Chuyên gia virus học ủng hộ thuyết virus Vũ Hán rò rỉ từ phòng thí nghiệm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau khi phát triển thành công xét nghiệm đơn giản để phát hiện virus Vũ Hán, nhà virus học người Séc còn phát hiện thấy: dường như SARS-CoV-2 có thể đến từ phòng thí nghiệm...

Tiến sĩ Sona Pekova là một nhà virus học tại Phòng thí nghiệm Tilia ở Cộng hòa Séc, và cô đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông sau khi phát hiện được một số trường hợp nhiễm virus Vũ Hán tại quốc gia Trung Âu này. Đồng thời, trong khi bác bỏ ý kiến ​​cho rằng virus ĐCSTQ là vũ khí sinh học, Pekova ủng hộ quan điểm virus có thể rò rỉ từ phòng thí nghiệm.

Chủng virus mới bùng phát tại thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc, vào khoảng tháng 11/2019, trước khi lan rộng khắp Đại Lục và lan ra toàn thế giới do sự che đậy và quản lý yếu kém của chính quyền nước này.

Tính đến ngày 17/4, thế giới đã xác nhận hơn 2,1 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2 và hơn 145.000 ca tử vong. Riêng tại Cộng hòa Séc, quốc gia với khoảng 10 triệu nhân khẩu đã xác nhận gần 6.000 ca nhiễm COVID-19 với gần 140 người tử vong.

Nghiên cứu của Pekova

Trước đó, phòng thí nghiệm của Pekova đã phát triển thành công một xét nghiệm mới giúp phát hiện virus, nhưng Bộ Y tế Séc đã cấm cô tiến hành xét nghiệm, và ban hành các quy định đối với phòng thí nghiệm của cô, khiến nó sẽ mất tới cả năm để có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn mới.

Công chúng đã chung tay hỗ trợ Pekova sau khi chính quyền Séc cản trở xét nghiệm mới của cô. Truyền thông Séc đã đưa tin về vụ việc này, đồng thời đưa ra một bản kiến ​​nghị trực tuyến với nội dung kêu gọi cấp phép cho xét nghiệm và đã nhanh chóng thu thập được hơn 50.000 chữ ký. Ngay sau đó, chỉ trong vòng chưa đầy hai tuần, Bộ Y Tế đã phải nới lỏng các quy định đã ban bố và cấp phép cho phòng thí nghiệm.

Tiếp đó, nhóm nghiên cứu của Pekova tập trung vào việc đơn giản hóa để xét nghiệm được tiến hành nhanh hơn và rẻ hơn. Họ tìm kiếm một đoạn trình tự gen độc nhất của virus và thiết kể xét nghiệm để chỉ phát hiện ra trình tự đặc biệt này.

Quả thực Pevoka đã tìm thấy mẩu gen đó. Nó không chỉ giúp phát triển thành công xét nghiệm, mà còn đưa đến giả thuyết rằng: virus Vũ Hán có thể đã được tạo ra trong phòng thí nghiệm.

“Tôi tập trung vào các khu vực điều hòa của virut (5′ UTR) - 256 bazơ đầu tiên của gen (trước cả gen cấu trúc), và các trình tự [gen] điều hòa này rất độc đáo đến nỗi tôi không thể nghĩ nó có nguồn gốc tự nhiên”, Pevoka trả lời The Epoch Times tiếng Séc qua email.

Theo Pekova, khu vực 5’ UTR có thể được coi như đầu não của virus. Trung tâm điều hòa này chịu trách nhiệm cho tất cả các chức năng “sống” của nó.*

Trong cuộc phỏng vấn được công bố hồi tháng Ba bởi công ty truyền thông Leontynka (Séc), Pekova cho biết: Mặc dù các Coronavirus dễ bị đột biến, nhưng “đầu não” của mỗi nhóm gen vẫn giữ nguyên, và nếu nó đột biến thì phải đạt được một vài lợi thế*.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu phần 5’ UTR của virus Vũ Hán, cô đã tìm thấy nhiều đột biến. “Đối với virus này, trong đầu não [của nó], có vẻ như ai đó đã vào khu đầu não, mở các phòng, ném mọi thứ ra, và lật tung những chiếc ghế”.

“Nếu đó là một biến thể tự nhiên, thật khó để người ta có thể tưởng tượng rằng những đột biến lớn như vậy - nhiều sự chèn, mất, đột biến đơn bazơ - có thể xuất hiện ngẫu nhiên và virus không chết khi trải qua quá trình này”, cô phân tích.

Điều này “ít nhất là không điển hình”.

