Ăn nhiều mì tôm có thể bị ung thư? Lý giải từ góc độ khoa học

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều người lo lắng ăn nhiều mì tôm có thể gây ung thư. Từ góc độ khoa học mà xét, trong mì tôm có chứa chất gây ung thư, nhưng nó không đủ để gây bệnh vì hàm lượng bên trong quá nhỏ. Nhưng nếu ăn nhiều thì sao?

A. Ăn nhiều mì tôm có bị ung thư không?

1. Mì tôm có chứa nhiều chất phụ gia

Trước tiên, chúng ta hãy xem xét các chất phụ gia thực phẩm có trong mì tôm (hay còn gọi là mì ăn liền).

Có những loại mì ăn liền thường dùng phụ gia thực phẩm là Mononatri glutamat, màu caramel, axit citric, Tert-butyl hydroquinone; chúng là phụ gia hợp pháp, độ an toàn rất cao khi sử dụng đúng tiêu chuẩn.

Ví dụ, natri glutamat có trong bột ngọt và nước tương. Cơ thể con người tiêu thụ protein và tạo thành một lượng lớn axit glutamic sau quá trình tiêu hóa và hấp thụ.

Axit citric là một chất tự nhiên có trong trái cây chua như chanh và cam quýt.

Tert-butyl hydroquinone là một chất chống oxy hóa giúp ức chế sự biến đổi vị của dầu. Mặc dù ăn quá nhiều có hại cho cơ thể con người, nhưng hàm lượng của nó trong mì tôm còn lâu mới đạt được mức tiêu thụ quá mức.

2. Acrylamide - chất gây ung thư có trong mì ăn liền

Thứ hai, người ta nói rằng mì tôm có chứa chất acrylamide gây ung thư. Điều này đúng là do mì ăn liền là mì khô.

Trong những trường hợp bình thường, thực phẩm giàu tinh bột và ít protein như bột mì và khoai tây sẽ tạo ra acrylamide sau khi nấu ở nhiệt độ cao; vấn đề ở đây chỉ là lượng acrylamide được tạo ra rất có hạn.

Đặc biệt là mì tôm, chỉ chứa một lượng rất nhỏ acrylamide, sẽ không gây ung thư cho cơ thể con người.

Ví dụ, một người nặng 50kg cần tiêu thụ 7.5g acrylamide mỗi lần để tạo ra tác dụng độc hại, tương đương với 93.750 (kg) mì ăn liền…

Do đó, có người nói rằng: "Ăn một gói mì ăn liền cần 32 ngày để giải độc gan" là hoàn toàn vô căn cứ, không có cơ sở khoa học.

Thực tế, vấn đề lớn nhất của mì tôm không phải là chất độc hại hay chất gây ung thư mà là do mất cân đối dinh dưỡng.

Một mặt, mì tôm không chứa nhiều chất dinh dưỡng, thành phần chủ yếu là carbohydrate chiếm 50%, chất béo 40% và protein 10%.

Mặt khác, mì tôm chứa quá nhiều natri và tiêu thụ natri thường xuyên sẽ gây ra dư thừa, dẫn đến giữ nước và natri.

Vì vậy, bạn có thể ăn mì gói nhưng tốt nhất nên cho thêm rau, trứng, thịt heo xé sợi… vào nấu chung để tăng thêm dinh dưỡng. Do hàm lượng natri trong túi gia vị kèm theo mì tôm quá cao nên dùng càng ít càng tốt.

B. Không phải mì ăn liền, đây mới là thực phẩm có khả năng gây ung thư cao

1. Thịt đã qua chế biến như xúc xích

mì tôm gây ung thư, thịt qua chế biến, xúc xích ung thư, ăn xúc xích bị ung thư, xúc xích, xúc xích có chứa chất ung thư
Các loại thịt đã qua chế biến như xúc xích được xác định là một nhóm chất gây ung thư. (Pixabay)

Các loại thịt đã qua chế biến như xúc xích được xác định là một nhóm chất gây ung thư. Nó liên quan mật thiết đến các bệnh ung thư; ví dụ như ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày và ung thư thực quản.

Trong quá trình sản xuất thịt chế biến, một lượng lớn muối cần được thêm vào để đóng rắn, do đó sẽ tạo ra một lượng lớn nitrit.

Nitrit sau khi vào cơ thể người sẽ trở thành chất nitrosamine gây ung thư mạnh dưới tác dụng của axit dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Vì vậy, các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, giăm bông nên ăn ít hơn.

2. Cá ướp muối

mì tôm gây ung thư, cá ướp muối, cá ướp muối gây ung thư, cá ướp muối có chất gây ung thư, cá
Thường xuyên ăn cá muối sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng và các bệnh ung thư khác. (Pxhere)

Cá ướp muối cũng là thực phẩm dễ gây ung thư. Nếu bạn thường xuyên ăn cá muối kiểu này sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng và các bệnh ung thư khác.

Trước hết, cá ướp muối rất mặn và là thực phẩm nhiều muối, nó sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori nếu ăn thường xuyên. Đây cũng là vi khuẩn gây ung thư, có thể dẫn đến ung thư dạ dày.

