COVID-19 chưa hết, lại đến vỡ ung thư Game

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chỉ trong 2 tuần ngắn ngủi, khi mà dịch COVID-19 vừa mới tạm lắng xuống, thì những hậu quả mãn tính của việc chơi game lại được dịp bùng phát...

Bắt cóc và bỏ đói bé 5 tuổi vì trò chơi điện tử

Bị ám ảnh bởi những game trinh thám, bắt cóc, tống tiền, bạo lực,... Hoàng đã nảy ra kế hoạch bắt cóc bé Đô 5 tuổi, mục đích là phá án như trong game và giải cứu nạn nhân khi gia đình phát giác.

Nhưng khi gia đình tìm tới cơ quan chức năng để tìm kiếm bé Đô, Hoàng đã sợ hãi và không đưa bé trở về nhà, dù 2 cậu bé chơi rất thân với nhau. Không có ai chăm sóc trong hoảng sợ, hai tay lại bị trói, bé Đô đã chết đói trong căn nhà bỏ hoang.

Sinh năm 2003, ở cái tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu, Hoàng đã từng cắm xe đạp để lấy tiền trả nợ, và cũng do sớm nghiện điện tử, không phân biệt được game giữa đời thực, câu chuyện đau lòng với cháu bé 5 tuổi đã xảy ra.

Ngày 16/6/2020, Hoàng bị khởi tố và tạm giam 4 tháng.

Vượt ngục xong là phải đi chơi game

Ngày 18/6/2020, công an thành phố Tam Kỳ đã bắt giữ Triệu Quân Sự - chàng trai nghiện game sinh năm 1991 với hàng tá tiền án tiền sự trước đó, bao gồm cả giết người, cướp của...

Sự nghiện game từ sớm nên chưa đến lớp 10 đã phải bỏ học. Nhờ sự động viên của gia đình, anh đã tham gia nghĩa vụ quân sự. Những tưởng có thể tách chàng trai trẻ khỏi game, nhưng dường như việc huấn luyện chỉ giúp Sự mang game ra ngoài đời thực một cách hoàn hảo hơn.

4 lần trốn đơn vị, 4 lần gia đình thuyết phục quay lại, đến lần thứ 5 thì đào ngũ hẳn; sau đó tích thêm 1 tiền án giết người và nhiều lần trộm cướp; 2 lần vượt ngục với kịch bản giống nhau và sau đó đều bị bắt tại quán game, chỉ hơn ở chỗ lần này Sự thành công trong việc đả thương thêm một thiếu tá đang truy bắt nghi phạm.

Chúng ta có coi nhẹ game quá hay không?

Theo lời bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Mai Hương: “Người chơi bị thôi thúc để cạnh tranh giành nhiều chiến thắng hơn, cảm giác phấn khích khi thể hiện tốt và cảm giác tan nát khi mất tất cả chỉ trong thời gian rất ngắn. Như trò PUBG (nội dung bạo lực) chiếm vị trí hàng đầu hiện nay có thể khiến tim đập nhanh, run tay. Bản chất cạnh tranh của nhiều game trực tuyến có thể khiến người chơi dễ tức giận và khi thua…”

Chơi game có thể gây ra hội chứng loạn thần, nhưng nó không chỉ dừng ở game bạo lực, và nội dung bạo lực thì cũng không chỉ có trong PUBG. Game bạo lực dẫn đến hành vi bạo lực, game sex thì dẫn đến loạn dục, game đua xe thì cũng có thể dẫn đến ảo tưởng tay lái ngoài đời thực, rồi còn game trinh thám, game chiến thuật cá nhân/phối hợp... Hậu quả của game thường không xuất hiện ngay lập tức, nó tích lũy từ từ, và với sự phát triển đầy hấp dẫn của game hiện nay, game thủ phạm tội đang trẻ hóa.

