Biến thể của virus corona: Bài học từ lịch sử và hy vọng cho tương lai

Giúp NTDVN sửa lỗi

Omicron, biến thể mới nhất của COVID-19, đã lan rộng đến ít nhất 155 quốc gia tính đến tháng Một năm 2022. Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Imperial College London, nguy cơ tái nhiễm với Omicron cao hơn ít nhất 5 lần so với biến thể Delta. 

Vào tháng 12, các nhà chức trách Vương quốc Anh đã cảnh báo rằng biến thể Omicron là “mối đe dọa lớn nhất” đối với sức khỏe cộng đồng. Ngày 18 tháng 12, Bộ trưởng Pháp cảnh báo biến thể này đang “lây lan với tốc độ cực nhanh” ở châu Âu và có khả năng sẽ thống trị Pháp rất sớm.

Các trường hợp nhiễm Omicron ở Hoa Kỳ, Canada, Ireland và các khu vực khác cũng tăng mạnh. Ngày 12 tháng 12, tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia kiêm Cố vấn Y tế Trưởng của Tổng thống Hoa Kỳ, cho biết, Omicron có thể qua mặt được vòng bảo vệ của các loại vaccine hiện nay.

Điều này phù hợp với một báo cáo được công bố vào ngày 30 tháng 7 của Nhóm Cố vấn Khoa học về các Trường hợp Khẩn cấp (Scientific Advisory Group for Emergencies, SAGE) cho chính phủ Vương quốc Anh. Với tiêu đề “Sự tiến hóa lâu dài của SARS-CoV-2” (Long term evolution of SARS-CoV-2), báo cáo cho hay, “Vì khả năng tiêu diệt SARS-CoV-2 sẽ khó xảy ra, chúng tôi rất tin tưởng khi tuyên bố rằng sẽ luôn có các biến thể”, và còn chỉ ra rằng “gần như chắc chắn” có thể có một biến thể xuất hiện “dẫn đến sự thất bại của các loại vaccine hiện tại”.

Không may thay, dự đoán này lại phù hợp với mô hình mà chúng ta đã quan sát trong hai năm qua. Từ lần đầu xuất hiện ở Vũ Hán vào tháng 12 năm 2019 đến biến thể Alpha ở Vương quốc Anh vào cuối năm 2020, từ biến thể Delta ở Ấn Độ đến biến thể Omicron ở Nam Phi, thường có một khoảng thời gian “bình lặng” dường như cho chúng ta niềm tin vào khả năng chống chọi với chủng bệnh này, nhưng mỗi lần như vậy lại xuất hiện một biến thể mới để kích hoạt một làn sóng lo lắng, bất an mới.

Tiêm chủng có hiệu quả đến đâu?

Trên đây là biểu đồ trình bày số ca nhiễm mới hàng tháng trong thời gian từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 11 năm 2021 dựa trên dữ liệu thời gian thực của Worldometers và Đại học John Hopkins. Tháng 12 năm 2019, vaccine Covid-19 đầu tiên được phê duyệt đã có mặt trên thị trường; kể từ đó, ngày càng có nhiều người được chủng ngừa. Tuy nhiên, biểu đồ chỉ ra rằng vẫn còn nhiều biến động về số ca nhiễm mới; điều này làm dấy lên mối nghi ngờ về hiệu quả của vaccine.

Bảng thống kê số ca nhiễm mới toàn cầu theo tháng:

Thời gian Số ca nhiễm theo tháng Số ca tử vong theo tháng Số ca nhiễm mỗi ngày Số ca tử vong mỗi ngày
Lũy kế đến ngày 30/06/2020 10,185,374 503,862
Tháng 10/2020 12,230,677 181,921 394,537 5,868
Tháng 11/2020 17,175,566 273,219 572,518 9,107
Tháng 12/2020 20,200,571 351,024 651,631 11,323
Tổng từ tháng 10-12/2020 49,606,814 806,164 539,204 8,762
Lũy kế đến ngày 31/12/2020 83,720,315 1,823,584
Tháng 1/2021 19,771,614 413,773 637,794 13,347
Tháng 2/2021 11,165,763 304,241 398,777 10,865
Tháng 3/2021 14,724,088 279,440 474970 9,014
Tháng 4/2021 22,112,861 362,915 737,095 12,097
Tháng 5/2021 19,694,292 374,120 635,299 12,068
Tháng 6/2021 11,453,312 395,226 381,777 13,174
Tổng từ tháng 1-6/2021 98,921,930 2,129,715 546,530 11,766
Tháng 7/2021 15,544,024 271,454 501,420 8,756
Tháng 8/2021 19,924,267 302,528 642,718 9,758
Tháng 9/2021 16,132,041 263,937 537,734 8,797
Tháng 10/2021 12,937,871 219,745 417,350 7,088
Tháng 11/2021 15,546,118 217,398 518,203 7,246
Tổng từ tháng 7-11/2021 80,084,321 1,275,062 523,426 8,333
Lũy kế đến ngày 30/11/2021 262,968,613 5,231,818

