Bộ Y Tế: Khẳng định không cấp hóa chất xét nghiệm nhanh COVID-19

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 5/8, Hà Nội xác nhận ca nhiễm COVID-19 thứ 714, sau khi xét nghiệm nhanh cho kết quả âm tính từ 5 ngày trước đó...

Sáng 2/8, trong buổi giao ban trực tuyến với lãnh đạo Sở y tế 63 tỉnh và thành phố, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã khẳng định: Trung ương không cấp kit test nhanh (xét nghiệm máu nhanh) để tìm kháng thể, mà khuyến khích sử dụng xét nghiệm rRT-PCR (xét nghiệm phết mũi họng) để xác định bệnh nhân COVID-19, theo Zingnews.

GS.TS Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, cũng khuyến cáo không nên dùng test nhanh để sàng lọc SARS-CoV-2. Theo tiến sĩ Trí, test nhanh chỉ có thể xác định được một người có hay không có kháng thể chống lại virus. Nó không xác định được chính xác liệu một người có đang mắc COVID-19 hay không.

Cơ thể cần ít nhất 14 ngày sau khi nhiễm virus để tạo được kháng thể. Nói cách khác, xét nghiệm trong vòng 14 ngày sau khi nhiễm virus thường cho kết quả âm tính. Xét nghiệm sớm âm tính có thể dẫn tới tình trạng không phòng bệnh do chủ quan của bệnh nhân.

Tại Quảng Nam

Sáng 5/8, ông Mai Văn Mười - Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, Sở đã đề nghị các đơn vị trên địa bàn tỉnh không thực hiện test nhanh để sàng lọc phát hiện COVID-19 tại cộng đồng.

Theo ông Mười, việc triển khai test nhanh để tìm kháng thể COVID-19 trên địa bàn tỉnh hiện nay chưa phù hợp. Kết quả có trường hợp âm tính giả hoặc dương tính giả. Để tránh người dân chủ quan khi có kết quả âm tính, nên tạm ngưng việc thực hiện test nhanh. Thay vào đó, tiến hành lấy mẫu phết họng để làm PCR đo tải lượng virus với đối tượng có nguy cơ cao nhiễm COVID-19.

Trong cuộc họp trước đó với Bộ Y tế (2/8), Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân cho biết tỉnh hiện nay chỉ có 3 cơ sở xét nghiệm COVID-19 - với hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động. Trong khi đó, Quảng Nam trung bình một ngày lấy tới 1.200-1.500 mẫu bệnh phẩm.

Ông Tân đề nghị Bộ Y tế quan tâm hơn nữa đối với năng lực xét nghiệm của Quảng Nam. Hiện nay, hầu hết người dân tỉnh Quảng Nam đều đề nghị được xét nghiệm COVID-19. Tuy nhiên, do sinh phẩm, vật tư y tế cũng như công suất máy móc, con người không đáp ứng nổi, nên tỉnh phải chọn lọc những trường hợp F1 thực sự có nguy cơ cao để xét nghiệm.

Nhiều quốc gia tạm ngừng xét nghiệm test nhanh Covid-19

Trong đợt dịch COVID-19 thứ 2 tại Việt Nam, Sở Y tế Hà Nội cho biết họ đã test nhanh cho 70.689 trường hợp trong tháng 7. Theo đó, ghi nhận 12 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, nhưng sau đó xét nghiệm khẳng định bằng kĩ thuật PCR thì toàn bộ lại âm tính.

Mới đây Bộ Y tế Philipines cho biết cũng sẽ dừng sử dụng các bộ kit test nhanh để kiểm tra sàng lọc bệnh nhân mắc viêm phổi Vũ Hán.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ mới đây cũng cho biết sẽ ngừng sử dụng chiến lược sàng lọc SARS-CoV-2 dựa vào test nhanh. Theo cập nhật khuyến cáo mới, CDC đề nghị các đơn vị y tế tiểu bang nên thận trọng hơn trong việc sử dụng công nghệ phản ứng nhanh này.

Thống đốc của Indonesia mới đây cũng đã yêu cầu đất nước này nên tối ưu hóa xét nghiệm PCR và dừng các hoạt động test nhanh COVID-19. "Bây giờ test nhanh COVID-19 không hiệu quả nữa. Sử dụng kĩ thuật PCR sẽ hiệu quả hơn" - ông nhận định.

Thanh Long



BÀI CHỌN LỌC

Bộ Y Tế: Khẳng định không cấp hóa chất xét nghiệm nhanh COVID-19