Brazil cấm vaccine Sputnik của Nga sau khi phát hiện adenovirus sống

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vấn đề nghiêm trọng của vaccine Sputnik có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng. Đó là lý do các cơ quan quản lý Brazil đã cấm nhập khẩu loại vaccine này.

Cơ quan quản lý sức khỏe hàng đầu của Brazil ban hành lệnh cấm vaccine Sputnik V của Nga sau khi phát hiện các mẫu nghiên cứu có adenovirus sống và các cơ sở sản xuất có tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng kém.

Cơ quan Giám sát y tế quốc gia (Anvisa) Brazil đã cấm biến thể adenovirus của vaccine Nga dùng để ngừa dịch Covid-19.

Vaccine adenovirus vector hoạt động bằng cách nối một adenovirus bất hoạt, một loại virus khác với virus corona hay virus cúm, với đột biến protein từ SARS-CoV-2 để mô phỏng một phản ứng miễn dịch với coronavirus thực sự. Nếu adenovirus bị bất hoạt một cách không chính xác và bắt đầu lây nhiễm các tế bào chủ và tái tạo, bản thân nó có thể gây ra bệnh.

Trong tự nhiên, adenovirus thường gây bệnh đường hô hấp nhẹ ở người. Vector adenovirus được sử dụng trong vaccine là loại biến đổi gen và bị vô hiệu hóa, vì vậy nó không thể tái tạo trong các mô của con người. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng được đảm bảo. Vector này có thể sống trở lại ở một số người, phá hủy liệu pháp vaccine, gây ra các bệnh nhiễm trùng mới và góp phần lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Tháng 8/2020, Tổng thống Nga Putin đã phê duyệt việc phân phối Sputnik V tại nước Nga cho dù nó vẫn chưa vượt qua giai đoạn thử nghiệm thứ 3. Ông Putin tuyên bố một trong các con gái của ông đã tham gia vào việc thử nghiệm vaccine. Hãng tin Nga Sputnik nói vaccine được đặt theo tên của Sputnik 1, vệ tinh không gian đầu tiên được tạo ra dưới thời Liên Xô, đã “kích hoạt nghiên cứu toàn cầu”.

Theo Wikipedia, vệ tinh Sputnik nguyên bản của Liên Xô “quay quanh quỹ đạo trong ba tuần trước khi pin của nó chết và sau đó quay quanh quỹ đạo im lặng trong hai tháng trước khi nó rơi trở lại bầu khí quyển”.

Cơ quan Anvisa cũng cáo buộc Viện Gamaleya, nơi phát triển vaccine này, về việc không cung cấp dữ liệu đáng tin cậy và nhất quán về hiệu quả của vaccine Sputnik V. Trong một tuyên bố, cơ quan này cho biết, họ đưa ra quyết định của mình sau khi tham vấn 5 cơ quan chính phủ khác.

Brazil cũng gửi các nhà điều tra để kiểm tra các cơ sở sản xuất vaccine ở Nga. Những thanh tra này cho biết, họ phát hiện không có sự nhất quán trong sản xuất hay kiểm soát chất lượng nào tại các cơ sở sản xuất vaccine Nga.

Anvisa nói trong một tuyên bố với công chúng: “Một thực tế đáng lo ngại liên quan đến việc đánh giá dữ liệu có sẵn cho đến nay là các tế bào nơi adenovirus được sản xuất để phát triển vaccine cho phép sao chép của chúng… Điều này có thể dẫn tới lây nhiễm ở người, có thể gây ra tổn thương và tử vong, đặc biệt ở những người có miễn dịch kém và các vấn đề về hô hấp, trong số các vấn đề sức khỏe khác”.

Sputnik V không được Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) thông qua. Tuy nhiên, một số quốc gia đã sẵn sàng bắt đầu sử dụng vaccine này. Ví dụ, Hungary đã cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với vaccine Nga.

Ở Slovakia, Thủ tướng Igor Matovic đã buộc phải từ chức hồi tháng 3 sau khi sự việc ông bí mật sắp xếp để nhập khẩu 200.000 liều Sputnik V mà không cần tham khảo ý kiến ​​của các đối tác liên minh bị đưa ra ánh sáng. Matovic giờ là Bộ trưởng Tài chính.

Các nhà khoa học Slovak tuyên bố rằng các liều vaccine được gửi tới đất nước họ khác với những gì Nga đã gửi tới các nơi khác, một cáo buộc mà Moscow tố cáo là tin giả. Vào tháng 4, Cơ quan quản lý dược phẩm của Slovakia phán quyết rằng, một số lô Sputnik được sản xuất ở Nga có thể không được sử dụng bởi vì chúng “dưới mức tiêu chuẩn”, theo bản tin của Euro News.

Tuy nhiên, một số lượng đáng kể người dân Slovak sẽ thích tiêm vaccine Nga hơn một số loại khác. Điều này, theo các chuyên gia đánh giá, nó thể hiện mối quan hệ dân tộc giữa hai nước.

“Sự ưa thích này có liên quan đến sự đánh giá tích cực về Nga của người dân Slovakia. 78% người Slovak nhận thức Nga như một quốc gia anh em của họ. Rất nhiều người Slovak không nhìn nhận Nga như một mối đe dọa”, Katarina Klingova từ Viện chính sách GLOBSEC nói với Euro News.

Hà Thành

Theo Vision Times

Xem thêm:



BÀI CHỌN LỌC

Brazil cấm vaccine Sputnik của Nga sau khi phát hiện adenovirus sống