17 công dụng của nước mía đối với sức khỏe mà bạn có thể chưa biết

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nước mía là đồ uống giải khát lý tưởng với giá thành rẻ vào mùa hè. Không chỉ ở phổ biến ở Việt Nam, nó còn được bày bán rộng rãi trên các tiệm hàng rong trên thế giới. Vậy công dụng chính của nước mía đối với sức khỏe là gì?

--> Xem thêm: Uống nước mía có tác hại gì? Những người nào nên đặc biệt tránh?

Nước mía là gì?

Nước mía được sản xuất bằng cách nghiền mía đã gọt vỏ trong máy nghiền, tạo thành một loại chất lỏng dạng siro và có vị ngọt.

Thức uống này được bày bán chủ yếu tại các tiệm hàng rong và phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là những nơi trồng mía thương mại; chẳng hạn như các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Bắc Phi và Mỹ Latinh.

Để cân bằng vị ngọt, người Việt thường cho quất vào máy ép để nghiền cùng với mía. Trong khi đó tại Ấn Độ, người ta dùng chanh hoặc gừng.

Loại siro này có thể được chế biến thành đường mía, đường nâu, mật mía hoặc đường thốt nốt. Mặt khác, nó còn được dùng để làm rượu rum. Ở Brazil, người ta lên men nước mía để chế thành một loại rượu gọi là cachaca.

Nước mía không phải là đường nguyên chất. Thành phần của loại siro này gồm 70-75% là nước, 10-15% chất xơ và 13-15% đường dạng sucrose.

Ưu điểm của nước mía chính là giữ được tối đa hàm lượng vitamin và khoáng chất, do không trải qua quá trình chế biến phức tạp như hầu hết các loại đồ uống có đường khác.

Thông tin dinh dưỡng trong nước mía

Giá trị dinh dưỡng của nước mía Mỗi 100 ml
Lượng calo 242
Chất đạm 0.16g
Tổng số chất béo 0.40g
Tổng chất xơ 0.56g
Đường miễn phí 12.85g
Kali 150mg
Natri 1.16mg
Magie 13.03mg
Phốt pho 22,08mg
Sắt 1.12mg
Canxi 18mg
Thiamin 0.03mg
Riboflavin 0.04mg

(*) Dữ liệu dựa trên NIN (Viện Dinh dưỡng Quốc gia Hoa Kỳ)

17 tác dụng của nước mía đối với sức khỏe

#1. Cung cấp năng lượng nhanh chóng

Theo Raw Pressery, đường trong nước mía rất dễ được cơ thể hấp thụ, điều này sẽ giúp cơ thể có được năng lượng tức thì. Uống nước mía trong khi mệt mỏi hoặc thời tiết nắng nóng sẽ giúp bạn lấy lại được sự tỉnh táo cần thiết.

#2. Ngăn chặn sự gia tăng đột biến của đường huyết

Nước mía có chỉ số đường huyết thấp, trong khi bổ sung đường cho cơ thể, chỉ số đường huyết thấp của nó sẽ ngăn chặn sự gia tăng đột biến của lượng đường trong máu.

#3. Duy trì sự cân bằng điện giải

Do có tính chất kiềm, nước mía sẽ giúp duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể.

#4. Giàu canxi: Hỗ trợ sự phát triển của xương và răng

Hàm lượng canxi cao trong nước mía đảm bảo sự phát triển thích hợp của hệ xương. Nó giúp xây dựng và củng cố xương và men răng.

#5. Bảo vệ thận

Nước mía ít chất béo, cholesterol và natri. Nó không có chất béo bão hòa, từ đó giữ cho thận hoạt động hiệu quả.

#6. Ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa

Đối với chứng suy nhược tiêu hóa, nước mía có tác dụng như một loại thuốc bổ. Kali trong nước mía giúp cân bằng nồng độ pH trong dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiết dịch tiêu hóa và giữ cho hệ thống hoạt động tốt.

Mía cũng chứa một lượng chất xơ giúp làm sạch đường tiêu hóa và giảm táo bón. Mặt khác, nó cũng hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày.

#7: Lợi tiểu

Nước mía có đặc tính lợi tiểu tuyệt vời giúp loại bỏ độc tố và nhiễm trùng khỏi cơ thể. Uống nước mía sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và sỏi thận. Nó cũng đảm bảo hoạt động bình thường của thận, theo Healthify Me.

#8. Tốt cho gan

Theo Ayurveda, nước mía là một biện pháp điều trị tự nhiên tốt nhất cho các bệnh liên quan đến gan như vàng da. Nó chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lại nhiễm trùng gan và duy trì mức độ bilirubin trong tầm kiểm soát.

#9. Tốt cho phụ nữ có thai

Nước mía rất giàu dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ, chẳng hạn như axit folic, vitamin B phức hợp, chất chống oxy hóa và canxi.

Sự hiện diện của axit folic và vitamin B9 đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ khuyết tật thần kinh bẩm sinh như tật nứt đốt sống ở trẻ sơ sinh.

#10. Giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư

Hàm lượng canxi, magie, kali, sắt và mangan cao làm cho nước mía có tính kiềm. Sự hiện diện của flavonoid giúp cơ thể ngăn chặn các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

#11. Nước mía ngăn ngừa hôi miệng và sâu răng

Mía rất giàu khoáng chất, bao gồm canxi và phốt pho, đồng thời cũng giúp xây dựng men răng và làm chắc răng, đảm bảo chúng không bị sâu. Nó cũng khắc phục tình trạng hôi miệng do thiếu hụt các chất dinh dưỡng này.

#12. Nước mía có thể chữa mụn

Uống nước mía có khả năng giúp giảm và chữa các vấn đề về da như mụn trứng cá.

#13. Tăng tốc độ chữa lành vết thương

Đường sucrose tự nhiên được xem là một thành phần mạnh để phục hồi vết thương nhanh chóng. Ngoài việc uống theo cách thông thường, nếu bạn bị thương, bạn cũng có thể thoa nước mía lên khu vực đó để đẩy nhanh quá trình chữa lành.

#14. Hỗ trợ hạ sốt

Trẻ sơ sinh và trẻ em thường gặp tình trạng rối loạn sốt. Triệu chứng chủ yếu gồm sốt, co giật và cơ thể thiếu hụt protein.

Nước mía là một phương thuốc tuyệt vời chống lại chứng rối loạn sốt, vì nó giúp tái tạo cơ thể với các protein đã mất và giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.

#15. Tăng cường miễn dịch

Mía là một nguồn cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

#16. Ngăn ngừa lão hóa

Trong nước mía có chứa chất chống oxy hóa, axit phenolic và flavonoid. Nó giúp giữ ẩm cho da, làm cho da mềm mại và sáng từ bên trong. Axit glycolic trong mía cũng giúp duy trì vẻ rạng rỡ của làn da.

#17. Giảm đau liên quan đến STDs & UTIs

Nếu uống ở dạng pha loãng, với nước chanh và nước dừa, nước mía có thể giúp giảm viêm cơ thể do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và viêm tuyến tiền liệt, theo Healthify Me.

Hoàng Tuấn



BÀI CHỌN LỌC

17 công dụng của nước mía đối với sức khỏe mà bạn có thể chưa biết