Che giấu sự thật, phong tỏa thành phố, độc quyền thông tin, người Vũ Hán bị phân biệt đối xử, liệu ĐCSTQ có học được bài học nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tiểu Hoàng là người Hàng Châu, 32 tuổi. Hai hôm nay cô chỉ bị nhiễm cảm lạnh nhưng đã bị người nhà ép phải đi bệnh viện kiểm tra sàng lọc viêm phổi Coronavirus...

Khi Tiểu Hoàng nói chuyện với bạn của cô trên Wechat, cô kể cho họ nghe về tình trạng hoang mang của gia đình mình đối với dịch viêm phổi Coronavirus, cô nói: “Tôi vừa từ bệnh viện trở về, chỉ bị cảm lạnh, người nhà không yên tâm nên gấp gáp yêu cầu tôi phải đi kiểm tra".

Trung Quốc hoảng loạn, phân biệt đối xử người Vũ Hán, khẩu trang cháy hàng

Vì phát sinh dịch viêm phổi Coronavirus, lo ngại về sự bùng phát, những người giống như Tiểu Hoàng và gia đình cô ấy thực sự có không ít. Một bài viết trên WeChat của “Phòng Tài Chính Đệ Nhất” có tiêu đề "Cuộc chạy đua y tế khủng khiếp, làm thế nào để giải quyết bế tắc ở Vũ Hán?” trong đó nói: “Do sự tồn tại của dịch viêm phổi Coronavirus mới, Vũ Hán đã xuất hiện hiện tượng “Chạy đua y tế tàn khốc". Nhân viên y tế làm việc quá tải đến cực điểm, trước cửa phòng khám người đông chen chúc tới mức “nước không thể chảy", nhiều bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh, nhưng bệnh viện cũng không có cách nào tiếp nhận điều trị".

Ký giả đưa ra một lượng lớn bệnh nhân, bao gồm người có tiềm ẩn khả năng nhiễm bệnh, cũng có những bệnh nhân cảm mạo thông thường hoặc giả vì những nguyên nhân khác mà phát sốt cũng có những triệu chứng tương tự. Thậm chí có những người bình thường hoàn toàn không có triệu chứng bệnh nhưng vì lo lắng cho sức khoẻ của mình nên vẫn đi khám.

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc hôm 23/1 đưa tin về một bác sĩ Vũ Hán, người này nói: “Số lượng bệnh nhân bị sốt quá đông, không cách nào tiếp nhận chữa trị kịp thời. Bệnh nhân được tiếp nhận chữa trị cũng không cách nào tiến hành kiểm tra xét nghiệm nguyên nhân của bệnh, dẫn đến sự tồn tại lây nhiễm chồng chéo nhau".

Một thanh niên Vũ Hán tên là Hồ Duy Lực thông qua kênh Youtube đã khẩn thiết cầu cứu. Người này nói nhà mình có một người xác định đã mắc bệnh (Người của bệnh viện đã đến xét nghiệm qua), ba người bị sốt, trong nhà lại còn ba trẻ nhỏ. Nhưng mà hiện nay hệ thống bệnh viện ở Vũ Hán đã không còn cách nào tiếp nhận và chăm sóc họ được. Đài VOA căn cứ theo số điện thoại cung cấp trên kênh video đã gọi đến mấy lần nhưng không có người nhấc máy, không thể tìm hiểu tình trạng thực tế.

Ngoài vấn đề chạy đua y tế khốc liệt trong khu vực nhiễm bệnh ra, thì vì hoảng loạn cũng như vì sự phong toả mấy thành phố khu vực Vũ Hán và Hồ Bắc đã dẫn đến một số người Vũ Hán lưu lạc bên ngoài bị kỳ thị. Thị trưởng thành phố Vũ Hán hôm thứ 2 đã nói: “Do dịch bệnh liên quan đến dịp Tết xuân nên đã có 5 triệu người dân địa phương rời khỏi Vũ Hán đi các nơi. Người Vũ Hán và Hồ Bắc lưu lạc ra bên ngoài không có ai dám tiếp cận.

