Biến nỗi lo thành thói quen lành mạnh trong đại dịch

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trước những tin xấu liên tục về đại dịch virus Vũ Hán, chúng ta dễ cảm thấy lo lắng và bấp bênh. Đây là phản ứng dễ hiểu vì đại dịch đã làm thay đổi thói quen thường ngày và tạo cảm giác bất an. Những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực này thật khó buông, nhưng não bộ chúng ta thực ra có thể “tương kế tựu kế”, biến những lo âu thành thứ có lợi cho sức khỏe...

Bộ não con người có khả năng thay đổi và tái thiết cho phù hợp với những trải nghiệm gặp phải. Năng lực này được gọi là “tính mềm dẻo thần kinh” hay là khả năng thích ứng của não bộ sau những trải nghiệm và biến cố. Nếu gặp phải những suy nghĩ lo lắng lặp đi lặp lại, thì não sẽ tạo các kết nối thần kinh khiến các suy nghĩ này càng dễ xuất hiện hơn vào các lần sau.

Nhưng chúng ta cũng có thể tương kế tựu kế, sử dụng những ý nghĩ tiêu cực như một yếu tố kích hoạt để khởi đầu các hoạt động và suy nghĩ tích cực, từ đó giúp kiểm soát và giảm lo âu.

Với cách này, chúng ta có thể biến nỗi lo thành khối vật liệu để xây nên thói quen tích cực trước những thách thức đang gặp phải.

Do đó, khi lần tới bạn nhận thấy nỗi lo nổi lên trong tâm trí, hoặc bỗng cảm thấy đôi vai gồng lên vì lo lắng, hãy thử một trong những biện pháp “tương kế tựu kế” sau.

1. Tự chăm sóc bản thân

Khi chúng ta cảm thấy lo lắng hoặc quá tải, điều đơn giản nhất bạn có thể làm là hít thở sâu, chậm ba lần để bình tâm. Hãy đếm chậm từ một đến bốn khi hít vào, sau đó đếm chậm từ một đến năm khi thở ra.

Bài tập đơn giản này giúp tăng hoạt động hệ thần kinh đối giao cảm, hỗ trợ cơ thể nghỉ ngơi và dễ tiêu hóa. Đồng thời nó làm giảm hoạt động hệ thần kinh giao cảm, giảm lo âu.

Bên cạnh đó bạn có thể nghe một bài hát lạc quan mình yêu thích hoặc tận hưởng bài tập thể dục ngắn ở trong nhà. Những cách này đều có thể giúp chúng ta cải thiện sức khỏe tinh thần và giảm lo lắng.

2. Thư giãn

Sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ, chúng ta cố gắng làm những điều thư giãn và vực dậy tinh thần. Các hoạt động buổi sớm sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cả ngày dài. Nếu bạn nhận thấy trong đầu đầy những lo âu ngay khi vừa tỉnh giấc, hãy cố gắng nghĩ về điều gì đó tích cực. Bạn cũng có thể dành vài phút khởi động giãn duỗi cơ thể và tĩnh tâm, tập trung vào những cảm giác nội tại.

Đến tối, bạn nên cố gắng không đọc tin tức hoặc bình luận trên mạng xã hội hay truyền thông về sự lây lan của virus. Những suy nghĩ tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của chúng ta. Để thư giãn và chuẩn bị cho giấc ngủ, bạn có thể nghe những câu chuyện hoặc bản nhạc êm dịu, tĩnh tâm ngồi thiền hay áp dụng các kỹ thuật thư giãn khác.

Thưởng trà cũng là một cách làm cuộc sống trở nên chậm rãi và an nhàn hơn... (Cat_Chat/iStock)

3. Không quên những điều nhỏ nhặt

Việc cập nhật tin tức mới nhất về COVID-19 và lập kế hoạch thay đổi cho công việc, chăm sóc con cái hoặc du lịch có thể khiến những luồng suy nghĩ căng thẳng lo âu đến dồn dập. Khi bạn nhận ra cảm xúc lo lắng đang dần hình thành, hãy cố gắng hướng sự chú ý ra xung quanh.

Hãy cảm nhận vẻ đẹp của những bông hoa đang khoe sắc trong khu vườn, những đám mây trôi lững thững trên nền trời xanh êm ả, hoặc âm thanh líu lo của chú chim đậu dưới tán cây. Hãy dành toàn bộ giác quan của bạn để cảm nhận những vẻ đẹp bình dị mà đơn sơ đó.

bài học từ việc làm vườn
Tôi có một khu vườn tràn đầy hương thơm và màu sắc của các loài cây. Ngoài những thú vui rõ ràng của việc thu hoạch sản phẩm cây nhà lá vườn và ở ngoài trời, tôi đã phát hiện ra một tác dụng phụ đáng ngạc nhiên của việc làm vườn. (Ảnh: Pexels).

