Căng thẳng ảnh hưởng đến da như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bạn gặp vấn đề về da dai dẳng dù đã sử dụng mọi biện pháp chăm sóc da? Có thể đã đến lúc bạn cần kiểm soát tình trạng căng thẳng của bạn. Khoa học cho thấy, căng thẳng ảnh hưởng đến làn da bằng cách biểu hiện hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề về da. 

Căng thẳng không nguy hiểm. Nó chỉ là một phản ứng tự nhiên của cơ thể bạn trước mối đe dọa. Lúc này, cơ thể bạn chuẩn bị cho mình dưới dạng phản ứng chiến đấu và thực hiện rất nhiều hoạt động: phản ứng sinh lý và sinh học để cơ thể thích nghi với căng thẳng.

Khi căng thẳng giảm bớt, cơ thể bạn trở lại hoạt động bình thường. Tuy nhiên, khi căng thẳng kéo dài, cơ thể bạn rơi vào trạng thái chiến đấu bất thường, kéo dài. Điều này sẽ khởi phát hoặc làm trầm trọng thêm nhiều loại bệnh.

Nhiều vấn đề về da có nguồn gốc từ tâm lý. Do đó, ngày càng có nhiều lĩnh vực tâm lý học nghiên cứu cách giải quyết tác động của căng thẳng lên da.

Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến da như thế nào?

Sự kết nối giữa tâm trí và làn da có nhiều mức độ khác nhau. Rất nhiều đầu dây thần kinh được kết nối với da. Điều này có nghĩa là khi cảm xúc của bạn biểu lộ trong não, nó cũng sẽ ảnh hưởng đến làn da của bạn.

Khi bị căng thẳng, cơ thể sản xuất cortisol, đóng vai trò quan trọng trong phản ứng với căng thẳng. Tuy nhiên, nó không tốt cho da bằng cách gây ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da. Căng thẳng gây hạn chế cung cấp máu cho da. Cung cấp máu ít hơn có nghĩa là ít oxy hơn, nuôi dưỡng và sản xuất các tế bào tái tạo thấp hơn. Điều này dẫn đến sắc tố và màu da không đồng đều. Kết quả là da trở nên xỉn màu và mất độ ẩm, dẫn đến sự xuất hiện của các nếp nhăn.

Cortisol cũng làm cho da chậm lành hơn và còn làm tăng hoạt động của các tuyến bã nhờn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông, nổi mụn và các đốm.

Căng thẳng và các bệnh ngoài da có mối quan hệ tương hỗ. Bệnh về da dai dẳng là nguyên nhân khiến bạn lo lắng và kém tự tin. Ngược lại, căng thẳng kéo dài có thể gây ra các vấn đề về da khác nhau và làm trầm trọng thêm các tình trạng hiện có.

Mức độ căng thẳng cao có thể gây ra phát ban ngứa trên bàn tay, rụng tóc, da có vảy, bong tróc, mảng sáp, mảng dầu trên da đầu, trichotillomania (nhổ tóc), đau cơ (cắn móng tay), và chứng hyperhidrosis (đổ mồ hôi quá nhiều).

Căng thẳng có thể nâng cao mức độ nghiêm trọng của ngứa. Nếu ai đó bị các bệnh viêm da như chàm dị ứng và bệnh vẩy nến (các mảng đỏ gồ ghề trên da), căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm. Hơn nữa, mụn trứng cá cũng bùng phát khi bạn bị căng thẳng và lo lắng.

Một số tình trạng da cũng xảy ra do các tình trạng tâm thần như rối loạn cưỡng chế (trichotillomania), hoặc rối loạn biến dạng biểu hiện như chứng viêm da. Căng thẳng mãn tính có thể gây ra các phản ứng về cảm xúc, sinh lý và hành vi kéo dài, góp phần làm khởi phát hoặc làm trầm trọng thêm bệnh.