Một người cung cấp dịch vụ du lịch ở Trung Quốc đã gửi tin nhắn trên nhóm Wechat: “Đồng bào Hồ Bắc bị mắc kẹt thì tự cứu", lại nói thêm: “Trong một đêm, thành phố Vũ Hán bị phong toả, tiếp đến phong toả tỉnh Hồ Bắc, rồi đến ngưng cung cấp dịch vụ giao thông khu vực thành phố, tình trạng vô cùng nguy cấp… có một lô người Vũ Hán trước khi bị phong toả đã đi du lịch bên ngoài. Do chuyến bay bị huỷ hoặc đáp xuống thành phố khác nhưng rất nhiều khách sạn trên toàn quốc hiện nay không dám tiếp nhận họ”.

Tin nhắn trong nhóm Wechat “Kêu gọi các cơ quan chức năng quản lý tốt sức khoẻ của những người không thể trở về nhà, sợ những người Hồ Bắc, Vũ Hán bị kiệt sức và khủng hoảng tinh thần". Những nhóm tự cứu mình này bao gồm: “Nhóm đồng bào Vũ Hán tỉnh Quảng Đông”, “Nhóm đồng bào Vũ Hán tỉnh Quảng Tây về nhà", ngoài ra còn liên quan đến 15 tỉnh của Trung Quốc.

Tin tức trên mạng xã hội cho thấy, sau khi nhận được thông tin có người Hồ Bắc lưu lạc bên ngoài, rất nhiều người Trung Quốc ngay lập tức phản ứng không đồng tình, rất nhiều những bình luận kiểu như: “Những người này quá vị tư"; “Ai để những người này di chuyển lung tung"; “Ai kêu các người ăn thịt dơi"; “Người Hồ Bắc hiện nay là Thần ôn dịch”; “Mau chóng trở về nhà, đừng có xuất hiện gần tôi", v.v...

Sự hoảng loạn đối với dịch cúm Coronavirus hiện nay đã lan sang các quốc gia lân cận Trung Quốc và các nước trên thế giới. Theo tin tức từ kênh Thông tấn xã Hoa Kỳ ngày 28/1, tại châu Á, vì hoảng loạn của dịch bệnh Coronavirus mới và lo lắng truyền nhiễm mà khẩu trang đã trở thành mặt hàng khan hiếm với số lượng tiêu thụ cực lớn. Theo tin tức từ kênh CNN và Reuters, ngay cả khu vực người Mỹ gốc Hoa ở New York và Texas, mặt nạ y tế thông thường cũng đã cháy hàng.

Theo tin điều tra từ VOA: một số kênh bán hàng lớn như Amazon, Target và Walmart đều thông báo khẩu trang y tế đều đã hết hàng.

Từ Trung ương tới địa phương đều che giấu, lèo lái tin tức trên các mặt báo hòng giảm nhẹ tình trạng

Một bài xã luận của Christian Science Monitor ở Hoa Kỳ đăng ngày 27/1 đã thu hút sự chú ý của độc giả về nhân tố "hoảng loạn" trong vấn đề "bệnh viêm phổi Vũ Hán" của Trung Quốc. Bài xã luận đề cập vấn đề: “Cần vacxin cho mình” trong thời kỳ bệnh dịch lan nhanh.

Bài xã luận nêu dẫn chứng của một chuyên gia thuộc Tổ chức Y tế và Ngân hàng thế giới, nói: Vacxin này chính là "sự tham dự trường kỳ, liên tục của cộng đồng". Bài xã luận nói: “Điều cần thiết là phát hiện sớm các ổ dịch, kiểm soát sự lây lan và lây lan của chúng, đảm bảo sự tín nhiệm và gắn kết xã hội, thúc đẩy các ứng phó hiệu quả là điều cực kỳ quan trọng".

Bài xã luận viết: “Nói một cách khác, để tránh sự hoảng loạn sức khỏe cộng đồng cần sự đoàn kết, đồng tình, cởi mở và rộng lượng của tất cả mọi người. Những đặc trưng “phản vệ" này và dụng cụ y tế, vệ sinh cho những người làm việc cũng cần thiết tương tự. Nó giúp phòng ngừa thận trọng và ngăn chặn sự leo thang thành nỗi sợ hãi. Khi chấm dứt nguy cơ về sức khỏe cộng đồng, họ còn có thể giúp đỡ hàn gắn những mắt xích bị đứt đoạn trong khu vực”.

Tuy nhiên tại Trung Quốc, sự "đoàn kết, đồng tình, cởi mở và rộng lượng" đó đã bị đảo ngược lại: thông tin và số liệu cũng như sự thực về tình trạng dịch bệnh từ trung ương cho đến địa phương đều bị chính phủ che đậy, cùng với cách làm mờ ám từ trên xuống dưới của chính phủ Trung quốc đã làm cho các giá trị nhân đạo kể trên bị mất đi.

