Cốc nhựa, cốc giấy, cốc thủy tinh và cốc giữ nhiệt… Loại nào an toàn nhất?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trên thị trường có nhiều loại cốc được thiết kế với đủ mẫu mã và công năng khác nhau; trong đó bao gồm cốc giữ nhiệt, cốc giấy, cốc nhựa và cốc thủy tinh. Tuy nhiên, liệu cốc nào trong số này mới thật sự an toàn nhất?

1. Cốc giữ nhiệt chọn không đúng sẽ hại gan

Đài CCTV (Trung Quốc) từng đưa tin về một số loại cốc giữ nhiệt không đạt chất lượng.

Theo đó, các nhân viên của Hiệp hội Người tiêu dùng Bắc Kinh đã mua ngẫu nhiên 50 cốc giữ nhiệt bằng thép không gỉ ở các trung tâm thương mại, siêu thị và các nền tảng mua sắm trực tuyến.

Sau khi kiểm tra chuyên môn, họ phát hiện có 19 mẫu không đạt yêu cầu tiêu chuẩn quốc gia. Các loại bình chân không này sử dụng lớp lót inox kém chất lượng, dễ kết tủa các kim loại nặng như crom, mangan, chì.

Khi một người uống nước, những thứ này sẽ được đưa vào cơ thể và tích tụ dần dần, từ đó gây ra nhiều mức độ tổn thương khác nhau cho các cơ quan.

Trong số đó, crom gây độc cho thận, ăn mòn đường tiêu hóa, thậm chí làm tăng tỷ lệ ung thư; mangan có thể ảnh hưởng đến não, gây suy nhược thần kinh; chì không chỉ gây thiếu máu mà còn làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tổn thương não.

Vì vậy, khi chọn cốc giữ nhiệt, bạn phải nắm vững phương pháp và lưu ý những điểm sau:

Trước hết, hãy chú ý đến chất liệu của lớp lót. Bạn không nên chọn loại inox 201 công nghiệp, loại inox này có tính kháng axit, kiềm yếu, dễ bị ăn mòn.

Thay vào đó, bạn nên chọn loại lót inox 304, thuộc loại dành cho thực phẩm và tương đối ổn định ở các nhiệt độ khác nhau.

Thép không gỉ 316 cũng được khuyến nghị, thuộc loại thép không gỉ cấp y tế và tất cả các chỉ số đều tốt hơn thép không gỉ 304.

Thứ hai, chú ý đến phần nhựa của cốc giữ nhiệt, nên chọn chất liệu nhựa PP dành cho thực phẩm, không nên chọn chất liệu PC.

Ngoài ra, dù là loại cốc giữ nhiệt nào thì cũng cố gắng không dùng để đựng nước hoa quả, đồ uống có ga, sữa, trà và các loại thuốc Đông y.

Bởi chúng có thể xảy ra phản ứng hóa học, gây kết tủa kim loại nặng, làm hư hỏng đồ uống hoặc giảm giá trị dinh dưỡng.

Cốc nhựa có thể độc hại và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Cốc nhựa tiện lợi ở chỗ vừa rẻ vừa nhẹ, dễ mang theo nhưng thực tế thì, nó không phù hợp để đựng nước nóng.

Một số cốc nhựa tiết ra các chất có hại cho con người như bisphenol A và axit phthalic khi gặp nhiệt độ cao.

Trong số đó, bisphenol A có thể phá vỡ nội tiết của con người, dẫn đến giảm khả năng sinh sản và dậy thì sớm ở trẻ em; axit phthalic có thể gây rối loạn nội tiết ở nam giới, thậm chí dẫn đến dị dạng hệ thống sinh sản.

Vậy thì, làm thế nào để chúng ta biết được liệu một cốc nhựa có thể chứa nước nóng được hay không?

Trên thực tế, có thể nhận biết nó bằng ký hiệu hình tam giác ở đáy cốc. Biểu tượng hình tam giác này được tạo nên từ các mũi tên và số, thường là 1-7, thể hiện phạm vi sử dụng và sự khác biệt về độc tính của các vật liệu khác nhau.

