Bao lâu thì bệnh ung thư không còn tái phát, thậm chí có thể chữa khỏi?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trên lâm sàng, bệnh nhân ung thư sau 5 năm điều trị nếu không tái phát được xem là đã khỏi. Tuy nhiên, điều này vẫn không hoàn toàn tuyệt đối, vẫn có một tỷ lệ tái phát nhất định sau khoảng thời gian này.

Ung thư, trong suy nghĩ của nhiều người là một căn bệnh nan y, và kết quả khó tránh khỏi là cái chết. Nhưng thực tế không phải vậy, về mặt lâm sàng chúng ta vẫn có thể chữa khỏi ung thư.

Vậy chữa khỏi bệnh trên lâm sàng là gì?

Nói đến bệnh ung thư, sau khi điều trị tích cực, các tế bào ung thư trong cơ thể được đào thải và không còn hiện tượng tái phát. Vậy khoảng thời gian không tái phát này sẽ kéo dài bao lâu, thậm chí có thể chữa khỏi trên lâm sàng?

Bao lâu thì ung thư không tái phát, thậm chí có thể chữa khỏi?

Trong lâm sàng, 5 năm thường được lấy làm tiêu chí, tức là nếu bệnh nhân không tái phát sau 5 năm kể từ thời điểm điều trị hết ung thư, thì có thể coi người đó đã khỏi bệnh.

Tại thời điểm này, một số người có thể hỏi, tại sao lại là 5 năm mà không phải là ít hơn hoặc nhiều hơn?

Vì có nhiều bệnh nhân ung thư rất dễ tái phát trong vòng 3 năm sau khi điều trị. Theo thống kê, khoảng 90% bệnh nhân ung thư tái phát bệnh ở giai đoạn này.

Ngược lại, sau 5 năm, khả năng tái phát ung thư trở nên rất thấp, lúc này có thể coi bệnh đã khỏi trên lâm sàng. Trên thực tế, đây là cái mà chúng ta thường gọi là “tỷ lệ sống sót sau 5 năm”.

Nhiều người có một sự hiểu lầm nhất định về "tỷ lệ sống sót sau 5 năm", họ nhìn nhận rằng bệnh nhân ung thư chỉ có thể sống thêm được 5 năm. Nhưng không phải như vậy!

Thực ra ý nghĩa của thuật ngữ này là trong vòng 5 năm kể từ khi điều trị, người bệnh có nguy cơ tái phát cao hơn; nhưng sau 5 năm này, nguy cơ tái phát sẽ giảm xuống, lúc bấy giờ người bệnh được xem là đã khỏi trên lâm sàng.

Nếu 4 chỉ số không có gì bất thường thì việc chữa khỏi ung thư không còn xa

Thực tế, 5 năm chỉ là thời gian để đánh giá, còn việc chữa khỏi thực sự thì vẫn phải đánh giá bằng các phương pháp kiểm tra sức khỏe cụ thể.

Vì vậy, sau khi được điều trị, bệnh nhân ung thư cần đến bệnh viện kiểm tra lại hàng năm để đảm bảo không có dấu hiệu ung thư tái phát.

Trong những trường hợp bình thường, trên lâm sàng cho rằng nếu bệnh nhân ung thư không có dấu hiệu bất thường về 4 chỉ số dưới đây, thì có nghĩa là khả năng tái phát ung thư rất thấp.

4 chỉ số bao gồm:

  • Ba chỉ số kiểm tra định kỳ;
  • Chỉ số kiểm tra điểm đánh dấu;
  • Chỉ số khám chẩn đoán hình ảnh;
  • Chức năng cơ quan cụ thể;

Bây giờ, chúng ta giải thích riêng từng chỉ số:

  • Đầu tiên, ba chỉ số kiểm tra định kỳ gồm kiểm tra máu, kiểm tra nước tiểu và kiểm tra phân.
  • Thứ hai là xét nghiệm chỉ điểm khối u, qua xét nghiệm này có thể làm rõ sự phát triển của khối u trên người bệnh, khi có bất thường thì có thể chỉ ra vấn đề tái phát.

Do đó, việc kiểm tra này có thể đóng một vai trò tốt trong việc phân biệt sự tiến triển của ung thư.

  • Thứ ba, kiểm tra hình ảnh, việc kiểm tra này không đề cập đến bất kỳ loại nào, bởi vì CT, X-quang… đều là kiểm tra hình ảnh.

Sau khi kiểm tra, có thể phân biệt rõ tình trạng tổn thương của bệnh nhân, hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của bệnh nhân.

  • Cuối cùng là các chức năng cơ quan cụ thể. Sau ung thư, một số chức năng cơ quan của bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng.

Ví dụ, khi bị ung thư dạ dày, chức năng của dạ dày sẽ bị ảnh hưởng, sau khi bị ung thư gan thì chức năng của gan sẽ bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể bị tổn thương gan và thận sau khi làm hóa trị. Nhưng loại tổn thương này không phải là vĩnh viễn, sau khi điều trị ung thư, các chức năng bất thường của cơ quan sẽ dần dần được cải thiện.

Khi nó trở lại mức bình thường, nó có thể cho thấy rằng bệnh ung thư đã đạt đến mức độ chữa khỏi trên lâm sàng.

Hỏi: Ung thư không tái phát trong vòng 5 năm, chứng tỏ đã đạt được kết quả chữa khỏi trên lâm sàng, có cần kiểm tra lại không?

Như đã nói ở trên, 5 năm sau khi bệnh ung thư được chữa khỏi thì khả năng tái phát sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, khả năng này không phải là không, vì vậy cũng có một số ít bệnh nhân sẽ tái phát sau 5 năm.

Tế bào ung thư trong cơ thể không cố định ở một bộ phận nào đó trên cơ thể, chúng có thể được chuyển sang các bộ phận khác của cơ thể qua mạch bạch huyết và máu.

Nhưng những tế bào ung thư này sau khi trốn tránh các phương pháp điều trị khác nhau, sẽ ngấm ngầm phát triển trong cơ thể, không ngừng bành trướng, chờ thời cơ thích hợp để bùng phát.

Hầu hết thời gian này là trong vòng 5 năm, nhưng cũng có một số ít là sau 5 năm. Vì vậy, sau 5 năm, người bệnh cũng cần đến bệnh viện khám định kỳ, kể cả trường hợp không tái phát thì mới có thể phòng ngừa được.

Thực tế, công việc đánh giá sau khi điều trị ung thư nên thường xuyên hơn trước, ví dụ như khám sàng lọc 3 tháng một lần trong năm đầu.

Trong năm thứ hai, bạn có thể kiểm tra 6 tháng một lần. Sau đó, bạn có thể kiểm tra mỗi năm một lần, xét cho cùng, việc biết tình trạng thể chất của bạn theo thời gian cũng không phải là một điều xấu.

Đối với bệnh nhân ung thư, sau khi xuất viện, họ có thể nghĩ rằng mình đã khỏi bệnh. Nhưng thực tế, trong vòng 5 năm sau khi xuất viện, nguy cơ ung thư tái phát vẫn rất cao.

Do đó, bệnh nhân ung thư có thể được coi là được chữa khỏi lâm sàng chỉ sau 5 năm kể từ khi xuất viện, và chữa khỏi lâm sàng không có nghĩa là chữa khỏi hoàn toàn, vẫn có tỷ lệ tái phát nhất định.

Vì vậy sau 5 năm, việc rà soát thường xuyên cũng nên được thực hiện.

Bảo Vy
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Bao lâu thì bệnh ung thư không còn tái phát, thậm chí có thể chữa khỏi?