Chứng mất trí nhớ xuất hiện nhiều ở bệnh nhân nhiễm COVID-19

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều người xuất hiện chứng rối loạn chức năng nhận thức sau khi nhiễm COVID-19, các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu xem liệu nhiễm trùng có thể gây ra hậu quả lâu dài cho não hay không.

Các nghiên cứu ban đầu

Trong một số thử nghiệm được công bố trước đó, các nhà khoa học đã tìm thấy những thay đổi trong sinh học não của các bệnh nhân sau khi nhập viện vì nhiễm COVID-19. Tình trạng này kéo dài nhiều tháng sau khi nhiễm trùng và gây ra tình trạng mất khứu giác và sự nhạy bén về tinh thần ở người lớn tuổi.

Mặc dù COVID-19 thường được mô tả là chủ yếu ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi, nhưng các nghiên cứu mới cho thấy rằng nhiều người trên 60 tuổi cũng có vấn đề về não sau khi bị nhiễm trùng.

Các nhà nghiên cứu lo ngại về khả năng các triệu chứng về não kéo dài có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ trong nhiều năm sau này của bệnh nhân.

"Đây có phải là một phần của câu đố về những nhân tố góp phần dẫn tới nguy cơ (mất trí nhớ) không? Chúng tôi chưa biết, nhưng chúng tôi cần hiểu điều đó", Heather Snyder, phó chủ tịch phụ trách các mối quan hệ y tế và khoa học tại Hiệp hội Alzheimer, cho biết.

Các triệu chứng về não kéo dài có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ trong nhiều năm sau này của bệnh nhân
Các triệu chứng về não kéo dài có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ trong nhiều năm sau này của bệnh nhân. Ảnh minh hoạ: Pixabay

Tiến sĩ Ronald Petersen, người chỉ đạo Trung tâm Nghiên cứu Bệnh Alzheimer của Phòng khám Mayo ở Rochester, Minnesota, cho biết thời gian của các triệu chứng COVID-19 trong thời gian dài vẫn chưa rõ ràng.

"Có thể phải mất vài tháng trước khi bệnh nhân trở lại bình thường, nhưng tôi không nghĩ rằng tôi sẽ kết luận đây nhất thiết phải là một di chứng vĩnh viễn", ông nói.

Tiến sĩ Petersen, người không tham gia vào các nghiên cứu mới cho biết, vẫn còn sớm để hiểu những gì đang xảy ra trong não của những người có các triệu chứng như sương mù não ( rối loạn nhận thức) và mất trí nhớ, nhưng ông nghĩ rằng có thể đó là do ảnh hưởng của chứng viêm kéo dài, hoặc hậu quả của tình trạng viêm xảy ra trong quá trình nhiễm trùng.

Tiến sĩ George Vavougios, tác giả chính của một trong những nghiên cứu mới, cho biết ông lo ngại về tần suất của những vấn đề về não này. Khoảng một nửa số người tình nguyện tham gia nghiên cứu của ông và những người khác đang có vấn đề về nhận thức sau khi nhiễm bệnh, bất kể ở độ tuổi nào.

Ông ấy không chắc nhiễm trùng có thể gây ra bệnh Alzheimer trong tương lai, hay những người có nhiều khả năng xuất hiện các vấn đề về não sau khi nhiễm COVID-19 có khả năng phát triển bệnh Alzheimer hoặc có bất kỳ ảnh hưởng lâu dài nào.

Ông nói: “Tất nhiên không thể nói trước được điều gì, bởi vì chúng ta đang ở giai đoạn ban đầu, cho dù điều này có thể hồi phục được hay là một quá trình hồi phục chậm đối với bệnh Alzheimer hoặc các chứng sa sút trí tuệ khác, hay đây là thứ sẽ biến mất trong nhiều tháng, vài tuần, nhiều năm, nhưng điều này thật đáng lo ngại".

Những người bị bệnh Alzheimer

Snyder cho biết, những người mắc bệnh Alzheimer, một bệnh thoái hóa não, đã có phản ứng kém trong đại dịch, với tỷ lệ tử vong năm ngoái tăng 16% so với những năm trước, cả do nhiễm COVID-19 và có thể do các tác động gián tiếp, như giãn cách xã hội.

Tiến sĩ Reisa Sperling, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Điều trị bệnh Alzheimer tại Bệnh viện Brigham và Phụ nữ ở Boston, cho biết trong một nghiên cứu rằng những người nhiễm COVID-19 có thể làm cho bệnh Alzheimer trở nên tồi tệ hơn.

Bệnh nhân Alzheimer có cơ hội hồi phục sau COVID-19 không cao và virus ảnh hưởng tác động trực tiếp lên não . "Điều này trông giống như một con cá voi kép", cô nói.

Sperling cho biết cô nhận thấy "sự suy giảm khá đáng kể" ở một số bệnh nhân của mình. "Ngay cả những người có gia đình đã làm việc chăm chỉ để chăm sóc họ".

