Công dụng của nước muối là gì? Làm sao để pha uống?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tuy chỉ là một gia vị thông thường, nhưng công dụng của nước muối trong việc chữa trị và phòng ngừa một số loại bệnh hết sức hiệu quả. Mặc dù vậy, bạn vẫn nên biết cách pha nước muối với tỷ lệ hợp lý.

Chăm sóc cổ họng

Bước vào mùa thu đông, lúc này khí hậu vừa khô hanh vừa lạnh, dễ gây bệnh viêm thanh quản, viêm họng. Chúng ta có thể dùng nước muối để điều trị trong giai đoạn đầu của bệnh.

Cách thực hiện như sau: Nếu cảm thấy cổ họng khó chịu, bạn có thể dùng nước muối súc miệng buổi sáng. Khi cổ họng sưng đau, súc họng bằng nước muối đặc 5 - 6 lần mỗi ngày có tác dụng tiêu viêm, khử trùng.

Cầm máu tự nhiên

Chảy máu cam: Nếu bạn bị chảy máu cam, hãy dùng bông gòn thấm nước muối sinh lý nhét vào lỗ mũi, đồng thời uống 1 cốc nước muối sinh lý để cầm máu.

Ngừng chảy máu miệng: Nếu chảy máu nhỏ bên trong khoang miệng, súc miệng bằng nước muối có thể thúc đẩy quá trình đông máu và có tác dụng cầm máu tự nhiên.

Cầm máu dạ dày: Sau khi bị xuất huyết dạ dày và ngừng nôn ra máu, cơ thể cần được bổ sung một lượng lớn nước muối sinh lý thông thường khẩn cấp.

Trước khi đến bệnh viện điều trị, bạn có thể uống từ 1 - 4 cốc nước muối để bổ sung cho việc thiếu máu trong cơ thể.

Chống viêm và điều trị răng

Flo trong muối có thể đóng một vai trò trong việc chống viêm, khử trùng và ngăn ngừa sâu răng.

Do đó, hãy súc miệng và đánh răng bằng nước muối vào mỗi buổi sáng và tối để ngăn ngừa nguy cơ này.

Nếu đau răng, hãy súc miệng bằng nước muối để thanh nhiệt, giảm sưng viêm và giảm đau nhức răng.

công dụng của nước muối, muối, súc miệng bằng nước muối, bàn tay,
Súc miệng bằng nước muối có tác dụng ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. (Max Pixel)

Sát trùng và khử độc

Nếu bị rết, bọ cạp đốt, bạn có thể pha muối với nước nóng. Tiếp đó, chườm lên vùng vết thương để giảm đau và sát trùng.

Giảm nóng dạ dày

Uống 1 cốc nước muối loãng lúc đói vào buổi sáng không chỉ có tác dụng giảm nóng dạ dày, loại bỏ mùi hôi và cảm giác nhạt miệng; mà còn giúp tăng cường tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn và làm sạch ruột.

Nếu trẻ bị nóng bụng và thường xuyên táo bón, thường xuyên cho trẻ uống nước muối để có tác dụng hạ nhiệt và nhuận tràng.

Nôn mửa

Thức ăn bị nhiễm độc nhẹ hoặc uống quá nhiều rượu có thể gây khó chịu cho dạ dày. Để giảm bớt kích thích đường ruột, bạn có thể uống nước muối đặc để gây nôn.

Điều trị bỏng

Ngâm vết thương trong nước muối hoặc vẩy nước muối lên vết thương để sát trùng và làm dịu vết bỏng.

tác dụng của nước muối, vết bỏng, bỏng tay, điều trị bỏng bằng nước muối
Ngâm vết thương trong nước muối hoặc vẩy nước muối lên để sát trùng và làm dịu vết bỏng. (Wikimedia Commons)

Ngăn ngừa chuột rút

Khi thấy tay chân co quắp, lạnh có thể chườm muối nóng lên.

Cách thực hiện:

Cho muối hột vào nồi rồi đun nóng, tiếp đó đưa muối vào túi vải to. Túi vải nên có chiều rộng từ trái sang phải khoảng 30cm, làm bằng vải thưa (không sử dụng vải tổng hợp).

Bên cạnh đó, túi nên được khâu ba mặt và để hở một mặt, sao cho muối không bị tràn ra ngoài. Cuối cùng, bạn dùng túi vải bọc muối lại, lau đi lau lại nhiều lần lên vùng tay chân.

Lưu ý, muối sau khi đun sẽ rất nóng, nên bạn phải cẩn thận để tránh bị bỏng. Vì vậy, bạn có thể đặt một chiếc khăn dưới túi, và chờ đến khi muối hạ nhiệt bớt rồi bỏ nó đi.

Ngăn ngừa nấm da chân

Muối ăn có tác dụng chống virus và chống vi khuẩn rất tốt.

Cho muối ăn vào nước nóng; tận dụng sức nóng của nước sẽ cho phép da hấp thụ tốt hơn các thành phần chống virus và chống vi khuẩn có trong nước muối.

Khi bạn ngâm chân trong nước muối để điều trị bệnh nấm da chân cũng sẽ có tác dụng tương tự.

tác dụng của nước muối, ngâm chân bằng nước muối, trị nấm chân, bàn chân, nước muối
Ngâm chân trong nước muối ấm cho phép da hấp thụ các thành phần chống virus và chống vi khuẩn. (Pixabay)

Giảm táo bón

Nước muối có thể làm sạch phân trong ruột, có như vậy mới đạt được mục đích giảm bớt tình trạng táo bón.

Mặc dù vậy, để có thể uống được nước muối cần biết cách pha hợp lý.

Cách pha: Pha 9g muối với 1000ml nước đun sôi để nguội. Bạn có thể pha tại nhà bằng việc sử dụng muối ăn hoặc mua nước muối sinh lý từ các hiệu thuốc.

Có thể thấy, dù không có vẻ ngoài "hào nhoáng" và "bóng bẩy", nhưng nước muối lại có công dụng hiệu quả đến không ngờ trong việc điều trị một loạt các vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Công dụng của nước muối là gì? Làm sao để pha uống?