Cà phê là ‘người bảo vệ sức khỏe’ hay là ‘thủ phạm gây bệnh tim mạch’?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cà phê là thức uống được tiêu thụ phổ biến trên toàn thế giới chỉ đứng sau trà. Mỗi ngày, lượng cà phê tiêu thụ có thể lên tới 1.6 tỷ tách. Một số người không bao giờ uống cà phê, cho rằng cà phê độc hại, dễ gây nghiện, có thể gây ung thư và làm rối loạn nhịp tim. Nhưng cũng có người lại cho rằng, cà phê không chỉ vô hại mà còn là thức uống tốt nhất để bảo vệ hệ tim mạch.

Về những khúc mắc này, chúng ta hãy nói về chúng một cách chi tiết hôm nay.

1. Cà phê có thực sự gây ung thư?

Kết luận cho rằng uống nhiều cà phê có thể dẫn tới ung thư được đưa ra vào thời điểm, các nhà khoa học phát hiện một chất có tên là acrylamide, được cho là có khả năng gây ung thư cho người.

Vào năm 1991, Tổ chức Y tế Thế giới đã liệt cà phê vào danh sách chất gây ung thư 2B.

Vào thời điểm đó, có 22 nghiên cứu dịch tễ học về mối liên hệ giữa việc uống cà phê và ung thư bàng quang, trong đó 16 nghiên cứu tìm thấy mối tương quan yếu, trong khi 6 nghiên cứu còn lại không tìm thấy bất kỳ mối liên quan nào.

Trong các thí nghiệm trên động vật, cà phê cũng không được đánh giá là chất gây ung thư, vì vậy bằng chứng cho sự phân loại này rất yếu, và cà phê chỉ có thể được xếp vào loại chất gây ung thư 2B.

Ngoài ra, trả lời về vấn đề này, một chuyên gia về an toàn thực phẩm của Đại học Nông nghiệp Trung Quốc cho biết: So với các chất khác, cà phê có chứa hàm lượng acrylamide cao hơn. Có khoảng 1100 microgam acrylamide trong một kg cà phê, nhưng! Cà phê chúng ta thường uống, trong một cốc cà phê chỉ có khoảng 2 ~ 3 gam cà phê, nghĩa là trong một cốc cà phê có khoảng 3.3 microgam acrylamide, hàm lượng này không có gì đáng nói đối với sức khỏe.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thực phẩm và Chất độc Hóa học vào năm 2010 cũng cung cấp dữ liệu cho giả thuyết này: Nếu bạn muốn dựa vào acrylamide để gây ung thư, bạn cần tiêu thụ từ 2.6 đến 16 microgam trên mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày, tức một người trưởng thành nặng 50kg cần uống 10kg cà phê mỗi ngày để đạt đến liều ngộ độc acrylamide.

Uống 10kg nước mỗi ngày đã dễ ngộ độc nước, chưa nói đến 10kg cà phê... Vì vậy, nếu nói về độ độc mà không kể liều lượng thì hẳn đang nói đùa.

Nghiên cứu mới nhất cũng đã tiết lộ một số lợi ích của việc uống cà phê.

2. Những lợi ích sức khỏe của việc uống cà phê là gì?

A - Cà phê có thể làm giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim

Đại học California, San Francisco hôm 19/7 đã công bố một nghiên cứu nói rằng cà phê không những không làm tăng mà còn có thể làm giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim.

Nghiên cứu quy mô lớn này cho thấy uống thêm một tách cà phê mỗi ngày có thể giảm trung bình 3% nguy cơ mắc chứng rối loạn nhịp tim.

Chúng ta đều biết rằng chứng viêm có thể gây ra các vấn đề về nhịp tim, và cà phê có tác dụng chống viêm. Cũng có thể là do cà phê có thể làm cho con người hưng phấn và năng động, do đó làm giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim, hoặc có thể do một số cơ chế tương tác mà chúng ta chưa hiểu hết.

B - Giảm nguy cơ ung thư

Một nghiên cứu trên Tạp chí American Journal of Clinical Gastroenterology and Hepatology cho thấy, nguy cơ ung thư gan nguyên phát giảm khoảng 40% ở những người uống cà phê mỗi ngày, đồng thời nó có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư buồng trứng ở phụ nữ.

C. Góp phần kéo dài tuổi thọ

Một giáo sư nhi khoa tại Đại học Y khoa Indiana xuất bản một bài học thuật cho thấy, tỷ lệ tử vong của những người có thói quen uống cà phê sẽ thấp hơn so với những người bình thường.

Ở Trung Quốc có huyện Chengmai, nổi tiếng là mảnh đất trường thọ ở Hải Nam, nơi đây rất giàu cà phê, và những người cao tuổi ở đây có thói quen uống cà phê nguyên chất từ ​​lâu đời.

D - Làm giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Trong nghiên cứu của mình về cà phê, giáo sư dinh dưỡng và dịch tễ học tại Đại học Y tế Công cộng Harvard đã phát hiện ra rằng, uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ một cách hiệu quả, đồng thời có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

E - Lợi ích tiềm năng đối với sỏi và bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố bởi NEJM cho thấy, tiêu thụ cà phê có liên quan đến việc giảm nguy cơ sỏi mật và sỏi thận.

Các nghiên cứu thuần tập tiến hành ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á đã chỉ ra rằng lượng caffeine có liên quan đáng kể đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson; các kết quả nhất quán cũng đã được quan sát thấy trong các thí nghiệm trên động vật.

3. Cà phê có một ngưỡng sức khỏe

A - Lượng cà phê uống

Hiện nay, các chuyên gia khuyến nghị “người trưởng thành uống 2 hoặc 3 lần cà phê mỗi ngày, lợi ích sẽ vượt quá nguy cơ”.

Điều đó có nghĩa là, lượng cà phê uống hàng ngày đối với người lớn khỏe mạnh nên được duy trì ở mức khoảng 250mg và giới hạn trên là 400mg.

B - Thời gian

Nên uống cà phê sau bữa ăn sáng hoặc trưa, không nên chọn uống cà phê buổi tối, uống cà phê buổi tối sẽ dễ ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Các nhà khoa học đã tính toán rằng thời gian tốt nhất để uống cà phê là 9h30 ~ 11h30 sáng.

C - Những ai cần chú ý khi uống cà phê

(1) Bệnh nhân cao huyết áp cần chú ý thời điểm uống cà phê, không nên uống cà phê vào buổi sáng, nếu không sẽ dễ dẫn đến tăng huyết áp;

(2) Người bị loãng xương không nên uống quá 3 tách cà phê mỗi ngày;

(3) Phụ nữ mang thai nên kiểm soát lượng cà phê uống, không quá 2 tách mỗi ngày. Caffeine có thể gây thay đổi nồng độ catecholamine ở phụ nữ mang thai và thai nhi, dễ gây co mạch nhau thai tử cung và thiếu oxy;

(4) Trẻ em và và thanh thiếu niên chưa hoàn thiện quá trình phát triển không nên uống cà phê.

Đừng biến cà phê trở thành “kẻ thù” của mỗi chúng ta. Đối với người trưởng thành khỏe mạnh, chỉ cần bạn uống cà phê với một lượng thích hợp, không những không gây hại cho cơ thể mà còn mang lại rất nhiều lợi ích! Điều này vẫn tốt hơn nhiều so với uống nước có ga mỗi ngày.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang

Xem giá cà phê hôm nay mới nhất tại đây.



BÀI CHỌN LỌC

Cà phê là ‘người bảo vệ sức khỏe’ hay là ‘thủ phạm gây bệnh tim mạch’?