Bụng đói vẫn có thể thưởng thức cà phê

Giúp NTDVN sửa lỗi

Với những lợi ích và hương vị của cà phê, nhiều người thích thú thưởng thức đồ uống này ngay sau khi thức dậy, hoặc tối đêm khi làm việc. Nhiều ý kiến cho rằng thói quen hàng ngày này có thể có hại cho sức khỏe…

Phổ biến chỉ sau trà, cà phê là món đồ uống đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta. Không chỉ giúp chúng ta bớt mệt mỏi và tỉnh táo hơn khi làm việc, cà phê còn giúp cơ thể chống lại bệnh tật - như bệnh tim, Alzheimer, tiểu đường tuýp 2...

Thật tuyệt nếu có thể thưởng thức đồ uống yêu thích mọi lúc, và cà phê theo đó đã trở thành món điểm tâm sáng quen thuộc hay người bạn cú đêm của nhiều người. Tuy nhiên, có người nghĩ cà phê gây hại cho bao tử nếu uống khi đói bụng, và nên hạn chế thưởng thức nó lúc mới ngủ dậy.

Cà phê thật sự gây ra các vấn đề tiêu hóa?

Nghiên cứu cho thấy, vị đắng cà phê có thể kích thích sản xuất acid dạ dày. Do đó, nhiều người tin rằng, cà phê gây kích ứng bao tử, làm trầm trọng thêm các triệu chứng đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, ợ nóng, buồn nôn, trào ngược dịch dạ dày hay khó tiêu.

Thật may mắn cho người yêu thích cà phê buổi sáng, các nhà khoa học không tìm thấy mối liên quan mật thiết giữa cà phê và các vấn đề tiêu hóa - tại bất kể thời điểm nào mà chúng ta uống nó, ngay cả khi bụng đói.

Tuy nhiên, nếu bạn thuộc tuýp người cực kỳ nhạy cảm với cà phê, thì dù uống nó lúc bụng đói hay no sẽ đều có thể bị ợ nóng, nôn mửa hoặc khó tiêu. Điều này gây hiểu lầm và hạn chế một số người thưởng thức cà phê lúc sáng sớm.

Ly trà hay cà phê chào ngày mới thực sự có giúp bạn tỉnh táo? (Shutterstock)

Uống cà phê lúc đói bụng sẽ stress hơn?

Một lập luận phổ biến khác cho rằng, uống cà phê khi bụng đói có thể làm tăng nồng độ cortisol - hormone của stress. Đây là một chất bình thường giúp cơ thể điều chỉnh sự trao đổi chất, huyết áp và lượng đường trong máu. Tuy nhiên, cortisol tăng quá mức trong thời gian dài có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe không mong muốn - như tăng hủy xương, cao huyết áp, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch.

Cortisol bình thường có nồng độ cao nhất lúc mới thức dậy, giảm dần trong ngày và đạt cao điểm trở lại khi chúng ta bắt đầu đi ngủ. Vì vậy, nếu uống cà phê vào buổi sáng, khi nồng độ cortisol đã ở mức cao, thì có thể sẽ gây nguy hiểm do đồ uống này kích thích cơ thể tiết thêm hormone căng thẳng.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy, uống cà phê thường xuyên dường như không làm gia tăng cortisol, hoặc tăng rất ít. Thêm vào đó, có rất ít bằng chứng chứng minh uống cà phê khi bụng no sẽ làm giảm phản ứng tiết hormone này.

Thói quen thưởng thức cà phê buổi sáng không làm hại chúng ta. Nhưng số lượng cà phê uống trong ngày có thể đem đến nhiều phiền toái cho sức khỏe, đặc biệt nếu duy trì nó trong một thời gian dài.

Đọc thêm: Cà phê hòa tan - Thức uống tiện lợi nhưng có thể gây hại cho sức khỏe

Điều chúng ta nên chú ý khi uống cà phê

Uống nhiều cà phê có thể gây ra những tác dụng không mong muốn, nó có thể làm hại chúng ta ngay cả khi uống bụng no.

Gây nghiện: caffeine có thể gây nghiện, do thường xuyên thay đổi các chất hóa học trong não. Điều này đòi hỏi lượng caffeine lớn hơn dần dần để tạo ra các hiệu ứng tương tự.

Những tác dụng phụ khác: Uống quá nhiều có thể dẫn đến lo lắng, bồn chồn, tim đập nhanh và tạo thành một số cơn hoảng loạn, nôm na gọi là say cà phê. Nó còn có thể dẫn đến đau đầu, đau nửa đầu và thậm chí huyết áp cao ở một số nhóm người.

Các chuyên gia khuyên chỉ nên uống khoảng 3-5 tách cà phê mỗi ngày, riêng phụ nữ có thai chỉ nên uống 1-2 tách cà phê hàng ngày.

Thiện Đức
- Theo Healthline.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Bụng đói vẫn có thể thưởng thức cà phê