Cách dùng muối để phục hồi 7 tình trạng sức khỏe bất thường

Giúp NTDVN sửa lỗi

Muối là một loại gia vị quan trọng giúp duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và bệnh tim mạch, nhưng nấu ăn mà thiếu muối cũng dễ hạ natri máu. Ngoài giá trị dinh dưỡng, muối còn được dùng cho một số trường hợp liên quan đến sức khỏe.

Trong chương trình “Health 1+1” (của The Epoch Times), Tiến sĩ Shu Rong, một bác sĩ y học cổ truyền Trung Hoa kỳ cựu người Anh, đã giải thích cách sử dụng muối như một biện pháp sơ cứu đơn giản để điều trị các bệnh hàng ngày.

Ông Shu cho biết y học cổ truyền tin rằng vị mặn của muối đi vào thận, vì vậy muối thường được sử dụng để giải quyết các vấn đề về thận ở Trung Quốc cổ đại.

Tiến sĩ giải thích: Dựa vào đặc tính này, muối thường được sử dụng làm chất dẫn thuốc (thêm vào để tăng cường hiệu quả) cho thuốc bổ thận. Có một cách để kích hoạt nó, chính là uống thuốc với một ít nước muối nhạt, muối sẽ giúp tăng cường tác dụng của thuốc đối với thận.

Giá trị của muối trong y học cổ truyền Trung Hoa

Theo ông Shu, ở Trung Quốc cổ đại, các đặc tính độc đáo của muối được áp dụng trong điều trị các bệnh sau:

1. Bệnh về xương: Y học cổ truyền tin rằng muối đi vào thận, và thận kiểm soát tất cả các khía cạnh liên quan đến chất cứng, xương (bao gồm cả răng). Ở Trung Quốc cổ đại, đã có ghi chép về việc sử dụng nước muối để điều trị các bệnh liên quan đến xương, chẳng hạn như răng lung lay.

Cách thực hiện: Cho muối vào miệng, súc miệng bằng nước ấm, để nước muối chảy qua các kẽ răng. Làm như vậy 100 lần vào mỗi buổi sáng trong 5 ngày liên tiếp, răng lung lay sẽ cứng trở lại.

2. Giải độc: Khi bị ngộ độc thức ăn hoặc ăn nhầm đồ gây đau bụng, rang muối cho đến khi chuyển vàng, tiếp đó thêm nước, để cô đặc rồi uống. Do dạ dày không thể giữ được nước muối đậm đặc nên sẽ gây nôn và giúp tống hết những thứ không tốt ra ngoài.

Ông Shu cho biết y học cổ truyền tin rằng vị mặn của muối đi vào thận, vì vậy muối thường được sử dụng để giải quyết các vấn đề về thận ở Trung Quốc cổ đại.
Ông Shu cho biết y học cổ truyền tin rằng vị mặn của muối đi vào thận, vì vậy muối thường được sử dụng để giải quyết các vấn đề về thận ở Trung Quốc cổ đại. (Needpix)

3. Tỉnh táo: Có người uống quá nhiều rượu, cảm thấy chóng mặt, rối loạn thị lực, buồn nôn nhưng không nôn ra được. Nếu uống một chút nước muối nhạt để trung hòa rượu, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.

4. Giải độc vết cắn của côn trùng: Sau khi bị muỗi hoặc ong đốt, bạn có thể trộn muối với nước bọt rồi bôi vào chỗ bị cắn. Vì nước bọt cũng có đặc tính giải độc nên cả hai kết hợp với nhau sẽ khiến vết thương nhanh chóng lành lại.

5. Các bệnh về da: Đối với các vấn đề về da như chàm, nấm da chân, nẻ… bạn có thể ngâm chân vào nước muối để cải thiện.

6. Dị ứng mũi: Khi bị hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi và các triệu chứng khác mà không thực sự bị cảm lạnh, bạn có thể rửa mũi bằng nước muối nhạt, sau đó xối nước rồi xì mũi.

7. Mắt đỏ, sưng, nóng và đau: Khi mắt có cảm giác ngứa, đỏ, sưng và đau, chảy nước mắt và chất nhầy ở mắt, bạn có thể dùng khăn thấm nước muối để đắp lên mắt, hoặc lau chúng.

Muối điều trị 7 bệnh hàng ngày

Tiến sĩ Shu liệt kê bảy bệnh hoặc tình trạng hàng ngày có thể điều trị bằng cách sử dụng muối trong trường hợp khẩn cấp:

- Nhiễm trùng đường tiết niệu nữ: Cho một thìa cà phê muối vào chậu rửa mặt, thêm nước sôi khuấy đều. Đầu tiên, xông phần bị ảnh hưởng bằng hơi nóng từ nước sôi, và khi nước nguội đi, hãy ngâm mình trong bồn tắm và ngồi trong đó từ 10 đến 15 phút.

