Bác sĩ tim mạch: Có thể xuất hiện hàng ngàn ca về tim mạch do vaccine COVID-19

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chuyên gia tim mạch đã gặp thêm rất nhiều trường hợp viêm tim kể từ khi vaccine COVID-19 được triển khai tiêm trên diện rộng.

Bác sĩ Sanjay Verma là một bác sĩ tim mạch đang làm việc tại Coachella Valley, California. Ông cho biết ông thường khám cho vài trăm bệnh nhân mỗi tháng. Và kể từ mùa hè năm ngoái, ông đã gặp “hàng chục” bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch có thể liên quan đến vaccine COVID-19.

“Tôi chỉ có thể nói là có thể - không thể xác định chắc chắn - bởi vì chúng ta vẫn chưa có bất kỳ phương pháp chẩn đoán nào để khẳng định 100% rằng cái này gây ra cái kia. Điều chúng ta có thể làm là sử dụng phương pháp loại trừ. Chúng tôi tìm kiếm các nguyên nhân thường gặp như virus corona, virus cúm, các bệnh nhiễm trùng khác, tình trạng xơ vữa động mạch hoặc bệnh mạch vành, rượu, chất kích thích… Và nếu không thể phát hiện những nguyên nhân này hoặc chưa phát hiện các tình trạng bất thường, thì theo nguyên tắc loại trừ, tổn thương tim do vaccine cũng là một khả năng.

Bác sĩ Verma nói: “Thông thường, chúng tôi không gặp nhiều bệnh nhân có [vấn đề về tim mạch] như vậy trong một năm”.

Trước khi xảy ra đại dịch, số lượng bệnh nhân của “mỗi năm ít hơn như vậy rất nhiều”.

Theo quan sát bác sĩ Verma, ông không hiểu tại sao các phương tiện truyền thông chỉ chú ý nhiều đến các vấn đề huyết khối do vaccine COVID-19 trong khi có nhiều trường hợp viêm cơ tim hơn.

“Tôi không thể biết được tại sao người ta chỉ chú ý vào một vấn đề. Cùng với sự chú ý của họ, không chỉ các bản tin trên báo, mà về cơ bản người ta đã thận trọng khi khuyến cáo rằng chỉ nên sử dụng vaccine Johnson & Johnson nếu không có lựa chọn nào khác. Đó là một khuyến cáo vô cùng thận trọng. Ngược lại những cảnh báo về mối liên quan giữa vaccine mRNA và các bệnh lý tim mạch chỉ có trên các tờ thông tin của FDA. Nhưng thực ra số người bị ảnh hưởng bởi vấn đề này còn lớn hơn nhiều”, bác sĩ Verma nói.

Ông cho biết thêm: “Số bệnh nhân phát hiện huyết khối khi sử dụng vaccine Johnson & Johnson có thể lên đến hàng trăm, nhưng những trường hợp gặp các vấn đề về tim mạch có thể lên đến hàng ngàn. Đó là bởi mức độ phơi nhiễm với vaccine khác nhau của các bệnh nhân”.

Vào tháng 6 năm ngoái, FDA đã công bố một bản sửa đổi của các tờ thông tin của vaccine Pfizer và vaccine Moderna, với cảnh báo rằng nguy cơ viêm cơ tim (tình trạng viêm của cơ tim) và viêm màng ngoài tim (viêm lớp màng bao bên ngoài tim) chỉ ở mức “thấp”.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 10 năm năm 2021 trên Tạp chí New England Journal of Medicine cho rằng nguy cơ viêm cơ tim khi nhiễm COVID-19 cao hơn so với vaccine. Nhưng theo bác sĩ Verma, nghiên cứu này đã có sai sót.

“Phân tích này không được hoàn hảo bởi vì các nhà nghiên cứu đã kết hợp tất cả các nhóm tuổi trong phân tích của họ. Chúng ta đã biết rằng các ca nhập viện do COVID-19 chủ yếu là những người trên 65 tuổi (nhóm tuổi này có số lượng nhiều hơn tất cả các nhóm tuổi khác nhập viện do COVID cộng lại). Một phân tích của CDC cho thấy rằng 91% tổng số ca nhập viện do COVID-19 xảy ra ở những người có bệnh lý nền. Gần đây nhất, Giám đốc CDC là Rochelle Walensky đã tuyên bố: 75% các trường hợp tử vong do COVID là ở những người mắc ít nhất 4 bệnh lý nền. Do đó, các trường hợp viêm cơ tim sau khi nhiễm COVID dường như sẽ xảy ra ở những người lớn tuổi có bệnh lý nền”, bác sĩ Verma viết.

