Không cần sử dụng máy đo, cách nhìn dái tai để dự đoán nguy cơ cao huyết áp

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nếu không có công cụ đo huyết áp, làm thế nào để bạn biết tình trạng sức khỏe của bản thân? Dựa vào kinh nghiệm của các nhà y cổ đại, chúng ta có thể dựa vào một vài đặc điểm của dái tai, cổ và tóc cũng có thể đoán trước nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

Huyết áp cao thường có triệu chứng chóng mặt đầu tiên

Nhịp đập của tim vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Huyết áp là áp lực do máu chảy trên mạch gây ra và sức cản của thành mạch đối với dòng máu.

Huyết áp bình thường nên được duy trì ở huyết áp tâm thu là 120mmHg (milimet thủy ngân) và huyết áp tâm trương khoảng 80mmHg.

Nếu huyết áp tâm thu của một người vượt quá 140mmHg, và huyết áp tâm trương vượt quá 90mmHg ở trạng thái nghỉ ngơi thì được coi là huyết áp cao.

Nhiều bệnh nhân cao huyết áp không tự cảm thấy gì.

Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp thường xuất hiện dần dần, dễ thấy nhất là tình trạng chóng mặt, sau đó là đánh trống ngực, mệt mỏi và thậm chí là mất ngủ. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể bị nôn mửa và co giật.

Huyết áp thấp cũng có thể gây chóng mặt, nhưng chúng không giống nhau về bản chất. Nói chung, huyết áp cao chỉ gây ra cảm giác chóng mặt đơn thuần, trong khi chóng mặt ở huyết áp thấp là cảm giác không còn sức lực.

Dựa vào dái tai và cổ có thể đoán được bệnh tăng huyết áp

Bệnh cao huyết áp nếu không được điều trị sẽ mang đến những biến chứng nguy hiểm, nên việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất cần thiết.

Tuy nhiên, thời cổ đại không có huyết áp kế, làm sao các nhà y học thời bấy giờ phán đoán bệnh nhân bị cao huyết áp?

Vì không có công cụ hiện đại, y học cổ truyền có thể phát hiện và chẩn đoán bệnh cao huyết áp bằng cách "nhìn, ngửi, hỏi và bắt". Dưới đây là quy trình quan sát và chẩn đoán bệnh của người xưa:

1. Nhìn bề ngoài: dái tai dày và có sọc, cổ ngắn và dày

Một số người có ngoại hình và vóc dáng đặc biệt dễ bị cao huyết áp.

  • Dái tai dày hoặc có sọc ngang.

Tai của chúng ta sẽ thay đổi đôi chút theo tuổi tác, một số người đến tuổi trung niên và cao tuổi có một vệt ở dái tai gọi là "vành tai". Những người như vậy dễ bị xơ cứng mạch máu và cao huyết áp.

Một số người đến tuổi trung niên và cao tuổi có một vệt ở dái tai gọi là "vành tai". Những người như vậy dễ bị xơ cứng mạch máu và cao huyết áp.
Một số người đến tuổi trung niên và cao tuổi có một vệt ở dái tai gọi là "vành tai". Những người như vậy dễ bị xơ cứng mạch máu và cao huyết áp. (Ảnh chụp màn hình NTDTV)
  • Cổ ngắn và dày, mặt hơi đỏ.

Đỏ mặt là do khí và huyết rất vượng, là dấu hiệu của huyết áp cao.

  • Hói đầu.

Người bị hói đầu là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não.

2. Nghe âm thanh, ngửi mùi: tiếng nói, thở khò khè, hơi thở hôi

Sau khi quan sát, bước tiếp theo mà các người xưa thường làm là "nghe và ngửi".

Nếu bạn nói nhanh hoặc hụt ​​hơi, bạn rất dễ bị cao huyết áp. Người cao huyết áp hay cáu gắt và thường xuyên bị hôi miệng.

3. Hỏi các triệu chứng: nhức đầu, chóng mặt

Các triệu chứng rõ ràng nhất của huyết áp cao là đau đầu và chóng mặt. Ngoài ra, chứng ù tai, cứng cổ, tê tay, ngủ không ngon giấc cũng là những đặc điểm phổ biến.

4. Bắt mạch: mạch mạnh và gấp

Bước cuối cùng là lấy mạch. Người bị cao huyết áp sẽ có mạch Hồng Xúc hoặc mạch Huyền Khẩn do máu chảy quá mạnh, mạch máu quá căng, thành mạch không đàn hồi, mạch đập mạnh, cứng và hay lo lắng.

Sau khi nhìn, nghe và hỏi theo cách này, người xưa sẽ nắm được tổng thể tình trạng bệnh tăng huyết áp của bệnh nhân, và hiểu chúng thuộc hội chứng nào để từ đó đưa ra liệu pháp điều trị.

Bảo Vy
Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Không cần sử dụng máy đo, cách nhìn dái tai để dự đoán nguy cơ cao huyết áp