Điều này cũng có thể áp dụng để điều trị vết đỏ và sưng ở mông, hoặc đường tiết niệu do hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng cách tắm hông bằng nước muối khi không có bác sĩ.

Ở Trung Quốc cổ đại, các đặc tính độc đáo của muối được áp dụng trong điều trị nhiều bệnh. (Needpix)
Ở Trung Quốc cổ đại, các đặc tính độc đáo của muối được áp dụng trong điều trị nhiều bệnh. (Needpix)

- Sa hậu môn và trĩ: Đối với các cơn đau do sa hậu môn và trĩ gây ra, bạn cũng có thể ngâm nước muối sinh lý để đạt được tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc và giảm cảm giác khó chịu cho vùng bị bệnh.

- Viêm họng cấp: Cho nước muối vào họng, ngậm vài phút rồi nhổ ra. Lặp lại nhiều lần. Đối với tình trạng cổ họng sưng đỏ, đau rát, nóng rát dữ dội, đặc tính thanh nhiệt, giải độc của nước muối có thể cải thiện triệu chứng viêm nhiễm.

- Viêm miệng cấp tính: Cho một thìa cà phê muối vào cốc nước và súc miệng nhiều lần bằng nước muối nhạt sẽ cải thiện tình trạng viêm loét miệng.

- Đau răng: Nhúng tăm bông vào một ít nước, sau đó nhúng tăm bông ướt vào muối rồi chấm muối lên chỗ đau có tác dụng tiêu viêm, giảm đau.

- Hôi chân và bệnh tê phù chân: Đây là vấn đề viêm chân. Bạn có thể chuẩn bị nước tắm bằng một thìa muối và nửa chậu nước rồi ngâm mình trong đó 15 phút.

- Bỏng: Nếu bạn bị bỏng do nước nóng, hãy thoa muối trực tiếp lên vùng bị bỏng. Nếu bị bỏng dầu, bạn có thể ngâm vùng bị bỏng vào nước muối loãng từ 10 đến 15 phút, có tác dụng ngăn ngừa mẩn đỏ, sưng đau, phồng rộp sau khi bỏng rất hiệu quả. Nó cũng có thể giúp ngăn ngừa sẹo vĩnh viễn.

Nếu diện tích bỏng rộng, trong khi chờ xe cấp cứu, bạn có thể dùng khăn vải nhúng nước muối loãng đắp lên vùng bị bỏng như một cách sơ cứu. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các di chứng nghiêm trọng.

 

5 kiểu người không nên sử dụng quá nhiều muối

Mặc dù muối có nhiều giá trị chữa bệnh và là gia vị không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, nhưng tiến sĩ Shu chỉ ra rằng những người sau đây nên tránh ăn quá nhiều muối:

- Trẻ nhỏ bú sữa: Trẻ dưới 1 tuổi còn bú sữa không thích hợp ăn mặn, vì sữa mẹ hoặc sữa công thức đã có sẵn muối. Nó không phù hợp để bổ sung thực phẩm này với muối bổ sung.

- Người ăn thịt: Thịt chứa nhiều muối nên những người thích ăn thịt nên giảm lượng muối ăn vào.

- Người có ham muốn tình dục thấp: Không có ham muốn tình dục có thể là một dấu hiệu cho thấy năng lượng của thận không đủ; trong trường hợp như vậy, không nên ăn quá nhiều muối sẽ làm tổn thương thêm cho thận.

- Người nhiều đờm, phù thũng: Vì muối có tính giữ nước nên những người bị phù thũng, cơ thể quá ẩm, nhiều đờm nên ăn càng ít muối càng tốt.

- Da dày và sẫm màu: Muối là một hợp chất hóa học có tên là natri clorua. Nếu ăn quá nhiều muối, các ion natri trong cơ thể sẽ tăng lên, khiến các tế bào trên khuôn mặt bị mất nước và thô ráp, từ đó làm da bị lão hóa, dày và sẫm màu.

Lưu ý: Vì những người khác nhau có thể chất khác nhau, nên tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ hoặc chuyên gia y học cổ truyền trước khi sử dụng muối cho các mục đích khác nhau.

Theo Amber Yang từ The Epoch Times tiếng Anh
Nhật Duy biên dịch

Amber Yang đã làm việc với tư cách là giám đốc tiếp thị cho các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên trong nhiều năm, và là phóng viên kiêm biên tập viên về sức khỏe và sắc đẹp. Cô cũng là người dẫn chương trình và nhà sản xuất của các chương trình YouTube "Amber Running Green" và "Amber Health Interview".



BÀI CHỌN LỌC

Cách dùng muối để phục hồi 7 tình trạng sức khỏe bất thường