'Chất bẩn' trong rốn là gì? Tác hại của việc vệ sinh rốn không đúng cách

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tương tự như nhổ lông mũi, việc tùy tiện lấy chất bẩn trong rốn cũng có thể gây ra những hậu quả không đáng có.

Có lẽ bạn từng nghe nói đến hiệu ứng cánh bướm, đề cập đến hậu quả rất lớn khi được khuếch đại từ một hành động nhỏ.

Ví dụ khi bạn nhổ lông mũi. Mặc dù trên bề mặt nó không có gì nguy hiểm, nhưng nó có thể khiến khoang mũi bị khô, niêm mạc mũi bị phá hủy, thậm chí gây ra bệnh hen suyễn.

Hôm nay, chúng ta hãy nói về một hành động nhỏ tương tự: lấy "cặn bẩn" khỏi rốn. Liệu nó gây ra tác hại nào đối với cơ thể không?

Chúng ta biết rằng khi trẻ còn ở trong bào thai, rốn là kênh quan trọng kết nối cơ thể giữa trẻ với người mẹ. Toàn bộ dinh dưỡng của mẹ sẽ được truyền sang con thông qua dây rốn.

Sau khi em bé chào đời, dây rốn cũng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nó bắt đầu khô dần và người ta thường cắt đi (không gây đau), để rồi hình thành rốn bụng.

Theo cách hiểu này, trước khi sinh ra, rốn của một người được xem là “nguồn dinh dưỡng”, là "cổng sinh mệnh"; nhưng sau khi trẻ chào đời, nó chỉ còn là “vết sẹo” của dây rốn trước đó.

Thứ hai, chất cặn trong rốn là gì? Thực ra nó cũng giống như chất bẩn trên các bộ phận khác nhau của cơ thể. Đó là các tế bào biểu bì bong ra trong quá trình trao đổi chất ở da, chất nhờn do tuyến bã nhờn tiết ra…

Tuy nhiên, do bộ phận này tương đối đặc biệt, tương đối kín và sự lưu thông của không khí kém. Vì vậy, đây là môi trường đặc biệt dễ dàng kích thích sự sinh sôi của vi khuẩn.

Theo thống kê, trong rốn có khoảng 1.400 loại vi khuẩn. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, bởi 80% trong số đó là những loại ký sinh trùng vô hại.

Vì vậy, thông thường bạn có thể lau sạch chất cặn bẩn trong rốn, nhưng không nên quá tỉ mẩn, để tránh bị trầy xước. Xét cho cùng, làn da ở đây tương đối mỏng manh, có nhiều mao mạch, và phản xạ thần kinh của các cơ quan nội tạng vẫn tồn tại.

Nếu vô tình làm chảy máu ở khu vực này, thì nó có thể gây viêm màng túi. Trường hợp nhẹ sẽ tiết dịch mủ và có mùi hôi, trường hợp nặng sẽ lây lan tạo thành nhiễm trùng thành bụng, áp xe, viêm phúc mạc hay thậm chí nhiễm trùng huyết.

Nói tóm lại, bạn biết rằng chất cặn bẩn trong rốn có thể làm sạch được, nhưng hãy chú ý đến phương pháp: khuyến cáo chung là vệ sinh từ 1 đến 2 lần một tháng. Về cơ bản, bạn có thể rửa nó ngẫu nhiên khi tắm.

Bạn nên dùng tăm bông nhúng vào một ít sữa dưỡng thể hoặc dầu oliu, thoa đều và lau sạch lại bằng tăm bông nhúng nước. Cần lưu ý rằng không sử dụng nước lạnh!

Tháng ba, nhiệt độ nhiều nơi tăng cao, nhưng vẫn còn giữ lại chút se lạnh của mùa xuân. Vào khoảng thời gian này, việc mặc áo hở bụng cần hạn chế.

Do da dưới rốn không có mỡ, lại tiếp giáp với các đầu mút và đám rối thần kinh nên đặc biệt nhạy cảm với các kích thích bên ngoài, và cũng dễ bị các mầm bệnh tấn công do khí lạnh xâm nhập vào.

Một khi rốn bị nhiễm lạnh, thì tình trạng đau bụng, tiêu chảy thường xuyên là điều khó tránh khỏi. Hơn nữa, nếu bạn để tình trạng nhiễm lạnh xảy ra lâu, thì nguy cơ mắc các bệnh về hệ tiết niệu rất dễ xảy ra.

Bảo Vy
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

'Chất bẩn' trong rốn là gì? Tác hại của việc vệ sinh rốn không đúng cách