Cách chăm sóc sức khỏe vào mùa thu cho những người bị tổn thương tỳ vị

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mùa hè nóng nực, con người có xu hướng tiêu thụ thực phẩm lạnh nhiều hơn. Ngoài ra, dưới ảnh hưởng của không khí lạnh do điều hòa nhiệt độ tạo ra cùng nhiều hành vi khác, chức năng của lá lách và dạ dày bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Sau đầu thu, thời tiết dần chuyển sang mát mẻ hơn, lúc này việc chăm sóc sức khỏe đúng cách và chế độ ăn uống hợp lý là rất quan trọng.

Bồi bổ tỳ vị vào mùa thu không chỉ bù đắp được các tổn thương trong mùa hè, mà còn bồi bổ sinh lực cho mùa đông, có ý nghĩa đối với việc chăm sóc sức khỏe cả năm. Vậy chúng ta nên dưỡng lá lách và dạ dày như thế nào?

Lá lách và dạ dày trong y học cổ truyền là một phạm trù lớn, bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, gan, túi mật, tuyến tụy và các cơ quan khác, thực chất có thể hiểu là toàn bộ hệ tiêu hóa.

Vì lá lách và dạ dày trong y học cổ truyền là hệ tiêu hóa, nên không khó hiểu khi "lá lách và dạ dày khỏe mạnh sẽ tăng cường thể trạng, trong khi lá lách và dạ dày bị tổn thương, nhiều bệnh tật đều có thể xảy ra" .

Dinh dưỡng đầy đủ là điều kiện cơ bản để duy trì sự sống và sức khỏe. Tuy nhiên, bằng cách chăm sóc thường xuyên, những khiếm khuyết bẩm sinh đều có thể bổ sung.

Bốn dấu hiệu cho thấy lá lách và dạ dày không khỏe

1. Nhìn vào lưỡi

Lưỡi bình thường thường có màu đỏ nhạt với một lớp phủ mỏng màu trắng.

Nếu chất lưỡi xỉn màu, thân lưỡi mập, có vết răng ở hai bên lưỡi, lớp phủ lưỡi trắng và dày thì chứng tỏ tỳ vị, dạ dày có vấn đề.

2. Nhìn mặt

Nếu nước da xỉn màu và có màu lục, đó là do chức năng của lá lách bị suy yếu.

3. Nhìn môi

Người có tỳ vị, dạ dày hoạt động tốt thì môi thường hồng hào, độ khô ẩm vừa phải. Ngược lại thì môi trắng, màu sắc thâm đen.

4. Nhìn lòng bàn tay

Lòng bàn tay bình thường có màu đỏ và không khô. Người tỳ vị kém có lòng bàn tay màu vàng nhạt hoặc nhợt nhạt, lòng bàn tay không đầy đặn, nhăn nheo.

Công việc và cuộc sống căng thẳng, thường xuyên thức khuya, ăn uống thất thường cùng một số lý do khác, lá lách và dạ dày thường xuyên phải làm việc quá tải.

Thời gian qua đi, chúng bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như chướng bụng, đau bụng, ợ hơi, tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Ngoài đó ra, còn có một số biểu hiện đặc biệt, cũng có thể liên quan đến tỳ vị và dạ dày kém, cần hết sức lưu ý.

Dấu hiệu của sự mất cân bằng lá lách và dạ dày

1. Đau nướu răng

Nướu bị sưng và đau có thể do dạ dày bốc hỏa quá mức, nhưng có nhiều lý do khiến nướu bị sưng và đau, chẳng hạn như ăn cay và đồ kích thích, thời tiết nóng bức, uống thuốc, tâm trạng không tốt hoặc cơ thể nóng trong...

