Chơi game không phải là thư giãn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cơ chế thư giãn của trò chơi điện tử là một cơ chế nghịch, tức là sau khi não bộ bị đưa vào một trạng thái căng thẳng khác rồi thả lỏng, thì bạn thấy thư giãn...

Chơi game có nhiều tác hại, một trong những tác hại đầu tiên là nó tốn thời gian. Nhiều người hẳn sẽ nói chơi game đâu có tốn thời gian, chơi game để thư giãn thôi mà, tuy nhiên cách nghĩ này không chính xác.

Thế nào là thư giãn

Thư giãn là buông lỏng, thả lỏng để tâm trí được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Những món đánh cờ, luyện quyền mà ngày nay coi là thể thao cũng chú trọng thả lỏng.

Môn cờ cổ xưa nhất là cờ vây. Khi chơi, hai người tâm sự qua những con cờ, đỉnh cao cũng là hoà cờ. Các môn vận động cũng thế, thả lỏng để cơ thể thông suốt, lúc tập cũng tránh suy nghĩ căng thẳng, nhập tĩnh là tốt nhất.

Những môn như vậy ngày nay được thể thao hóa, đặt nặng thắng thua hơn, khác về cơ bản với truyền thống - dù là trong nhà hay ngoài trời. Điều này càng thể hiện rõ hơn ở thể thao điện tử.

Cơ chế thư giãn của trò chơi điện tử là một cơ chế nghịch. Tức là sau khi não bộ bị đưa vào một trạng thái căng thẳng khác rồi thả lỏng thì bạn thấy thư giãn. Điều này tương tự như việc bạn đi xông hơi rồi ra ngoài và thấy mát mẻ hơn, dù trời vẫn nóng. Tuy nhiên, xông hơi làm nở lỗ chân lông và thải độc, còn game thì không.

Thư giãn với game và hậu quả

Tháng 9/2019, tạp chí Y học New England của Anh đã đưa tin về 3 cậu bé bị bất tỉnh do chơi game. Ba cậu bé này ở trong độ tuổi từ 10 đến 15, hai bé đã bất tỉnh ngay sau khi chiến thắng trong trò chơi, và bé còn lại thì bị ngừng tim vào ngày hôm sau khi ở trường.

Nhiều nghiên cứu cho biết, chơi game có thể tiết ra adrenaline, đây là hormone sinh ra do căng thẳng thần kinh khi bạn gặp nguy hiểm, nó xúc tiến phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy khi bản thân bị đe dọa.

Đọc thêm: Đừng nuôi con bằng Stockholm - Phần I

Nói về trường hợp này, nhà nghiên cứu tim Ranjit Suri cho biết: “Bạn có thể đã nghe nói về việc một vận động viên tức giận tới mức tử vong, đó là trong một giải đấu. Tuy nhiên, chúng tôi nhận ra chơi game cũng có thể tạo ra loại cảm xúc tương tự”.

Khách tham quan chơi thử trò chơi tại gian hàng Blizzard Entertainment tại hội chợ thương mại trò chơi Gamescom 2015 ở Cologne, Đức vào ngày 5 tháng 8 năm 2015... (Sascha Schuermann / Getty Images)

Còn theo bác sĩ Nguyễn Văn Dũng thuộc Khoa Điều trị Tâm thần nam và Nghiện chất, chơi game liên tục không nghỉ làm tăng cao dopamine, đây là hormone gây hưng phấn như khi người ta uống rượu. Nói cách khác, người chơi game nhiều dễ bị nghiện và khó kiểm soát được hành vi và thái độ của bản thân.

Nếu không được thực sự thư giãn, nghỉ ngơi, người chơi game lâu ngày sẽ tự làm rối lịch sinh hoạt, gây đảo lộn đồng hồ sinh học của bản thân và gây bệnh cho cơ thể. Hơn nữa, việc sống trong game nhiều còn mài mòn khả năng phản ứng trước những tình huống cần xử lý thực tế.

Nếu uống rượu có thể gây tử vong thì game cũng vậy, nhưng say game thì còn nguy hiểm hơn say rượu. Ma men có thể hại người khác lúc không tỉnh táo, còn kẻ nhập vai trong trò chơi thì sẽ chủ động mang game ra đời thực, mang lại nhiều nguy hiểm cho người thân, bạn bè, và toàn xã hội.

Kim Anh

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Chơi game không phải là thư giãn