Cẩn thận với ô nhiễm do khói cháy rừng, hậu quả có thể kéo dài và gây tử vong

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đầu tháng 6, một vụ cháy rừng đã gây ra khói bụi dày đặc, bao phủ bầu trời vùng Đông Bắc ở Canada. Chất lượng không khí kém đã khiến các chuyên gia y tế lo ngại.

Đầu tháng 6, một vụ cháy rừng đã gây ra khói bụi dày đặc, bao phủ bầu trời vùng Đông Bắc ở Canada. Chất lượng không khí kém đã khiến các chuyên gia y tế lo ngại.

Họ cảnh báo những người mắc bệnh hen suyễn hoặc các vấn đề về hô hấp cần hết sức thận trọng. Đồng thời, họ cũng nhấn mạnh rằng bất kể tình trạng sức khỏe như thế nào, cần tránh các khu vực có khói bụi dày đặc nhất nếu có thể.

Mặc dù có một số quan điểm bác bỏ mức độ nguy hiểm do tác động của khói cháy rừng đối với sức khỏe thể chất, nhưng nghiên cứu sâu rộng chỉ ra rằng ô nhiễm do cháy rừng có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng hoặc thậm chí gây tử vong.

Ngay cả khi tiếp xúc trong thời gian ngắn cũng làm tăng nguy cơ tử vong

Ô nhiễm do cháy rừng có thể sinh ra các hạt nhỏ li ti. Khi hít vào, chúng có thể xâm nhập vào mô phổi và máu, từ đó ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng.

Một nhóm các nhà khoa học Úc đã làm nghiên cứu và công bố kết quả trên tạp chí The Lancet's Planetary Health. Theo đó, nghiên cứu điều tra tác động của khói cháy rừng đối với sức khỏe con người. Kiểm tra 749 địa điểm trên toàn thế giới, họ phát hiện ra rằng sự gia tăng ngắn hạn của các hạt vật chất nhỏ hơn 2,5 micromet liên quan đến cháy rừng làm tăng nguy cơ tử vong.

Trả lời với The Epoch Times, một trong những tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Yuming Guo, giáo sư thống kê sinh học và sức khỏe môi trường toàn cầu tại Đại học Monash của Úc, cho biết: “Các tác động kéo dài trong ba ngày, ví dụ, PM2.5 liên quan đến cháy rừng (hạt vật chất 2,5 micromet) có thể làm tăng nguy cơ tử vong hôm nay, ngày mai và ngày kia”.

Nghiên cứu đã liên kết ô nhiễm cháy rừng với 33.510 ca tử vong do đau tim và hô hấp. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng con số này có thể thấp hơn thực tế, vì nó không bao gồm các quốc gia có số lần cháy rừng đáng kể.

Một nghiên cứu khác do tiến sĩ Guo và nhóm của ông ở Brazil đã tiết lộ rằng, việc tiếp xúc với ô nhiễm do cháy rừng trong ngắn hạn ảnh hưởng không tương xứng đến các nhóm dễ bị tổn thương nhất, bao gồm: những người trên 80 tuổi và trẻ em dưới 9 tuổi.

Tiến sĩ Guo cho biết: “Bằng chứng rõ ràng cho thấy rằng việc tiếp xúc với khói cháy rừng trong thời gian ngắn gây hại cho sức khỏe con người”, đồng thời nó cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp, tim mạch và tâm thần cũng như ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bà mẹ và quá trình sinh nở.

Khói cháy rừng mang theo lượng hóa chất nhất định

Theo ông Josuha Fu, người có bằng tiến sĩ về kỹ thuật dân dụng kiêm giáo sư kỹ thuật dân dụng và môi trường tại Đại học Tennessee (Hoa Kỳ), khi hít phải khói do cháy rừng, các hóa chất nhân tạo như thuốc trừ sâu và phân bón gây ra những rủi ro đáng kể cho sức khỏe.

Ông nói với The Epoch Times: “Ô nhiễm từ các nhà máy điện và xe cộ, thuốc trừ sâu, phân bón và hóa chất trong chất thải đều có thể xâm nhập vào cây cối. Khi những cây cối và thực vật đó bị đốt cháy, hóa chất được giải phóng cùng với các hạt vật chất có hại cho sức khỏe trong khói, khí và tro”.