“Điều này đã được xác nhận trong một nghiên cứu mới hơn, chứng minh rằng đối với những người dưới 40 tuổi, nguy cơ mắc bệnh viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine COVID cao hơn nhiều so với khi nhiễm COVID-19. Nghiên cứu trên cho thấy so với tỷ lệ chung của quần thể, nguy cơ viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine COVID-19 của Pfizer tăng gấp 3,4 lần và nguy cơ này cao hơn 20,71 lần sau khi tiêm vaccine Moderna. Trong khi đó nguy cơ viêm cơ tim khi nhiễm COVID-19 cao gấp 4,06 lần so với tỷ lệ chung của quần thể. Khi tiến hành phân tích sâu hơn, nhóm tuổi từ 16-29 thậm chí còn có nguy cơ viêm cơ tim cao hơn nhiều sau khi tiêm vaccine, đặc biệt là vaccine Moderna mRNA (nhiễm COVID làm tăng nguy cơ viêm cơ tim 2,83 lần trong khi đó vaccine Moderna làm tăng nguy cơ viêm cơ tim 74,39 lần và vaccine Pfizer khiến nguy cơ này tăng 2,88 lần so với tỷ lệ chung trong quần thể). Gần đây nhóm tác giả của nghiên cứu này tiếp tục tiến hành phân tích bổ sung để tìm hiểu tác động của mũi vaccine tăng cường. Phân tích của họ cho thấy nguy cơ viêm cơ tim càng nặng nề hơn sau khi tiêm mũi tăng cường, đặc biệt vaccine Pfizer mRNA. Trong một nghiên cứu khác về tình trạng viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine được thực hiện gần đây, các tác giả đã nhận thấy chỉ 17% trường hợp có bệnh lý nền (điều này trái ngược với thực tế 91% trường hợp nhập viện do COVID có bệnh lý nền). Nguy cơ có các biến chứng nghiêm trọng khi nhiễm COVID ở nhóm thanh niên khỏe mạnh rất thấp”.

Khi được hỏi rằng liệu tình trạng này có phải là phản ứng tự miễn do sự biểu hiện protein gai có nguồn gốc từ vaccine hay không, bác sĩ Verma cho rằng cơ chế trên là một cơ chế giả định gây ra cục máu đông, nhưng hiện tại vẫn chưa xác định được cơ chế nào gây ra các trường hợp viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim.

“Trường hợp này có thể là do các tự kháng thể đối với protein gai hoặc cũng có thể là những tổn thương trực tiếp của protein gai gây ra. Nhưng cũng có thể là do sự kết hợp của cả hai yếu tố”, bác sĩ Verma nói, “Và rõ ràng, với vai trò là một bác sĩ tim mạch, tôi thừa nhận rằng tôi có vẻ đang thiên vị và tập trung nhiều hơn vào các vấn đề về tim mạch. Nhưng thực ra số trường hợp có các vấn đề tim mạch nhiều hơn và tình trạng này cũng có ảnh hưởng lớn hơn đến ‘quyết định’ tiêm vaccine'”.

Gần đây, The Epoch Times đã báo cáo một trường hợp bác sĩ tim mạch nhi đã bị phạt và bị đình chỉ làm việc vì không muốn giới thiệu vaccine cho một bệnh nhân nhi đã nhiễm COVID trước đó.

Báo cáo trên hệ thống VAERS về các trường hợp viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim đã tăng vọt vào năm 2021 lên đến 24.084 trường hợp và 16.417 trường hợp vào ngày 6 tháng 5 năm 2022.

Hầu hết những trường hợp này (31.501) có liên quan đến vaccine Pfizer.

Theo OpenVAERS, “VAERS là hệ thống báo cáo các tác dụng phụ của vaccine được bắt đầu sử dụng vào năm 1990. Đây là một hệ thống báo cáo tự nguyện và người ta ước tính rằng những báo cáo ở đây chỉ chiếm khoảng 1% số trường hợp tổn thương do vaccine”.

Tuy nhiên, trong tuyên bố từ chối trách nhiệm của VAERS đã nêu rõ: “Mặc dù việc giám sát tính an toàn của vaccine rất quan trọng, nhưng không thể chỉ sử dụng các báo cáo của VAERS để xác định xem vaccine có gây ra hoặc góp phần gây ra biến cố bất lợi hoặc bệnh tật hay không”.

Vào tháng 12 năm 2021, FDA đã yêu cầu một thẩm phán cho phép cơ quan này 75 năm để đưa ra các dữ liệu an toàn liên quan đến vaccine Pfizer-BioNTech. Nhưng vào đầu tháng 1 năm nay, FDA đã được lệnh phải công bố các tài liệu liên quan trong khoảng 8 tháng.

Theo báo cáo, có 1.223 trường hợp tử vong và 42.086 tác dụng phụ đã được báo cáo với công ty Pfizer tính từ ngày đầu tiên triển khai tiêm vaccine Pfizer-BioNTech vào ngày 1 tháng 12 năm 2020 đến ngày 28 tháng 2 năm 2021.

Cũng cần lưu ý rằng vaccine không được tiêm ngay cho người dân từ ngày 1/12/2020. Việc tiêm chủng được triển khai từ từ, vì vậy các biến cố bất lợi trên chỉ xảy ra trong khoảng thời gian chưa đầy 3 tháng.

Theo The Epoch Times - Epoch Health tiếng Anh
Đức Nhân biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Bác sĩ tim mạch: Có thể xuất hiện hàng ngàn ca về tim mạch do vaccine COVID-19