Bỏ túi 5 loại nấm có lợi ích về mặt dinh dưỡng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nấm được cho là có tác dụng chống ung thư, giảm cholesterol và tăng cường khả năng miễn dịch.

Nấm là loại thực phẩm phổ biến vừa ngon vừa có lợi về mặt dinh dưỡng. Nhà dinh dưỡng người Đài Loan Chang Yi-Ting gần đây đã chia sẻ rằng nấm rất giàu polysaccharid có thể giúp chống lại bệnh ung thư, giảm cholesterol và tăng cường các chức năng miễn dịch. Chúng cũng chứa ít natri, nhiều kali và giàu các khoáng chất khác nhau. Ăn nấm vừa phải có thể giúp ổn định huyết áp.

Các loại nấm phổ biến bao gồm nấm hương, nấm sừng Pháp, enoki, nấm sò và nấm sồi nâu, nhưng giá trị dinh dưỡng và hiệu quả của các loại nấm khác nhau là khá khác nhau. Bà Chang Yi-Ting đã tổng kết thành phần dinh dưỡng của 5 loại nấm phổ biến này.

Nấm hương rất giàu vitamin D, polysaccharides, chất xơ và selen, có thể giúp giảm huyết áp và cholesterol. (Ảnh: unsplash.com)

Nấm hương

Nấm hương rất giàu vitamin D, polysaccharides, chất xơ và selen, có thể giúp giảm huyết áp và cholesterol. Ngoài ra, polysaccharide (lentinan) trong nấm đông cô được phát hiện có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và cải thiện hoạt động của tế bào T miễn dịch trong các thí nghiệm trên động vật.

Nấm Sừng Pháp

Nấm sừng Pháp rất giàu protein thực vật và hương vị tương tự như thịt gà, là lựa chọn tốt cho những người ăn chay. Chúng rất giàu kali, giúp loại bỏ natri dư thừa và giữ huyết áp ổn định.

Nấm Enoki

Nấm Enoki rất giàu chất xơ, chứa nhiều loại axit amin thiết yếu và giàu vitamin B1, tất cả đều cần thiết cho quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng và duy trì thể lực. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nấm Enoki cũng chứa arginine, là chất có thể ức chế sự hình thành khối u.

Nấm sò

Nấm sò rất giàu vitamin nhóm B và kẽm, giúp cải thiện hoạt động của các tế bào miễn dịch, rất giàu axit amin có thể giúp sửa chữa các tế bào và mô. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chất glycoprotein chứa trong nấm sò có tác dụng chống ung thư.

Nấm sồi nâu

Nấm sồi nâu, còn được gọi là nấm marmoreal, rất giàu selen, axit folic và polysaccharid và có vị hơi đắng. Selen là một chất chống oxy hóa có thể ức chế rất nhiều quá trình oxy hóa và ung thư tế bào.

Bà Chang Yi-Ting nói rằng vì nấm mọc trên các sinh vật sống, chúng không chứa chất diệp lục và do đó không thể tự sản xuất chất dinh dưỡng. Chúng thường ký sinh trên cây hoặc gỗ mục nát. Các loại nấm phổ biến nhất hiện có ở các cửa hàng thường được nuôi trồng nhân tạo.

Mặc dù nấm trồng trong đất sẽ tươi hơn, nhưng cần phải làm sạch đất trước khi tiêu thụ. Ngoài ra, nên tìm hiểu kỹ nguồn nước sạch và tinh khiết nơi trồng nấm. Để đảm bảo nấm không bị nhiễm các tạp chất hoặc kim loại nặng từ nguồn nước bị ô nhiễm.

Bà Chang cũng đề nghị rằng nấm phải được nấu chín hoàn toàn trước khi ăn. Tuy nhiên, vì axit folic và kali là những chất dinh dưỡng hòa tan trong nước nên không nên nấu nấm quá lâu. Chúng ta có thể luộc nấm hoặc chế biến cùng các nguyên liệu khác.

Một số công thức nấu ăn đơn giản được làm với nấm

  1. Miso nấm sừng Pháp

Nấm sừng Pháp rửa sạch rồi cắt miếng vừa ăn. Sau đó hòa tan miso trong nước nóng và nêm nếm cho vừa miệng. Đổ miso lên nấm và quay nóng ở 200 ° C (400 ° F) trong vòng 15-20 phút.

Các loại nấm phổ biến nhất hiện có ở các cửa hàng thường được nuôi trồng nhân tạo. (Ảnh: unsplash.com)
  1. Trứng lộn nấm sò

Nấm sò rửa sạch, cắt khúc, xào sơ qua rồi cho trứng vào xào cho đến khi trứng chín. Có thể thêm cà rốt, hành lá và các nguyên liệu khác tùy theo sở thích của bạn. Nêm nếm với muối và hạt tiêu đen.

  1. Nấm sồi nâu

Rửa sạch và cắt miếng mướp và nấm nâu, sau đó hấp nấm với ngao đã rửa sạch. Nêm muối cho vừa ăn. Công thức này sử dụng vị ngọt của mướp và ngao để giảm vị đắng của nấm sồi nâu. Là món ăn giải nhiệt thích hợp cho mùa hè.

Bà Chang Yi-ting cho biết vì nấm chứa nhiều kali nên bệnh nhân có vấn đề về thận nên chú ý bổ sung khoáng chất và dùng nấm ở mức phù hợp để tránh tăng lượng kali trong máu. Ngoài ra, nấm có hàm lượng purin cao, vì vậy bất cứ ai bị cơn gút cấp hoặc nghi ngờ về tình trạng này nên tham khảo ý kiến ​​chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ trước khi dùng.

Nhật Tâm

(Theo The Epoch Times)



BÀI CHỌN LỌC

Bỏ túi 5 loại nấm có lợi ích về mặt dinh dưỡng