(Số liệu thống kê theo thời gian thực của Worldometer, lũy kế tính đến ngày 30/11/2021)

Theo một bài báo của Reuters, trong hai năm qua, phải mất hơn một năm, số ca tử vong do chủng virus corona mới đạt đến 2,5 triệu; nhưng với 2,5 triệu ca tử vong tiếp theo, thời gian đã rút ngắn xuống còn chưa đầy 8 tháng. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số người chết là 5,7 triệu người. Điều đó cho thấy mọi biện pháp kiềm chế đại dịch hiện tại đều không mang lại hiệu quả thực chất.

Vào thời kỳ đầu của đại dịch, các ca nhiễm mới thường được cho là do mọi người chưa được tiêm phòng. Nhưng điều này đã trở thành nghi vấn khi Harvard công bố một nghiên cứu trên Tạp chí Dịch tễ học Châu Âu vào tháng 9 năm 2021. Nghiên cứu có tiêu đề “Số ca nhiễm COVID-19 gia tăng không tương quan với mức độ tiêm chủng ở 68 quốc gia và 2.947 quận ở Hoa Kỳ” (Increases in COVID-19 are unrelated to levels of vaccination across 68 countries and 2,947 counties in the United States).

“Ở cấp quốc gia, dường như không có mối quan hệ rõ ràng giữa tỷ lệ phần trăm dân số được tiêm chủng đầy đủ với số ca nhiễm COVID-19 mới trong 7 ngày qua”, các tác giả viết, “Trên thực tế, đường xu hướng cho thấy sự tỷ lệ thuận rằng các quốc gia có tỷ lệ dân được tiêm chủng đầy đủ cao hơn cũng có số ca nhiễm COVID-19 trên 1 triệu người cao hơn.”

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế từ Đại học Washington, Viện Công nghệ Sinh học Vir và các tổ chức khác đã xuất bản một bài báo trên tạp chí Nature vào tháng 12 năm 2021 với tiêu đề “Kháng thể trung hòa trên diện rộng đã vượt qua sự thay đổi kháng nguyên Omicron của SARS-CoV-2” (Broadly neutralizing antibodies overcome SARS-CoV-2 Omicron antigenic shift). Sau khi đánh giá sáu loại vaccine hiện có (Sputnik V, Sinopharm, Johnson & Johnson, Moderna, Pfizer/BioNTech và AstraZeneca), các nhà nghiên cứu nhận thấy các vaccine khó có thể ngăn ngừa được sự xâm nhập của biến thể Omicron vào tế bào.

Từ sự hoảng loạn ban đầu khi đại dịch mới xuất hiện, cho đến khi chấp nhận vaccine trên diện rộng, rồi đến tác dụng hạn chế của vaccine trong việc kiềm chế biến thể Omicron, thực tế khắc nghiệt cho thấy chúng ta có thể cần tiếp tục tìm kiếm các giải pháp thay thế để chống lại đại dịch.

Phép lạ trong bệnh dịch

Trong văn hóa Đông Tây đều ghi lại những kỳ tích trong bệnh dịch. Chẳng hạn như bệnh dịch ở Athens (năm 430 trước Công nguyên), Cái chết đen vào thế kỷ 14 và bệnh cúm Tây Ban Nha trong Thế Chiến thứ nhất. Hầu như lần nào đại dịch cũng đến đột ngột và biến mất một cách bí ẩn.

Nhưng cũng có những điều kỳ diệu. Năm 1527, khi bệnh dịch hoành hành ở Wittenberg, Đức, nhà Thần học Martin Luther đã quyết định ở lại chăm sóc người bệnh sắp chết. Ông tin rằng những người giúp đỡ bệnh nhân bằng đức hạnh, sự tận tâm và chân thành sẽ được bảo vệ. Cuối cùng, ông đã sống sót sau bệnh dịch.

Nhà Thần học Martin Luther tại Nghị viện Worms năm 1521. (Ảnh: Wikipedia)

Một ví dụ khác là làng Oberammergau ở Bavaria, Đức. Năm 1633, khi một trận dịch hạch hoành hành trong vùng, một nửa dân làng đã chết. Những cư dân còn lại thề sẽ biểu diễn một vở kịch về cuộc sống và cái chết của Chúa Jesus cứ 10 năm một lần nếu Đức Chúa Trời bảo vệ họ khỏi bệnh dịch. Sau đó, trong làng không còn người nào chết vì bệnh dịch nữa, và truyền thống biểu diễn vở kịch này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