Ngoài ra, cá ướp muối cũng giống như thịt đã qua chế biến, sau khi vào cơ thể người sẽ hình thành nitrosamine, có khả năng gây ung thư cao.

Trong khẩu phần ăn hàng ngày nên hạn chế ăn cá này, nếu muốn ăn thì nên ngâm trong nước ấm một thời gian để loại bỏ bớt muối.

3. Đồ ăn hoặc thức uống quá nóng

mì tôm gây ung thư, lẩu, thực phẩm quá nóng gây ung thư, ăn lẩu
Tế bào biểu mô trong đường ruột dễ biến đổi thành ung thư khi ăn đồ nóng thường xuyên. (Pixabay)

Niêm mạc thực quản của chúng ta rất mỏng manh, nếu nhiệt độ của thực phẩm quá cao (trên 65°C) sẽ gây tổn thương. Sau khi bị tổn thương, các tế bào biểu mô của niêm mạc thực quản sẽ tự rụng, tự phục hồi và tiếp tục tăng sinh.

Nếu bạn ăn đồ nóng thường xuyên, các tế bào biểu mô của niêm mạc thực quản sẽ tiếp tục sửa chữa, tăng sinh, sửa chữa và tăng sinh.

Lúc này, quá trình nhân lên của tế bào dễ bị sai sót và biến đổi thành tế bào ung thư, cuối cùng sẽ gây ra ung thư thực quản.

Vì lý do này, Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê "thực phẩm và đồ uông có nhiệt độ trên 65°C" là chất gây ung thư loại 2A. Do đó, chúng ta nên cố gắng tránh và hạn chế ăn thức ăn hoặc đồ uống nóng.

4. Miếng trầu

mì tôm gây ung thư, trầu, ăn trầu có thể bị ung thư, trầu gây ung thư
Chất arecolin trong trầu có thể làm hỏng tế bào và ảnh hưởng đến quá trình sửa chữa của DNA. (Wikimedia Commons)

Thật kỳ lạ phải không? Nhưng trầu được xếp vào nhóm chất gây ung thư. Nguyên nhân chủ yếu là do chất arecolin có trong trầu có thể làm hỏng các tế bào; đồng thời nó còn ảnh hưởng đến quá trình sửa chữa bình thường của DNA.

Chất arecolin cũng có thể gây stress oxy hóa và dẫn đến một số bệnh ung thư; ví dụ như ung thư miệng, ung thư thực quản và các bệnh ung thư khác. Ngoài ra, xơ của trầu dễ gây kích ứng niêm mạc miệng và nặng hơn nữa là gây ung thư.

5. Thực phẩm bị mốc

mì tôm gây ung thư, thực phẩm nấm mốc gây ung thư, thực phẩm bị mốc, thực phẩm nấm mốc
Không nên ăn thức ăn bị mốc; nếu lỡ ăn phải thì bạn nên vứt ngay và súc miệng bằng nước. (Wikimedia Commons)

Các thế hệ lớn tuổi thường tiết kiệm, họ ngại vứt bỏ thức ăn bị nấm mốc; thay vào đó, họ chỉ cắt bỏ những phần bị mốc rồi ăn tiếp. Tuy nhiên, những vùng trông có vẻ không bị nấm mốc, thực ra cũng đã bị ô nhiễm bởi vi khuẩn và chất gây ung thư.

Đặc biệt là gạo mốc, đậu nành, các loại hạt và thực phẩm khác. Sau khi hấp thụ vào cơ thể, độc tố aflatoxin sẽ lắng đọng trong tế bào gan; cuối cùng làm tổn thương và gây ung thư gan.

Do đó, không nên ăn thức ăn bị mốc; nếu lỡ ăn phải thì bạn nên vứt ngay và súc miệng bằng nước.

6. Thực phẩm nướng quá mức

mì tôm gây ung thư, đồ nướng, thực phẩm nướng gây ung thư, thức ăn nướng, thịt nướng, vì sao không nên ăn thịt cháy
Nên ăn ít đồ nướng, đặc biệt là đồ cháy, nên tránh. (Pixabay)

Khi nướng, chất béo trong thực phẩm sẽ trải qua phản ứng nhiệt phân tạo ra benzopyrene; riêng phần bị cháy xém thì hàm lượng benzopyrene càng cao.

Benzopyrene là một loại chất gây ung thư. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chất này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư; chẳng hạn ung thư phổi, ung thư bàng quang, ung thư dạ dày, ung thư thực quản v.v...

Vì vậy, nên ăn ít đồ nướng, đặc biệt là đồ cháy, nên tránh. Bạn có thể sử dụng phương pháp nướng bằng điện thay cho nướng bằng than để giảm sản xuất benzopyrene.

Chúng ta thường hạn chế ăn mì tôm vì lo ngại các vấn đề liên quan đến sức khỏe; đặc biệt là nguy cơ gây ung thư. Tuy nhiên, phần lớn đều bỏ qua những thứ quen thuộc hàng ngày, nhưng ẩn chứa nhiều rủi ro hơn.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Ăn nhiều mì tôm có thể bị ung thư? Lý giải từ góc độ khoa học