Thường xuyên chóng mặt, là huyết áp cao hay thoái hóa đốt sống cổ? 3 cách để phân biệt

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ và cao huyết áp tương đối giống nhau. Điều này khiến người bệnh rất khó để phân biệt và tìm ra nguyên nhân thật sự.

Đại đa số bệnh nhân tăng huyết áp nhẹ giai đoạn đầu không có biểu hiện điển hình, thậm chí không có triệu chứng bất thường. Chỉ khi bệnh trở nặng và huyết áp cao đến một mức nhất định, thì họ mới có cảm thấy chóng mặt, đau đầu.

Từ lý do trên, nếu bạn thường xuyên cảm thấy chóng mặt trong thời gian gần đây, thì điều đầu tiên cần quan tâm là khả năng mắc bệnh cao huyết áp.

Sau đó, bạn có thể cân nhắc đến các yếu tố nguy cơ khác như hạ huyết áp, hạ đường huyết, thiếu máu.

Nhưng thực tế, dưới góc độ lâm sàng, nguyên nhân gây chóng mặt tương đối phức tạp. Ngoài những vấn đề nói trên thì có một căn bệnh khác rất dễ bị bỏ qua, đó là thoái hóa đốt sống cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ thực chất là một thuật ngữ chung để chỉ các bệnh lý thoái hóa khớp cổ, thoái hóa đốt sống cổ tăng sinh, hội chứng rễ thần kinh cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, là một bệnh lý do thoái hóa biến đổi bệnh lý.

Nhiều người cho rằng thoái hóa đốt sống cổ là bệnh tuyệt đối về xương khớp. Nhưng thực ra, hầu hết bệnh này được xếp vào nhóm bệnh thần kinh.

Từ đây, không khó để nhận thấy sức khỏe của cột sống cổ có liên quan mật thiết đến thần kinh và não bộ của con người.

Vị trí cột sống cổ chỉ gồm 7 đốt sống, nhưng nó lại gắn liền với hai động mạch quan trọng nhất cung cấp máu lên não. Đồng thời, gần cột sống cổ cũng có hệ thần kinh hỗ trợ dẫn truyền các tế bào thần kinh.

Không chỉ vậy, bên trong đốt sống cổ còn có các lỗ hình nón. Những lỗ hình nón do các đốt sống này tạo thành là ống sống và bên trong là tủy sống. Một khi tủy sống bị tổn thương, não sẽ mất kiểm soát đối với toàn bộ cơ thể.

Bị ảnh hưởng bởi những yếu tố này, nếu tình trạng thoái hóa đốt sống cổ phát triển đến một mức độ nhất định, gây chèn ép vào động mạch đốt sống và hệ thần kinh, thì sẽ xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu.

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là: Các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ và cao huyết áp khá giống nhau, làm thế nào để phân biệt đó có phải là bệnh thoái hóa đốt sống cổ hay không?

Dưới đây là ba cách mà bạn có thể áp dụng để phân biệt giữa hai loại bệnh:

1. Kiểm tra tốc độ gập duỗi của ngón tay

Như đã nói ở trên, sau khi dây thần kinh cột sống bị chèn ép, khả năng điều khiển các chi trên cơ thể cũng sẽ suy yếu. Vì vậy, ai cũng có thể dùng cách đơn giản nhất để kiểm tra khả năng điều khiển cơ thể của não bộ.

Cụ thể bạn làm như sau: Gập và duỗi ngón tay liên tục trong 10 giây. Nắm chặt bàn tay rồi mở rộng hoàn toàn, lặp lại động tác này. Nếu trong vòng 10 giây mà số lần gập duỗi ngón tay ít hơn 15 lần, điều đó có nghĩa là cột sống cổ xuất hiện vấn đề.

2. Đi trên một đường thẳng

Dưới tác động của bệnh, cổ của bệnh nhân có thể xuất hiện một chút sai lệch nhẹ.

Sau khi các dây thần kinh và mạch máu bị dồn nén, hiệu quả dẫn truyền của các tế bào thần kinh sẽ bị giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác thăng bằng khi bước đi.

Chẳng hạn, bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ thường khó đi thành một đường thẳng. Do đó, bạn có thể cố gắng đi theo đường thẳng, nếu có sự chệch choạc thì cần cảnh giác.

3. Nhớ lại các chi tiết

Bạn có thể cẩn thận nhớ lại những chi tiết khác nhau trong cuộc sống hàng ngày của mình; chẳng hạn như gần đây bạn có gặp vấn đề với cổ cứng, tê tay, mất ngủ hoặc mất trí nhớ hay không.

Nếu có, và bạn không thể tìm thấy một lý do cụ thể nào khác, bạn nên cảnh giác.

Cuối cùng, cần nhấn mạnh rằng đây chỉ là một cách kiểm tra nhỏ tại nhà, không trực tiếp kết luận rằng bạn đã mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Cách thực sự để chẩn đoán bệnh vẫn khám chuyên khoa và lắng nghe ý kiến từ bác sĩ.

Nếu bạn thường xuyên bị chóng mặt và đau cổ trong thời gian gần đây, bạn nên cảnh giác và kiểm tra càng sớm càng tốt.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Thường xuyên chóng mặt, là huyết áp cao hay thoái hóa đốt sống cổ? 3 cách để phân biệt