Đọc thêm: Đằng sau hội chứng loạn thần: Đâu chỉ có game bạo lực

Nhiều người coi nhẹ hai chữ “phạm tội” và cho rằng vấn đề này chỉ nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Nhưng qua sự việc như của Hoàng; hay như trường hợp của Tuấn Anh sinh năm 1993 ở Hà Nội đã hành hung mẹ đẻ đến tử vong do bị mắng (2017); hay như vụ án Đinh Văn Giáp và Đinh Văn Trường phối hợp nhau đi cướp tài sản của các xe ôm, cuối cùng dẫn đến việc sát hại nam sinh chạy Grab (2019), thì game còn ảnh hưởng nặng đến nhân tính của người chơi.

Theo các nghiên cứu tại nước ngoài, 25 tuổi mới là độ tuổi mà các bạn trẻ có thể nhận thức được đầy đủ những tác hại của game mang lại. Tuy nhiên, các bố mẹ hiện nay vẫn đành coi game là một thứ giải trí, hay dùng để đánh lạc hướng trẻ khi ăn, khi tiêm, hoặc coi như một phần thưởng - mà quên đi những tác hại mãn tính của nó đối với sức khỏe, với tinh thần, và với tư duy của giới trẻ.

Vấn đề cá nhân hay vấn đề xã hội

Nhiều người nghĩ rằng game có thể giúp con họ thư giãn, hay thậm chí là đã có những nghiên cứu cho thấy game giúp được bệnh nhân giảm đau. Tuy nhiên, bản chất của việc thư giãn hay giảm đau này là do trò chơi đã ức chế luồng thần kinh truyền cảm giác đau về não - theo lời của Mark Griffiths, giám đốc Đơn vị Nghiên cứu Trò chơi Quốc tế, và cũng là tiến sĩ tâm lý học, thuộc Khoa Tâm lý học tại Đại học Nottingham Trent.

Liều thuốc giảm đau cũng đã khiến một nam bệnh nhân 29 tuổi đứt gân duỗi dài ở cánh tay, khi anh này chơi trên smartphone liên tục cả ngày trong hơn 6 tuần dưỡng thương tại bệnh viện do chấn thương khác. Mặc dù bị đứt gân, anh không hề cảm thấy đau.

Thế nhưng nhiều người đã bỏ quên mất một điều: cơn đau không chỉ xuất hiện khi chúng ta gặp tổn thương vật lý. Khi bị stress, khi tinh thần bị tổn hại thì chúng ta thấy đau; khi làm một điều trái với lương tâm, chúng ta cũng cảm thấy đau, và kể cả khi yêu thương và mất mát... Đau là một cơ chế bảo vệ quan trọng cho thể chất và tâm hồn của người, còn game thì chặn đứng cơ chế này lại.

Đọc thêm: Giống thuốc phiện, trò chơi điện tử giảm đau mạnh, gây nghiện nhanh

Thay vào đó, trò chơi điện tử làm gia tăng những nội tiết tố như adrenaline - hormone xúc tiến phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy khi khi bản thân gặp đe dọa, hay dopamine - hormone gây hưng phấn và có thể khiến hành vi và thái độ của bạn mất kiểm soát, thường gặp khi uống rượu. Nhưng nếu cường độ và hậu quả của việc uống rượu trong những tháng gần đây giảm, thì tác hại của game lại được đẩy ra bề mặt.

Những hệ quả hiện nay của game đối với cộng đồng không phải là do vài ngày vài tháng chơi game, mà là từ khi game được coi là thư giãn, giải trí và ngày nay thì dần được cộng đồng chấp nhận là bình thường. Không phải tự nhiên bạn cho phép con mình chơi game để rồi một ngày bị nghiện, game đã từ từ thấm vào mọi loại màn hình và một số loại thì đã được ngụy trang dưới cái mác thể thao điện tử. Thế liệu chúng ta có nên cũng “từ từ mà giải quyết” nó hay không?

Trọng Nguyên

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

COVID-19 chưa hết, lại đến vỡ ung thư Game