Mức độ căng thẳng cao có thể gây ra các hành vi không tốt như gãi nhiều hơn. Điều này làm cho tình trạng da mãn tính trở nên tồi tệ hơn, như trong trường hợp rối loạn cưỡng chế.

Làm cách nào để giảm căng thẳng cho làn da?

Ví dụ, khi cơ thể bạn tiếp xúc lâu dài với cortisol, nó sẽ cản trở việc sản xuất collagen và axit hyaluronic. Và không có loại kem collagen cao cấp và huyết thanh hyaluronic nào có hiệu quả, trừ khi bạn kiểm soát được căng thẳng.

Sau đây là một số cách để giảm căng thẳng cho làn da của bạn:

Chăm sóc da nhẹ nhàng: Để sửa chữa những tổn thương do căng thẳng gây ra, nên chăm sóc da nhẹ nhàng. Ví dụ: loại bỏ axit salicylic, axit glycolic, retinol và benzoyl peroxide khỏi quy trình chăm sóc da của bạn vì đây là những thành phần làm suy giảm hàng rào bảo vệ da. Da căng thẳng có thể đã bị kích ứng. Trong trường hợp này, hãy tránh các sản phẩm có chứa tinh dầu vì chúng có thể gây kích ứng da. Thay vào đó, hãy thêm các thành phần như ceramides, axit béo và glycolipid vào quy trình chăm sóc da để giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da.

Kiểm soát căng thẳng: Khi căng thẳng và các bệnh về da có mối liên hệ với nhau, có một cách tiếp cận tích hợp hơn để điều trị căng thẳng và các bệnh về da liên quan. Nếu trầm cảm hoặc lo lắng đang gây ra các vấn đề về da, hãy tìm cách giải quyết các tình trạng này. Liệu pháp Hành vi Nhận thức và các kỹ thuật thư giãn có thể hữu ích.

Các phương pháp điều trị như hình ảnh nhận thức và thư giãn bằng phản hồi sinh học có hiệu quả. Các kỹ thuật thư giãn làm giảm cortisol và viêm. Thiền và hít thở sâu là những cách dễ dàng và hiệu quả để giảm căng thẳng. Chỉ cần bắt đầu với 3 phút mỗi ngày có thể mang lại hiệu quả kỳ diệu.

Ngủ đủ giấc: Căng thẳng gây mất ngủ ảnh hưởng đến da dưới dạng nếp nhăn và quầng thâm, cản trở chức năng của hàng rào bảo vệ da. Để giảm căng thẳng cho làn da của bạn, hãy đảm bảo ngủ từ 8 đến 9 giờ vào ban đêm.

Bổ sung thực phẩm tốt cho da: Thực phẩm cũng ảnh hưởng đến sức khỏe làn da của bạn. Do đó, hãy bổ sung vào chế độ ăn uống của bạn những thực phẩm tốt cho da như rau, trái cây, và uống nhiều nước.

Tập thể dục hàng ngày: Tập thể dục hàng ngày, yoga, kéo căng cơ hoặc các hình thức hoạt động thể chất khác làm giảm cortisol. Những chất này giúp tăng cường sản xuất endorphin không chỉ đóng vai trò như thuốc giảm đau mà còn nâng cao tâm trạng và giảm căng thẳng. Bạn có thể tập yoga hoặc massage mặt để cải thiện độ đàn hồi và tông màu của da.

Suy nghĩ tích cực: Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy thay đổi quan niệm của bạn. Giảm suy nghĩ tiêu cực, thay vào đó là những suy nghĩ tích cực và hợp lý. Hãy từ bi với bản thân và thực hành lòng biết ơn.

Bạn không thể ngăn chặn hoàn toàn căng thẳng nhưng bạn có thể học cách quản lý nó. Tìm ra những gì phù hợp với bạn. Và nếu bạn vẫn gặp khó khăn, đừng ngần ngại yêu cầu sự giúp đỡ và hãy thử tham gia các khóa thiền online miễn phí.

Minh Sang
Theo The Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Căng thẳng ảnh hưởng đến da như thế nào?