Cô nói, người nhà của những bệnh nhân này thường bận rộn đến các phòng tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động xã hội khác khiến cho cô không thể gặp được họ. Điều đó đã gây ra thiệt thòi cho cả bênh nhân và người chăm sóc họ. Cô nói, những người bị bệnh Alzheimer và những người chăm sóc họ nên thường xuyên đi dạo bên ngoài khi thời tiết cho phép, để mang lại sự kích thích, giao tiếp xã hội và nghỉ ngơi.

Người bị bệnh Alzheimer và những người chăm sóc họ nên thường xuyên đi dạo bên ngoài khi thời tiết cho phép.
Người bị bệnh Alzheimer và những người chăm sóc họ nên thường xuyên đi dạo bên ngoài khi thời tiết cho phép. Ảnh minh hoạ: Pixabay

Sperling cho biết cô hy vọng những người mắc bệnh Alzheimer sẽ đủ điều kiện để tiêm mũi thứ ba trước khi quá lâu, đặc biệt là đối với biến thể delta rất dễ lây lan. Cô nói: “Tôi rất ngại khi phải đối mặt với nhiều bệnh nhân trong mùa đông khắc nghiệt này”.

Mối quan tâm về những người khỏe mạnh trước đây

Ba nghiên cứu mới, được trình bày tại Hội nghị Quốc tế của Hiệp hội Bệnh Alzheimer hàng năm, được tổ chức ở Denver, bang Colorado, Hoa Kỳ,, mỗi nghiên cứu đều xem xét các khía cạnh khác nhau về mối liên hệ giữa COVID-19 và các vấn đề về não. Chưa có nghiên cứu nào đã qua bình duyệt, tiêu chuẩn cho nghiên cứu khoa học, vì vậy những phát hiện của họ chỉ là sơ bộ.

Một nghiên cứu từ Argentina phỏng vấn gần 300 người trên 60 tuổi, thời gian phỏng vấn từ ba đến sáu tháng sau khi họ bị lây nhiễm bệnh. Trong số họ có hơn một nửa xuất hiện chứng hay quên và khoảng một phần tư vẫn gặp thách thức về khả năng diễn đạt hoặc tổ chức.

Những người bị mất khứu giác liên tục có nhiều khả năng mắc các vấn đề này hơn, mặc dù không có mối liên hệ nào giữa ảnh hưởng lâu dài và mức độ nghiêm trọng của bệnh nhiễm trùng của một người nào đó.

Một nghiên cứu khác, được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học New York Langone Health, đã xem xét 310 bệnh nhân COVID-19 nhập viện trên 60 tuổi về những thay đổi và tế bào chết trong não của họ. Khoảng một nửa có các triệu chứng thần kinh, đặc biệt là chứng cáu kỉnh.

Những bệnh nhân có triệu chứng này có nồng độ chất chỉ điểm trong máu cao hơn thường liên quan đến tổn thương não và bệnh Alzheimer.

Sperling cho biết cô đã tìm thấy kết quả đáng lo ngại, bởi vì chúng có thể cho thấy "có ảnh hưởng trực tiếp của COVID-19 lên não, điều này có khả năng đẩy nhanh bệnh Alzheimer. Tất nhiên, đó là điều mà tất cả chúng ta đều lo lắng".

Nhưng Petersen cho biết những người này có thể không chắc chắc sẽ phát triển bệnh Alzheimer. Thay vào đó, có thể là các dấu hiệu để bác sĩ theo dõi xem có phát triển bệnh Alzheimer hay không.

Trong nghiên cứu của riêng mình, Vavougios, Đại học Thessaly ở Hy Lạp, đã xem xét 32 người nhập viện vì COVID-19 hai tháng trước đó. Kể từ đó, ông đã mở rộng nghiên cứu đó lên hơn 100 người. Với độ tuổi trung bình khoảng 50, họ bị ốm đến mức phải nhập viện, nhưng không đủ mức độ nghiêm trọng để được chăm sóc đặc biệt, ông nói.

Ông cho biết, trước khi nhập viện, họ đã "hoàn toàn hoạt động bình thường và không có các chứng suy giảm thần kinh khác", mặc dù hầu hết đã mất khứu giác do nhiễm trùng.

Ông nói: Mất khứu giác có thể là "dấu hiệu khởi phát sớm của những gì sắp xảy đến", và bất kỳ ai bị mất khứu giác kéo dài hoặc rối loạn khứu giác sau khi nhiễm trùng nên đến gặp bác sĩ thần kinh và được theo dõi một thời gian.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng những người lớn tuổi không nên quá nhanh chóng coi việc mất trí nhớ sau COVID-19 như một dấu hiệu của sự lão hóa bình thường, Vavougios nói.

Hiệp hội Alzheimer hỗ trợ các hợp tác nghiên cứu trên khắp thế giới, với hy vọng tăng tốc độ hiểu biết về bất kỳ mối liên hệ nào giữa COVID-19 và các vấn đề về não. Hiện nay, vẫn còn rất nhiều câu hỏi đặt ra về vấn đề các di chứng để lại sau khi nhiễm Covid-19.

Ngọc Mai

Theo USAtoday



BÀI CHỌN LỌC

Chứng mất trí nhớ xuất hiện nhiều ở bệnh nhân nhiễm COVID-19