Giúp đỡ người bệnh, gặp phúc báo

Thiên Nhân hợp nhất là một chủ đề trọng yếu trong văn hóa truyền thống. Những kinh điển y học cổ đại như “Hoàng Đế Nội Kinh” nhấn mạnh “Thuận theo Thiên Địa, hợp với bốn mùa”. Lão Tử, Khổng Tử đều đã luận bàn về quan hệ giữa người và Trời. Xét từ quan điểm của Đạo gia, Thiên là tự nhiên, người là một bộ phận của tự nhiên. Cổ nhân Trung Quốc trong sinh hoạt và quan sát mà biết được, con người phải thuận theo Trời mà hành sự và sinh sống thì mới bảo trì được Thiên Nhân hợp nhất; có Thiên Nhân hợp nhất, người mới có thể khỏe mạnh, gia đình mới hòa thuận, xã hội mới thái bình; trái lại, cho dù là cá nhân, gia đình, hay xã hội đều rất dễ gặp bệnh hoạn và tai họa liên tiếp.

Văn hóa phương Đông cho rằng ôn dịch xuất hiện là do tà khí xâm lấn mà thành. Hà Hưu, nhà Nho học trứ danh thời Đông Hán, từng nói: “Dân có dịch bệnh là do khí tà loạn sinh ra”.

Những câu chuyện như Martin Luther cũng được ghi lại trong lịch sử Trung Quốc. Trong sử sách cũng ghi lại những kỳ tích trong đại dịch. “Tứ Khố Toàn Thư” có ghi chép, một tri phủ họ Từ trong triều đại nhà Minh nhận chức ở Cao Châu (thuộc tỉnh Quảng Đông ngày nay), đã chứng kiến bà và mẹ kế của ông chết vì bệnh kiết lỵ. Gia nhân cũng nhiều người bị nhiễm bệnh. Hàng xóm, thân thích lần lượt bỏ đi để tránh bệnh vì cho rằng vô phương cứu chữa. Chỉ có Từ tri phủ một mình vật lộn, chăm sóc tỉ mỉ bà và mẹ kế, đã chuyển nguy thành an. Từ tri phủ vẫn khỏe mạnh, như thể bệnh dịch không liên quan gì đến ông cả.

Tiến sỹ Trương Tông Liễn thời Vĩnh Lạc triều Minh có phụ thân là Trương Ngạn Thầm. Khi có người nhiễm bệnh dịch, thân bằng hảo hữu đều tránh né, còn Trương Ngạn Thầm đích thân nấu cháo, mỗi ngày đến thăm nom mấy lần. Mọi người sợ ông nhiễm phải ôn dịch, đều ngăn cản ông. Trương Ngạn Thầm giải thích: “Tôi làm việc tốt, lẽ nào quỷ thần lại có thể xâm hại? Ngay cây cối bên đường còn có thể che mát cho thi thể người, mà giữa người với người làm sao có thể không phù nguy trợ khốn đây?” Trương Ngạn Thầm cứ vậy qua lại chỗ người nhiễm bệnh, mà trước sau không hề nhiễm.

Trong đại dịch lần này, cũng có một số người không dễ mắc Covid-19. Đó là những thành viên của các gia đình có người mắc bệnh mà bản thân họ không hề bị mắc bệnh. Các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra 3 yếu tố bao gồm: mức độ interferon trong cơ thể, nhóm máu và gen.

Trời không tuyệt đường người

Hầu như trong các đại dịch đều ẩn chứa cách hóa giải, bất kể giàu nghèo sang hèn, “Chỉ có thiện mới có thể bảo toàn tính mệnh”. Ngạn ngữ cổ có câu: “Trời không tuyệt đường người”, nghĩa là, cho dù thiên tai nguy khốn thế nào, trời cao cũng sẽ mở ra một con đường sống cho những người đáng được lưu lại thoát khỏi kiếp nạn.

Năm 2020, trong dịch viêm phổi Vũ Hán, có những người nhiễm bệnh ở Trung Quốc Đại lục, nhờ thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” và “Chân-Thiện-Nhẫn hảo” mà thoát khỏi bệnh dịch. Có chuyên gia y tế phát hiện khi mọi người niệm chín chữ chân ngôn này, thân thể sản sinh ra trường năng lượng, khiến lực miễn dịch tăng lên rõ rệt, nhờ đó có thể bảo vệ bản thân khỏi bị nhiễm bệnh, phục hồi sức khỏe, kể cả hồi phục sau nhiễm.

Cuộc sống luôn có nhiều bất trắc, nhưng làm theo lương tâm và hướng thiện sẽ luôn mang lại phúc lành cho bạn, cho tôi và cho xã hội của chúng ta.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả.

Theo vn.minghui.org



BÀI CHỌN LỌC

Biến thể của virus corona: Bài học từ lịch sử và hy vọng cho tương lai