Biểu tượng hình tam giác này được tạo nên từ các mũi tên và số, thường là 1-7, thể hiện phạm vi sử dụng và sự khác biệt về độc tính của các vật liệu khác nhau.
Biểu tượng hình tam giác này được tạo nên từ các mũi tên và số, thường là 1-7, thể hiện phạm vi sử dụng và sự khác biệt về độc tính của các vật liệu khác nhau. (Ảnh qua Vietnamnet)
  • Mức 1: Chất liệu thông thường của chai nước suối và chai nước giải khát có ga chỉ có thể chịu nhiệt đến 70°C. Dễ bị biến dạng sau khi đun nóng và làm tan chảy các chất độc hại.

Nếu dùng đi dùng lại có thể gia tăng nguy cơ làm hòa tan các kim loại nặng và hóa chất cấu tạo nên chúng. Các chất này làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone trong cơ thể.

  • Mức 2: Có thể tái sử dụng sau khi làm sạch, nhưng có thể trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn nếu không được làm sạch.
  • Mức 3: Nó là một vật liệu độc hại và không thể được sử dụng cho nước nóng.
  • Mức 4: Là chất nhựa nhiệt dẻo mật độ thấp khá phổ biến trong các hộp mì, hộp đồ đông lạnh, túi đựng hàng và vỏ bánh. Loại này không phù hợp để làm nóng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao vì sẽ giải phóng hóa chất.
  • Mức 5: Có thể đun trong lò vi sóng, chịu nhiệt tốt (167°C) và chống ăn mòn, có thể dùng để đựng nước nóng.
  • Mức 6: Ở nhiệt độ cao như lò vi sóng chúng có thể giải phóng chất độc hại. Ngoài ra, cũng không được dùng để đựng đồ có chất acid và chất kiềm mạnh. Chính vì thế, loại nhựa này không được phép dùng để đựng đồ ăn thức uống lâu dài.
  • Mức 7: Loại nhựa này có thể dùng để đựng thùng hoặc can nước dung tích 3 – 5 lít và một số sản phẩm đựng thức ăn. Là loại nguy hiểm nhất, dễ dàng sinh ra chất gây ung thư, vô sinh BPA.

Cốc giấy, cốc thủy tinh và cốc sứ - Loại nào an toàn nhất?

Ngoài cốc nhựa, bạn có thể sử dụng cốc giấy, cốc thủy tinh và cốc sứ. Tuy nhiên, loại nào an toàn nhất?

1. Cốc giấy

Cốc giấy dùng một lần trông rất hợp vệ sinh và tiện lợi. Tuy nhiên, bằng mắt thường bạn không thể nhận biết được mức độ vệ sinh cũng như khó đánh giá được chất lượng của sản phẩm.

Để làm cho cốc giấy trông trắng hơn, một số nhà sản xuất sẽ thêm chất làm trắng huỳnh quang, chúng trở thành yếu tố gây hại tiềm ẩn.

Trong hầu hết các trường hợp, chất liệu của cốc giấy không đạt chất lượng đều mềm, dễ bị biến dạng sau khi đổ nước, thậm chí còn bị thấm nước ở đáy cốc.

Cũng có một số cốc giấy kém chất lượng có lớp bột mịn trên bề mặt, giữ nước lâu sẽ không tốt cho cơ thể.

2. Cốc sứ

Nếu thành bên trong cốc sứ được tráng men kèm các hoa văn màu sắc, thì các kim loại nặng có thể hòa tan và gây hại cho cơ thể khi cho nước nóng vào.

Vì vậy, ấm chén gốm sứ tốt nhất nên được tráng men không màu, đặc biệt thành bên trong nhất định phải không màu, rất thích hợp để uống nước nóng hoặc uống trà.

3. Cốc thủy tinh là an toàn nhất

Vật liệu thủy tinh là loại tốt nhất và an toàn nhất trong tất cả các loại cốc.

Trong quá trình nung, cốc thủy tinh không chứa các hóa chất độc hại, đặc tính ổn định nên bạn không cần lo lắng khi sử dụng để đựng nước uống hay các loại đồ uống khác.

Mặt khác, bề mặt thủy tinh cũng nhẵn bóng dễ lau chùi, không dễ phát sinh vi khuẩn, bám bẩn.

Nước uống rất quan trọng, chọn đúng cốc còn quan trọng hơn. Khi uống nước, bạn nên chọn những loại cốc do nhà sản xuất chính quy đạt tiêu chuẩn quốc gia, đồng thời chú ý đến chất liệu và tránh xa những nguyên liệu độc hại.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Cốc nhựa, cốc giấy, cốc thủy tinh và cốc giữ nhiệt… Loại nào an toàn nhất?