2. Tay chân lạnh

Lạnh dạ dày đồng nghĩa với việc chức năng của đường tiêu hóa bị ảnh hưởng, chức năng của lá lách và dạ dày sẽ bị suy giảm dẫn đến trung tiện bị ảnh hưởng. Tỳ vị chi phối tứ chi, bệnh nhân lạnh bụng sẽ sợ lạnh, cũng dễ bị lạnh chân tay.

3. Chảy nước dãi khi ngủ

Y học cổ truyền cho rằng khi tỳ vị kém thì cơ mặt của con người dễ bị giãn, ngoài ra trong khoang miệng có nhiều tuyến tiết, khi ngủ không thể tự nuốt nước bọt, dẫn đến chảy nước dãi tự nhiên.

4. Vị giác bất thường

Lá lách chi phối vị giác, nếu chức năng của lá lách bất thường thì vị giác sẽ thay đổi.

Tỳ vị hư nhược cũng có thể dẫn đến vị giác không bình thường, chẳng hạn như:

  • Miệng có vị ngọt do tỳ vị nhiệt ẩm, tỳ vị hư hỏa;
  • Đắng miệng do thừa nhiệt ở tỳ vị và dạ dày;
  • Chua miệng phần nhiều phản ánh tỳ vị và dạ dày hư yếu;
  • Mặn miệng do tỳ vị hư hàn và thận âm hư nhược;
  • Nhạt miệng thường gặp ở người bị tỳ vị và dạ dày hư lạnh hoặc khí thấp ở lá lách và dạ dày.

Chăm sóc lá lách và dạ dày vào mùa thu

Sau mùa hè nóng nực, đầu mùa thu vẫn còn nóng ẩm. Do tỳ vị ưa khô và kỵ ẩm, nên khí thấp còn sót lại rất dễ làm tổn thương tỳ vị và dạ dày, từ đó sinh ra đa triệu chứng, chân tay uể oải, tức ngực và buồn nôn.

1. Chế độ ăn nhẹ và dễ tiêu hóa

Chế độ ăn nên chú trọng vào các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và đủ dinh dưỡng. Tránh thức ăn quá lạnh, thức ăn để trong tủ lạnh quá lâu, chẳng hạn như các món để qua đêm, salad nguội, v.v.

2. Lượng thuốc bổ vào mùa thu cần thích hợp

Vào mùa thu, không nên ăn quá nhiều thực phẩm có tác dụng dưỡng âm, bồi bổ cơ thể và loại bỏ khí thấp.

Tuy nhiên, trong khi dưỡng âm và loại bỏ khí thấp, hãy thêm một số nguyên liệu làm ấm và bổ dưỡng vào chế độ ăn hàng ngày của bạn, chẳng hạn như gừng, táo tàu, long nhãn, hạt tiêu, đinh hương, v.v.

Đối với những người thiếu dương khí, dễ bị tiêu chảy do lạnh, có thể bổ sung một số dược phẩm và thực phẩm giúp bổ tỳ vị, xua tan khí thấp một cách thích hợp vào chế độ ăn hàng ngày.

3. Chú ý giữ ấm

Tăng giảm quần áo phù hợp theo sự thay đổi thời tiết để tránh rét. Bụng và lưng là hai nơi dễ bị ngoại tà và khí thấp xâm nhập nhất, nên ngủ với chăn mỏng để bảo vệ bụng và lưng.

4. Tập thể dục

Nghỉ ngơi sau bữa ăn khoảng nửa tiếng rồi đi dạo, hoạt động nhẹ nhàng có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, tăng tiết dịch tiêu hóa, từ đó giúp dễ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, có lợi cho sức khỏe con người.

5. Thủ thuật y học cổ truyền

Ngâm chân, bấm huyệt, xoa bóp và các phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Đông y khác có thể giúp bổ tỳ vị, nâng cao khả năng chống ngoại tà, phòng bệnh cho cơ thể một cách hiệu quả.

Hoàng Tuấn
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Cách chăm sóc sức khỏe vào mùa thu cho những người bị tổn thương tỳ vị