Cận thị có thể gây mù lòa không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sẽ thế nào nếu mắt bị cận thị nặng?

Cận thị đến mức nào có thể gây mù lòa?

Thực ra, cận thị không thể dẫn tới mù lòa.

Tuy nhiên, nếu bạn bị cận nhưng không biết cách bảo vệ đôi mắt của mình, tiếp tục duy trì các thói quen xấu có hại cho mắt, thì sẽ khiến độ nặng của cận thị tăng lên liên tục.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, có ba mức cận thị với số độ được phân chia rõ ràng như sau:

  • Cận nhẹ (<-3.00D);
  • Cận trung bình (-3.00D đến -6.00D);
  • Cận nặng (>-6.00D).

Vậy nên, trong trường hợp nghiêm trọng, độ nặng của cận thị có thể vượt hơn -6.00D.

Khi rơi vào tình trạng này, do trục mắt dài ra nên càng khiến võng mạc mỏng hơn, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến mắt; chẳng hạn như bệnh võng mạc, thoái hóa võng mạc và các bệnh khác.

Hơn nữa, các bệnh về mắt nói trên có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.

Vì vậy, nguyên nhân mù lòa chủ yếu là vì đáy mắt bị tổn thương do cận thị nặng, và một số bệnh liên quan đến mắt.

Tuy nhiên, ngay cả khi có vấn đề về tổn thương đáy mắt, nếu bệnh nhân tích cực hợp tác với bác sĩ chuyên khoa để điều trị thì không dễ bị mù.

Ngược lại, nếu họ không chú ý mà vẫn có thói quen sử dụng mắt kém, thì khả năng mù lòa sẽ cao hơn trong giai đoạn sau.

Làm thế nào để hạn chế sự gia tăng của cận thị?

1. Thiết lập thói quen tốt cho mắt

Khi chúng ta sử dụng mắt hàng ngày, những thói quen tốt cho mắt có thể giúp chúng ta tránh được sự xuất hiện và phát triển của bệnh cận thị.

2. Tham gia nhiều hoạt động ngoài trời

Hoạt động ngoài trời có lợi cho sự thư giãn của mắt. Có hai lý do chính mà bạn nên tham gia nhiều hoạt động ngoài trời hơn:

  • Đầu tiên, ánh sáng ngoài trời có thể giúp bài tiết dopamine, giúp bảo vệ thị lực.
  • Thứ hai, ánh sáng ngoài trời cũng có lợi cho việc hấp thụ các nguyên tố vi lượng như canxi và crom. Các nguyên tố vi lượng này có thể làm cho mắt khỏe hơn.

3. Chú ý bổ sung dinh dưỡng

Sức khỏe đôi mắt của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào sự bổ sung của các chất dinh dưỡng.

Vậy nên, hàng ngày bạn cần chú ý bổ sung các vitamin và khoáng chất khác nhau để nuôi dưỡng và bảo vệ mắt, từ đó giảm thiểu sự xuất hiện và phát triển của tật cận thị.

4. Kiểm tra trực quan thường xuyên

Ngoài việc có những thói quen tốt thì khám thị lực thường xuyên cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ thị lực. Việc lập hồ sơ đo thị lực có thể giúp bạn hiểu rõ về sức khỏe của mắt và có biện pháp phòng tránh cận thị kịp thời.

Nói chung, cận thị không gây mù lòa, nhưng bạn cần biết cách chăm sóc và bảo vệ mắt. Bởi nếu không, thì nó sẽ khiến mức độ cận thị ngày một cao hơn, làm xuất hiện các tật và bệnh liên quan đến mắt. Tình trạng kéo dài có thể gây mù vĩnh viễn.

(*) Ảnh chủ đề: Cathy Flickr - CC BY-NC 2.0

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Cận thị có thể gây mù lòa không?