Thị trưởng thành phố Vũ Hán, Châu Tiên Vượng hôm Thứ Hai vừa qua đã thừa nhận khi được ký giả đài truyền hình Trung ương Trung Quốc phỏng vấn: “Chính phủ thành phố Vũ Hán đã thông báo tình trạng dịch bệnh không kịp thời". Ông giải thích, căn cứ theo đạo luật kiểm soát dịch bệnh, chính phủ thành phố Vũ Hán phải thông qua sự cho phép của Trung ương mới được quyền công bố tin tức.

Bệnh nhân đầu tiên của Vũ Hán phát hiện vào ngày 8/12 nhưng mãi đến ngày 30/12 Uỷ ban y tế thành phố Vũ Hán mới phát hiện “Không rõ nguyên nhân viêm phổi". Sau khi bệnh nhân trao đổi thông tin nội bộ với nhau trên mạng, ngày 31/12 chính quyền thành phố Vũ Hán mới chính thức ra mặt thừa nhận, mới bắt đầu thông báo cho quần chúng về dịch bệnh viêm phổi Coronavirus. Sau đó phía cảnh sát còn đăng tải thông tin triệu tập 8 người loan báo thông tin về bệnh viêm phổi Coronavirus lên mạng xã hội, cho rằng những người này "loan báo tin giả!"...

Tiêu Hỗn, chủ nhân truyền tải thông tin “Nhóm đồng bào người Hồ Bắc mắc kẹt bên ngoài tự cứu" trên Wechat nói: “Chính vì tin theo lời của chính phủ, họ nói: “Bệnh tình không nghiêm trọng", “Có thể phòng và khống chế" cho nên rất nhiều người Vũ Hán và Hồ Bắc xem nhẹ mà đi du lịch. Kết quả bị mắc kẹt bên ngoài, bị phân biệt đối xử.

Ngày 18/1, khi dịch viêm phổi Coronavirus lan rộng hơn, khu vực Bách Bộ Đình tại Vũ Hán còn tổ chức cho hơn 4 vạn gia đình tham gia bữa tiệc “Vạn Gia Yến”.

Theo Quản Điệt, một chuyên gia nghiên cứu về virus học và là giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm của các bệnh truyền nhiễm mới nổi, giám đốc Trung tâm nghiên cứu dịch cúm của Đại học Hồng Kông cho biết trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Trung Quốc trước thời điểm đóng cửa Vũ Hán rằng: “Thời gian vàng để phong toả Vũ Hán đã qua rồi, thực tế là không còn hiệu quả. Nguyên nhân là vì đã có không ít người rời khỏi thành phố về quê ăn tết. Ước tính một cách dè dặt nhất thì cũng e rằng quy mô truyền nhiễm viêm phổi Vũ Hán "cuối cùng có thể cao hơn 10 lần so với dịch SARS".

Lời của Quản Điệt có thể khiến một số người cho rằng, nếu như chính quyền thành phố Vũ Hán thông báo sớm hơn thì có thể không cần phải phong toả thành phố Vũ Hán.

Brandon J. Brown, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học California, Riverside, cho biết: “Thông báo tin tức kịp thời cho dân chúng biết chính là mấu chốt quan trọng nhất trong vấn đề trị liệu sự hoảng loạn của dân chúng, đặc biệt là để ngăn chặn thông tin sai lệch qua thông tin đại chúng”.

Ông nói: “Tôi không thể khẳng định thông báo tin tức sớm có thể tránh được việc phải phong toả thành phố. Tuy nhiên, khuyến khích mọi người thực hiện các biện pháp phòng ngừa cơ bản luôn là một lời nhắc nhở hữu ích để giúp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh".

Tối ngày 21/1, trung tâm kiểm soát dịch bệnh của Mỹ (CDC) sau khi xác nhận xuất hiện bệnh nhân đầu tiên ở Mỹ bị nhiễm Coronavirus, họ lập tức công khai tin tức trên truyền hình. Cũng chính là trong cùng một thời gian, tức ngày 22/1 giờ Trung Quốc, chính phủ Trung ương Trung Quốc mới chính thức xác nhận công bố tin tức dịch bệnh cho cả nước. Cũng khi ấy, Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện tại Bắc Kinh mới tổ chức mở cuộc họp báo đầu tiên.

Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là sau khi quyết định phong toả một số thành phố ở Vũ Hán và Hồ Bắc vào ngày 22 tháng 1, và khi việc phong toả thành phố đã trở thành tin tức nổi cộm trên trang nhất của các trang truyền thông thế giới thì trên những tờ báo của các cơ quan trực thuộc Trung ương ĐCSTQ, những thông tin về tình hình phong tỏa dịch bệnh vẫn chỉ được hiển thị ở những trang cuối, những vị trí không mấy được chú ý. Vào ngày 23 tháng 1, Tập Cận Bình, Tổng Bí thư ĐCSTQ và là Chủ tịch nước, đã không hề đề cập đến vấn đề phong toả thành phố Vũ Hán, nơi có tới 11 triệu người sinh sống đang phải đối diện với đại dịch Coronavirus trong “Lễ tiệc đầu xuân".

Kỷ Thạc Minh, nhân viên truyền thông cấp cao tại Hồng Kông nói rằng: từ dịch “SARS” tới “viêm phổi Vũ Hán", sau 17 năm đã qua, Trung Quốc vẫn "vấp phải cùng một hòn đá".

Kỷ Hạc Minh nói thêm: “Từ dịch SARS năm 2003 đến viêm phổi Vũ Hán, thời gian cách biệt 17 năm nhưng ĐCSTQ vẫn phải chịu hậu quả của việc che giấu. Dịch bệnh truyền nhiễm lan rộng là vì xã hội không kiểm soát nổi tình trạng thực tế, để người nhiễm bệnh tự do di chuyển khắp nơi mới tạo thành hậu quả như vậy".

Công khai tin tức hay độc quyền tin tức?

Sự bùng phát vẫn chưa được khống chế, nhưng tính đến 08:00 ngày 28/1/2020, các quan chức Trung Quốc đã tuyên bố rằng: dịch bệnh trong nước đã làm chết ít nhất 106 người, gần 1.000 người bị bệnh nặng và 4.515 trường hợp được xác nhận đã nhiễm.

Tuy nhiên, điều này không thể ngăn được người ta đặt câu hỏi về tính xác thực của tin tức dịch bệnh của Trung Quốc. Mọi người thà tin những tin tức đang lan truyền trên mạng chứ không thể tin vào tin tức mà chính phủ thông báo, e rằng con số thực tế sẽ lớn hơn rất nhiều!

Một thanh niên giấu tên ở Hàng Châu, Trung Quốc nói: "Đối với chính phủ, chúng tôi vừa lo lắng, vừa mất lòng tin. Số lượng của chính phủ công bố khẳng định đã bị thu hẹp. Nguyên nhân là vì họ không muốn gây hoang mang".

Biểu hiện của chính phủ khiến cho người dân không yên tâm. Ví dụ, vào ngày 31 tháng 12, Vũ Hán bắt đầu thông báo ra bên ngoài về tình trạng dịch bệnh. Điều kỳ lạ là từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 1, Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán không hề có công bố tình hình dịch bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân trong hai kỳ đại hội địa phương ở Vũ Hán. Trong thời gian Hội nghị Hiệp thương Chính trị Hồ Bắc từ ngày 12 tháng 1 đến ngày 17 tháng 1, các thông tư hàng ngày của Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán đều báo cáo tuyên bố rằng ngày hôm trước "không có trường hợp viêm phổi mới và không có trường hợp tử vong mới ở thành phố này".

Trong khi các tin tức chính thức của chính phủ về dịch bệnh vừa mới được công khai thì đồng thời việc kiểm soát thông tin lại được thắt chặt. Thời báo New York dẫn lời Vu Bình, cựu phóng viên của tờ Southern Metropolis Daily, nói trên blog của mình: "Tất cả các bên liên quan đang gửi tín hiệu rằng đó là một dịch bệnh và chỉ có quan chức mới có thể phát biểu, người khác không được nói". Ông Vũ Bình nói, "Vậy thì đó không phải là tiết lộ thông tin, đó là sự độc quyền thông tin một cách trần trụi".

Minh Vũ (biên dịch).
Theo: secretchina.com



BÀI CHỌN LỌC

Che giấu sự thật, phong tỏa thành phố, độc quyền thông tin, người Vũ Hán bị phân biệt đối xử, liệu ĐCSTQ có học được bài học nào?