Bệnh Alzheimer liên quan tới 'Năng lượng tiêu cực', một thực hành có thể giúp ích

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bệnh Alzheimer là một bệnh đi kèm nghiêm trọng của COVID-19. Bệnh nhân Alzheimer dễ bị nhiễm COVID-19 hơn và có biểu hiện lâm sàng nghiêm trọng hơn.

Ở chiều ngược lại, những người mắc COVID-19 có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn đáng kể, đặc biệt là những người từ 65 tuổi trở lên. Nguy cơ có thể tăng 69% trong vòng một năm sau chẩn đoán ban đầu về COVID-19 và tăng 89% ở những người trên 85 tuổi và phụ nữ.

Điều gì đã khiến bệnh Alzheimer trở nên tồi tệ hơn trong đại dịch COVID-19?

Nghiên cứu khám nghiệm tử thi hoàn chỉnh trên những bệnh nhân tử vong do COVID-19 cho thấy, virus SARS-CoV-2 có thể được phát hiện trong não người từ thời điểm xảy ra đợt tấn công cấp tính cho đến hơn 7 tháng sau khi khởi phát triệu chứng. Ngoài ra, virus có thể phát tán rộng rãi và khu trú chủ yếu ở nhiều mô hô hấp cũng như mô ngoài hô hấp, bao gồm cả não, của những bệnh nhân tử vong do COVID-19 nặng.

Kết quả là, các phân tử tiền viêm do virus xâm nhập có thể gây ra bệnh Alzheimer do có liên quan đến mức beta-amyloid cao hơn, viêm nhiễm, stress oxy hóa và các triệu chứng thần kinh khác nhau, bao gồm suy giảm nhận thức.

Viêm mãn tính là một trong những nguyên nhân cơ bản hàng đầu của bệnh Alzheimer. Quá trình này bao gồm huy động và tiêu hao năng lượng. Suy giảm nhận thức và sự hình thành các dấu hiệu sinh học bệnh lý, chẳng hạn như beta-amyloid và protein Tau, cũng góp phần tạo ra sự dư thừa hay thiếu hụt năng lượng trong cơ thể để điều phối quá trình chuyển hóa năng lượng và tìm kiếm sự cân bằng năng lượng.

Năng lượng chuyển hóa tiêu cực có liên quan đến sự tiến triển của bệnh Alzheimer trong đại dịch COVID-19.

Đại dịch với những cảm xúc tiêu cực và năng lượng tiêu cực

Bộ não của chúng ta dễ bị suy nghĩ tiêu cực, vốn có liên quan đến mức năng lượng tiêu cực, với tư cách là một cơ quan năng lượng.

Đại dịch COVID-19 làm gia tăng cảm xúc tiêu cực.

Một bài báo được xuất bản gần đây trên tạp chí Nature đã xem xét hơn 35.000 bài báo về mối liên hệ giữa sức khỏe tâm thần và đại dịch COVID-19. Các tác giả nhận thấy mức độ trầm cảm nặng tăng 28% và mức độ lo lắng tăng 26%, tiếp theo là sự cô đơn và nỗi sợ hãi COVID-19.

Epoch Times Photo
Đại dịch COVID-19 gây ra những cảm xúc trầm cảm, lo lắng, cô đơn và sợ hãi nghiêm trọng. (Nature Medicine 2022)

Một bài báo đánh giá đã phân tích tổng hợp 34 bài báo đã xuất bản và kết luận rằng trầm cảm và lo lắng có liên quan đến bệnh Alzheimer. Suy nghĩ tiêu cực dai dẳng là nguyên nhân dẫn đến suy giảm nhận thức và lắng đọng các dấu hiệu bệnh lý thần kinh trong não.

Ngoài ra, sự cô đơn dai dẳng ở tuổi trung niên là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với bệnh Alzheimer. Điều này chỉ ra rằng, suy nghĩ tiêu cực liên quan đến năng lượng tiêu cực sẽ làm trầm trọng thêm bệnh Alzheimer.

Do đó, điều quan trọng là giảm năng lượng tiêu cực trong đại dịch COVID-19, đặc biệt đối với những người có năng lượng tiêu cực kéo dài đã biểu hiện thành bệnh Alzheimer.

Bộ não là một cơ quan có trường năng lượng có thể ghi lại

Những gì chúng ta thường hiểu về năng lượng liên quan đến năng lượng sinh hóa, được đo bằng calo hoặc các chất tạo năng lượng như phân tử ATP.

Tuy nhiên, có những dạng năng lượng sinh học khác.

Từ thế kỷ 19, các nhà khoa học đã phát hiện não tạo ra một trường điện từ phát sinh từ hoạt động phóng điện của các tế bào thần kinh trong não. Khi xét về tổng thể, hoạt động phóng điện đó tạo thành một trường điện từ trong não.

