Ăn trứng giúp gan phục hồi nhanh hơn, 5 loại thực phẩm tốt cho gan

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trứng được các chuyên gia dinh dưỡng thừa nhận là một trong những thực phẩm bổ dưỡng, nhưng liệu ăn nhiều trứng có thực sự giúp gan sửa chữa và phục hồi hay không?

Bản thân gan có khả năng tự phục hồi

Gan đảm nhận chức năng trao đổi chất, bài tiết, giải độc, nó là một cơ quan quan trọng và không thể thiếu đối với sức khỏe.

Giáo trình “Giải phẫu hệ thống” chỉ ra rằng về mặt lý thuyết, sau khi gan bị tổn thương hoặc cắt bỏ một phần, chỉ cần phần gan còn sót lại vẫn giữ được các chức năng bình thường, không bị viêm và xơ hóa, thì tế bào gan sẽ nhanh chóng phân chia và tăng sinh, nó thậm chí còn khôi phục lại chính xác kích thước ban đầu.

Trong các ứng dụng lâm sàng, người ta cũng thấy rằng sau khi cắt bỏ gan người (có thể cắt bỏ tới 2/3), nó vẫn có khả năng tái tạo. Thông thường, thể tích gan có thể được phục hồi trong vòng sáu tháng.

Tuy nhiên, khả năng tái tạo của gan còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như người bị viêm gan, tổn thương gan do rượu, gan nhiễm mỡ thì khả năng tái tạo sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, thậm chí mất luôn khả năng này.

Mặc dù gan có khả năng tái tạo mạnh mẽ nhưng chúng ta phải biết cách chăm sóc nó thật tốt để tránh tình trạng suy giảm chức năng gan, lâu dần sẽ đe dọa đến sức khỏe.

Trứng có phải là "máy gia tốc" sửa chữa gan?

Thật vậy, ăn trứng vừa phải có thể đóng một vai trò nhất định trong việc thúc đẩy quá trình hồi phục cho người mắc bệnh gan.

Vì trứng rất giàu axit amin, protein và muối vô cơ cùng các thành phần khác nên sau khi vào cơ thể, chúng sẽ giúp gan sửa chữa và cải thiện chức năng miễn dịch ở một mức độ nhất định.

Ngoài ra, lòng đỏ trứng còn chứa lecithin và phosphoprotein, cũng rất có lợi cho quá trình phục hồi chức năng gan.

Nhưng tiền đề là phải ăn điều độ, lượng trứng ăn mỗi ngày có thể giữ ở mức 1-2 quả. Ăn quá nhiều trứng sẽ khiến cơ thể bị quá tải và có tác dụng ngược lại.

Ngoài trứng, còn có 5 loại thực phẩm khác cũng rất tốt cho quá trình phục hồi gan.

  • Chất đạm: Sữa, cá, thịt gà và các thực phẩm giàu đạm. Protein sau khi vào cơ thể có tác dụng thúc đẩy quá trình phục hồi và tái tạo tế bào gan, người mắc bệnh gan nên duy trì lượng đạm mỗi ngày từ 80-100g.
  • Đường: Đây cũng là một trong những chất rất quan trọng để bảo vệ gan, nếu thiếu đường lâu ngày sẽ khiến chức năng gan bị ảnh hưởng.

Sau khi đường vào cơ thể, nó có thể tổng hợp glycogen và dự trữ ở gan, giúp gan chống lại các chất độc xâm nhập.

Lượng đường nạp vào cơ thể hàng ngày đối với người bình thường được khuyến nghị duy trì 1g đường cho mỗi kg trọng lượng cơ thể.

Thay vì ăn nhiều bánh kẹo và uống nước ngọt, tốt nhất là bạn bổ sung đường bằng các thực phẩm hàng ngày như gạo, mì, bún, hoa quả để mang lại hiệu quả tốt nhất.

  • Chất béo: Đây cũng là một trong những chất dinh dưỡng cần thiết cho gan.

Thiếu chất béo có thể khiến gan hoạt động bất thường, ngay cả những bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ cũng cần phải tiêu thụ đầy đủ chất béo hàng ngày.

Theo khuyến nghị, hàm lượng chất béo và protein hàng ngày chiếm 20% tổng lượng calo, 60% còn lại là carbohydrate.

  • Thực phẩm xanh: Y học cổ truyền tin rằng "màu xanh lá cây đi vào kinh mạch gan", thường xuyên ăn thực phẩm màu xanh lá cây có thể thúc đẩy tuần hoàn và chuyển hóa của gan khí, và cũng có thể làm giảm mệt mỏi.

Các loại thực phẩm xanh phổ biến bao gồm các loại rau củ, táo xanh, v.v.

  • Thực phẩm chứa vitamin nhóm B: Sau khi vào cơ thể, vitamin nhóm B có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất, đồng thời giúp phục hồi chức năng gan và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ.

Đặc biệt đối với người uống rượu bia thường xuyên thì càng phải bổ sung vitamin B nhiều hơn. Các thực phẩm thông thường hàng ngày có chứa vitamin B bao gồm thịt lợn, đậu nành, nấm… Nên duy trì lượng hàng ngày từ 10mg - 30mg.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Ăn trứng giúp gan phục hồi nhanh hơn, 5 loại thực phẩm tốt cho gan