Pekova đã có một sự nghiệp thành công, cô xuất bản hàng chục bài báo trong lĩnh vực sinh học phân tử và di truyền học. Nhân bản gen đột biến từng là “kế sinh nhai” của Pevoka. Cô nhận thấy bản chất khác thường trong “đầu não” của virus ĐCSTQ chỉ nhờ vào kiến thức nghiên cứu của mình.

Bài liên quan: Đặt tên đúng cho loại virus gây ra đại dịch toàn cầu

Phòng thí nghiệm hay tự nhiên?

Đối với sự ủng hộ dành cho thuyết nguồn gốc phòng thí nghiệm, nó phần nhiều là do Vũ Hán là nơi duy nhất tại Trung Quốc có phòng thí nghiệm sinh học được chứng nhận có khả năng nghiên cứu các mầm bệnh nguy hiểm nhất hành tinh, như Ebola hoặc SARS.

Ảnh vi điện tử quét màu của một tế bào apoptotic (màu đỏ) bị nhiễm nặng các hạt virus ĐCSTQ (màu vàng), được phân lập từ mẫu bệnh phẩm. Hình ảnh được chụp tại Cơ sở nghiên cứu tích hợp NIAID (IRF) ở Fort Detrick, Md., Được công bố vào ngày 2 tháng 4 năm 2020... (NIAID)

Chính quyền Trung Quốc mới đầu giải thích rằng, virus mới xuất hiện tại một khu chợ ở Vũ Hán. Giải thích này không còn vững chãi sau những nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân đầu tiên không có bất kỳ mối liên hệ nào với khu chợ.

Mặc dù một số nhà virus học trước đây đã chỉ ra một số đặc điểm bất thường và gợi ý thuyết nguồn gốc phòng thí nghiệm - dựa trên bộ gen của virus Vũ Hán, nhưng các chuyên gia dường như đồng thuận rằng sẽ cần thêm thông tin để xác nhận virus này đến từ đâu.

So sánh về mặt di truyền cho thấy, trong số các virus corona đã biết, chủng virus mới gần giống một số chủng đã được tìm thấy ở dơi và tê tê. Tuy nhiên, sự tương đồng này lại không đủ để chứng tỏ giả thuyết trên, và vẫn còn thiếu một mối liên kết nào đó tại đây.

Nếu virus có nguồn gốc từ động vật, có thể nó đã “nhảy” từ dơi hoặc tê tê sang loài khác trước khi “nhảy” sang người. Trong trường hợp đó, những động vật này vẫn có thể truyền virus, tuy nhiên chính quyền Trung Quốc không quan tâm đến việc xét nghiệm động vật hoang dã ở khu vực Vũ Hán, và nếu họ có tiến hành xét nghiệm, thì kết quả cũng sẽ không được công bố.

Thật vậy, sự thiếu minh bạch là một trong những nguyên nhân chính của các khiếu nại đối với công tác xử lý dịch của chính quyền tại Trung Quốc.

Pekova cho rằng công nghệ di truyền có thể là vấn đề ở các quốc gia như Trung Quốc. Cô nhấn mạnh đến sự cố năm 2018, khi một nhà khoa học Trung Quốc đã công bố tạo ra thành công em bé biến đổi gen, rồi sau đó phải công khai nhận tội và bị kết án ba năm tù giam.

Pevoka bày tỏ: “Tôi dám chắc có nhiều nhà khoa học rất tệ ở đó, họ làm những điều đó, mà dám không thừa nhận”.

“Vì vậy, trong di truyền học, trong sinh học phân tử và trong nhân bản, chúng ta ngày nay đã có các công cụ đủ để thay đổi thông tin di truyền từ gốc rễ, và nó chỉ được quản lý bởi lương tâm của các nhà khoa học, và tôi không biết liệu như vậy đã đủ chưa”.

Đại Hải
- Theo The Epoch Time.

Chú thích của biên tập:
Có hai vùng không bao giờ sao chép không quá trình phiên mã mARN (untranslated region) là 5’ UTR - codon báo hiệu bắt đầu phiên mã ARN (nên tác giả gọi là “đầu não” của virus), và 3’ UTR - codon báo hiệu kết thúc phiên mã ARN, còn gọi là đuôi của virus. Hai vùng này giúp ổn định và khư trú mARN, hỗ trợ quá trình phiên mã mARN hiệu quả hơn, nhưng nếu 5 ’UTR đột biến thì sẽ dẫn đến thay đổi mARN, và khiến virus dễ chết hơn. Nhưng virus ĐCSTQ thì lại không như vậy, nên được gọi là có một vài “lợi thế”. (Theo cuốn “Essentials of Genetics”)



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia virus học ủng hộ thuyết virus Vũ Hán rò rỉ từ phòng thí nghiệm