Dụng cụ có thể phát hiện trường điện từ của não. Điện não đồ (EEG) và từ não đồ (MEG) đo hoạt động của não và cung cấp bằng chứng về năng lượng não.

Các nhà khoa học thậm chí đã tính toán rằng, một bộ não bình thường có thể tạo ra 10 watt điện. Nếu tất cả 10 tỷ tế bào thần kinh liên kết với nhau phóng điện đồng thời thì có thể đủ cung cấp năng lượng cho một chiếc đèn pin.

Sóng não có liên quan đến hoạt động có ý thức của một người. Theo các tiêu chuẩn cường độ tần số, sóng não thường được chia thành 5 loại: Delta, Theta, Alpha, Beta và Gamma.

5 types of brainwaves
Năm loại sóng não. (The Epoch Times)

Các thiền giả cao cấp với tính cách tích cực mang lại năng lượng não cao.

Một nghiên cứu từ Đại học Jefferson đã phát hiện ra rằng, các buổi thiền thường xuyên làm tăng tần số của sóng gamma và số lần xuất hiện của các sóng như vậy.

Meditators could boost Gamma brainwaves
Hoạt động EET biên độ sóng não Gamma ở những người thiền định. (The Epoch Times)

Richard Davidson, một nhà thần kinh học tại Đại học Wisconsin, sau khi quan sát hoạt động của sóng gamma trong não của những người thiền ở cấp độ chuyên nghiệp, đã phát hiện các mẫu sóng gamma mạnh mẽ nhất quán. Những sóng gamma mạnh đó không chỉ phản ánh trạng thái não bộ của một người khi thiền định mà còn là trạng thái bình thường hàng ngày của họ. Ngồi thiền đã thay đổi trạng thái năng lượng não bộ của thiền giả.

Các nhà nghiên cứu đã vô cùng sửng sốt trước hiện tượng này. Hơn nữa, họ ghi nhận tâm hồn cởi mở, khoan dung và an lạc của các thiền giả.

Cảm xúc có năng lượng

Suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta có năng lượng. Nhà tâm thần học người Mỹ David R. Hawkins đã minh họa một biểu đồ kim tự tháp cho thấy những người có cảm xúc hoặc suy nghĩ khác nhau sẽ thể hiện các mức năng lượng khác nhau.

Epoch Times Photo
Thang đo bao gồm một loạt các cấp độ ý thức, với các cấp độ năng lượng cao hơn có liên quan đến tính tích cực, ý thức và nhận thức cao hơn. (The Epoch Times)

Cảm xúc tích cực có liên quan đến năng lượng tích cực và cảm xúc tiêu cực có liên quan đến năng lượng tiêu cực.

Một người càng có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình, anh ta sẽ càng khỏe mạnh.

Thiền có thể giúp chúng ta kiểm soát cảm xúc

Thiền đã được khoa học chứng minh là giúp tăng cường khả năng kiểm soát cảm xúc và kìm nén những cảm xúc tiêu cực, bao gồm lo lắng và mất ngủ.

Các học giả từ Đại học Minnesota và Đại học Toronto ở Canada đã nghiên cứu ảnh hưởng của thiền định đối với khả năng kiểm soát cảm xúc của con người.

Sau 7 tuần can thiệp bằng thiền định với suy nghĩ tích cực, thiền định với thư giãn và kiểm soát không thiền định, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng, những người thiền định với suy nghĩ tích cực có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn những người ở hai nhóm còn lại.

Những người hành thiền với những suy nghĩ tích cực sẽ nhìn thấy những bức tranh dễ chịu thường xuyên hơn. (The Epoch Times)

Thiền có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thiền có thể có tác dụng bảo vệ não, đảo ngược sự lão hóa của cấu trúc não, khôi phục tốc độ phản ứng của một người và cải thiện hiệu suất chú ý. Những phát hiện này có thể được hiểu là thiền tăng cường năng lượng cho não bộ.

Meditation could help bring pleasant emotion
Những người hành thiền với những suy nghĩ tích cực nhìn thấy những bức tranh dễ chịu thường xuyên hơn. (The Epoch Times)

Kết luận

Trong thời kỳ hậu COVID-19, di chứng lâu dài của bệnh COVID-19 và bệnh Alzheimer kéo dài sẽ kết hợp lại khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn đối với nhiều người. Alzheimer có mối liên hệ với COVID-19 ở các cấp độ thể chất, tinh thần và năng lượng. Một bài tập truyền thống nhưng hiện đại - ngồi thiền - có thể hứa hẹn làm dịu đi hai gánh nặng này.

Bạn có thể xem bài hướng dẫn thiền định miễn phí online tại đây.

Theo Stephanie Zhang, Ph.D., Yuhong Dong, M.D., Ph.D. - Epochtimes

Minh Sang biên dịch

 



BÀI CHỌN LỌC

Bệnh Alzheimer liên quan tới 'Năng lượng tiêu cực', một thực hành có thể giúp ích