Biện pháp này không chỉ giúp đầu óc bận rộn của bạn có thời gian nghỉ ngơi, mà còn có thể làm giảm hoạt động của các cấu trúc nằm trên đường giữa của vỏ não trước trán. Kết quả là thay vì cảm xúc lo âu, chúng ta sẽ thấy một khoảng trời bình yên xung quanh.

4. Giúp đỡ mọi người

Phản ứng trước nỗi lo về đại dịch, một số bạn có thể bắt đầu tích trữ nhiều đồ trong nhà. Số khác thay vì tích trữ thì sẽ bằng lòng trắc ẩn, thông qua những hoạt động giúp đỡ hoặc sẻ chia với người khác để xua đi nỗi sợ hãi. Những hoạt động này thực sự có thể đem lại hạnh phúc cho cả người cho lẫn người nhận.

Chỉ đơn giản thôi, khi bạn cảm thấy lo lắng, hãy suy nghĩ và hành động tích cực. Đó có thể chỉ là gửi email cho đồng nghiệp hoặc bạn bè để hỏi thăm. Hoặc có thể gọi điện hỏi thăm người thân như bố mẹ, anh chị. Bạn có thể chung tay giúp đỡ mọi người bằng nhiều cách, và cách quan trọng nhất là hãy ở nhà để mọi người không nhiễm và lây truyền virus.

5. Nhìn về phía ánh sáng

Tâm trí của chúng ta đôi khi có khuynh hướng tiêu cực, thường làm chúng ta nghĩ và nhớ lại những sự kiện tiêu cực nhiều hơn những điều tích cực.

Vì vậy, khi cảm thấy lo lắng, hãy cố gắng vượt qua bằng cách thay đổi quan niệm và nhắc nhở bản thân rằng đại dịch COVID-19 cũng đem đến nhiều điểm tích cực, như giúp người với người xích lại gần hơn hoặc góp phần giảm ô nhiễm. Nghiên cứu cho thấy niềm hy vọng về tương lai tốt đẹp sẽ đẩy lùi được nỗi lo âu đang hiện hữu.

Nếu con có thể ngẩng cao đầu khi mọi người quanh con - Hoang mang dao động và đổ lỗi cho con tất thảy - Nếu con có thể ngẩng cao đầu ngay cả khi bị nghi ngờ nhiều đến vậy - Nhưng biết bao dung cho cả những hoài nghi. (Ảnh: Shutterstock)
Nếu con có thể ngẩng cao đầu khi mọi người quanh con - Hoang mang dao động và đổ lỗi cho con tất thảy - Nếu con có thể ngẩng cao đầu ngay cả khi bị nghi ngờ nhiều đến vậy - Nhưng biết bao dung cho cả những hoài nghi. (Ảnh: Shutterstock)

6. Thiền hoặc cầu nguyện

Hơn 80% người trưởng thành ở Hoa Kỳ được xác định có tôn giáo hay tín Thần. Điều này giúp họ có cuộc sống hạnh phúc hơn, đặc biệt là khi ý thức được mục đích và ý nghĩa chân chính cuộc sống.

Bên cạnh đó, ngày càng nhiều nghiên cứu chứng minh thiền định có lợi cho cả tâm lẫn thân. Hãy coi nỗi lo là chiếc đồng hồ báo thức nhắc nhở bạn thiền định, dù chỉ vài phút cũng giúp sẽ bình tâm và giảm lo âu.

Người thường xuyên thực hành "Thiền định" có thể làm giảm khả năng bị cảm lạnh hoặc cúm, ngay cả khi họ bị nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh cũng sẽ tương đối nhẹ. Ảnh: Học viên Pháp Luân Công luyện bài tĩnh công thiền định.
Người thường xuyên thực hành "Thiền định" có thể làm giảm khả năng bị cảm lạnh hoặc cúm, ngay cả khi họ bị nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh cũng sẽ tương đối nhẹ. Ảnh: Học viên Pháp Luân Công luyện bài tĩnh công thiền định. (Nguồn: Epoch Times)

Tất nhiên, mỗi người có thể sẽ tìm ra phương thức phù hợp với bản thân. Vì vậy bạn có thể liệt kê một vài hoạt động giúp bạn trấn tĩnh và thực hiện mỗi khi cơn lo ập đến. Để cuối cùng chúng ta sẽ có thể biến những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực thành vật liệu xây nên thói quen có lợi cho sức khỏe tinh thần.

Nhờ vậy, bạn sẽ tạo ra được các liên kết mới trong não, liên kết nỗi lo với điều tích cực, thay vì chìm trong vòng xoáy vô tận của những suy nghĩ và cảm giác tiêu cực. Đừng bao giờ vì tuyệt vọng mà buông bỏ hy vọng, và đừng bao giờ quên rằng sau mỗi mùa đông lạnh giá điêu tàn là mùa xuân ấm áp tràn ngập sức sống!

Dusana Dorjee là giảng viên tâm lý học tại Trung tâm nghiên cứu giáo dục tại Khoa Giáo dục tại Đại học York ở Anh.

Thiện Đức - Đại Hải
- Theo The Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

Biến nỗi lo thành thói quen lành mạnh trong đại dịch