Những hóa chất này, bao gồm benzen, formaldehyde, nitơ xyanua và thủy ngân, có liên quan đến bệnh ung thư và bệnh Parkinson.

Những người mắc bệnh hen suyễn đặc biệt dễ bị các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do ô nhiễm cháy rừng. Bệnh hen suyễn, là một tình trạng viêm phổi, trở nên trầm trọng hơn do tác động gây viêm của ô nhiễm do cháy rừng, ảnh hưởng đến tất cả mọi người bằng cách thúc đẩy quá trình viêm trong hệ hô hấp.

Cộng đồng thu nhập thấp bị ảnh hưởng nặng nề hơn

Ông Fu nhấn mạnh rằng “có một tác động rất lớn đối với các cộng đồng có thu nhập thấp hơn, vì họ không có (các) bộ lọc và điều hòa không khí hiệu quả cao tại nhà”.

Các cộng đồng có thu nhập thấp thường phải đối mặt với những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, điều này có thể góp phần gây ra tác động không cân xứng của các loại bệnh khác nhau đối với các gia đình và cá nhân này. Bệnh hen suyễn là một trong những tình trạng có xu hướng ảnh hưởng rõ rệt hơn đến các cộng đồng thu nhập thấp.

Do không đủ thông gió, nấm mốc, ẩm ướt và các chất gây dị ứng như mạt bụi hoặc gián, các hộ gia đình thu nhập thấp có thể gặp thách thức trong việc duy trì chất lượng không khí tốt trong nhà. Những chất gây ô nhiễm không khí này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn và đóng vai trò là tác nhân.

Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro sức khỏe?

Các chuyên gia Fu và Guo đã cung cấp hướng dẫn năm bước để giảm thiểu phơi nhiễm do cháy rừng:

  • Theo dõi các báo cáo chất lượng không khí và cập nhật tình trạng cháy rừng và khói cháy rừng.
  • Giảm các hoạt động ngoài trời.
  • Ở trong nhà và sử dụng máy lọc hoặc máy điều hòa không khí có bộ lọc hạt hiệu quả cao. Máy lọc không khí HEPA có thể lọc các hạt PM2.5 một cách hiệu quả, giảm mức độ ô nhiễm trong nhà hoặc phòng ngủ của bạn.
  • Nếu bạn đi ra ngoài, hãy sử dụng khẩu trang, đặc biệt là khẩu trang N95 hoặc P100.
  • Lập kế hoạch sơ tán nếu cần thiết. Chẳng hạn, nếu dự báo cho thấy khói dự kiến ​​sẽ tồn tại trong một thời gian dài, hãy lên kế hoạch đi xa một thời gian, nếu có thể.

Hơn nữa, các loại thảo mộc và chất bổ sung sau đây đã chứng minh tiềm năng của chúng trong việc thúc đẩy sức khỏe của phổi và đường hô hấp thông qua việc cung cấp các hợp chất chống viêm đa dạng:

  • N-acetylcysteine ​​(NAC) có tác dụng chống oxy hóa.
  • Ngũ vị tử (Schisandra) có đặc tính chống viêm.
  • Cỏ thi (Yarrow) có khả năng kháng virus.
  • Cam thảo (Licorice) được ứng dụng nhờ tác dụng chống viêm.
  • Thảo bản bông vàng (Mullein) có tính chất long đờm.
  • Tinh dầu oregano sở hữu khả năng chống oxy hóa nhờ một số hợp chất bên trong.

Theo Vance Footberg từ The Epoch Times
Hoàng Tuấn biên dịch

Vance Voetberg là nhà báo tự do của The Epoch Times có trụ sở tại Tây Bắc Thái Bình Dương. Anh có bằng Cử nhân Báo chí và mong muốn trình bày những tin tức liên quan đến sức khỏe một cách trung thực, truyền cảm hứng. Anh ấy là người sáng lập blog dinh dưỡng “Running On Butter.”



BÀI CHỌN LỌC

Cẩn thận với ô nhiễm do khói cháy rừng, hậu quả có thể kéo dài và gây tử vong