rau quả tươi... để tối ưu hiệu quả.

Bảo Vy
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Ăn cơm nấu với nước trà có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh