COVID-19: Xét nghiệm PCR realtime và những chẩn đoán mập mờ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 4/1, FDA, WHO, và Tiến sĩ Anthony Fauci đã thừa nhận với ngưỡng chu kỳ (Ct) 37-40 trong xét nghiệm real time PCR, đã khiến nhiều người trở thành những trường hợp nhiễm COVID 19 oan...

Vào giữa tháng 11/2020, Tiến sĩ Anthony Fauci, bác sĩ hàng đầu về bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ đã phải thừa nhận rằng ngưỡng chu kỳ cao của xét nghiệm realtime PCR là sai lệch:

TS Fauci nói: “Những gì bây giờ đang phát triển thành tiêu chuẩn, đó là “nếu bạn đạt được ngưỡng chu kỳ là 35 trở lên… thì khả năng nó (virus) được nhân lên sẽ là rất nhỏ... Vì vậy, tôi nghĩ nếu ai đó có Ct (ở ngưỡng) 37, 38, thậm chí 36, thì bạn phải nói rằng, bạn biết đấy, đó chỉ là xác virus của đã chết mà thôi”.

Trước đó vào ngày 29/8/2020, New York Times cũng đã đưa tin về lỗ hổng PCR. Trong bài báo, các chuyên gia cho biết các mẫu sinh phẩm mà họ nghiên cứu đã sử dụng ngưỡng khuếch đại 37-40, với Ct này thì có tới 90% các xét nghiệm dương tính giả. Ngưỡng chu kỳ 30 sẽ thích hợp hơn để chỉ ra ai đó có thể bị nhiễm COVID-19.

Xét nghiệm realtime PCR và dịch bệnh COVID-19

Cách đây một năm, khi dịch viêm phổi Vũ Hán bắt đầu lan nhanh ra thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bắt đầu cho phép sử dụng xét nghiệm realtime PCR như là một phương pháp chính để chẩn đoán COVID-19. Điều đáng nói, đây chỉ là một xét nghiệm gián tiếp, chỉ có thể xác định có vật liệu di truyền (RNA hay DNA) của virus trong mẫu xét nghiệm hay không.

Nói một cách khác, nó không xác định được bệnh nhân có thực sự lây nhiễm hay không, mà chỉ xác định được tải lượng “chất liệu di truyền của virus” - hoặc còn sống, hoặc là những mảnh xác vô hại. Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào kết quả nuôi cấy, nhưng sẽ tốn nhiều thời gian, nên trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát, cơ quan y tế Mỹ mặc nhiên coi kết quả xét nghiệm realtime PCR dương tính tức là nhiễm virus COVID-19, và có “khả năng lây nhiễm cao”.

Chúng ta dễ dàng tìm thấy những nghiên cứu, những bài báo từ tháng 11 đã bác bỏ xét nghiệm realtime PCR dương tính đồng nghĩa với nhiễm virus COVID-19, và có thể lây nhiễm cho người khác.

    • Các chuyên gia y tế và các quan chức từ các bang Massachusetts, New York, Nevada và kết luận: “Có đến 90% những người có kết quả COVID-19 dương tính, nhưng chỉ là dương tính với vật liệu di truyền của virus, chứ không mang virus sống”.
    • Tòa án phúc thẩm ở Bồ Đào Nha đã phán quyết, realtime PCR không phải là một xét nghiệm đáng tin cậy chẩn đoán nhiễm COVID-19. Do đó, bất kỳ biện pháp kiểm dịch bắt buộc nào dựa trên các kết quả xét nghiệm này đều là bất hợp pháp.

Thế nhưng, phải qua đợt bầu cử, đến sát ngày Quốc hội quyết định ai sẽ là Tổng thống Mỹ, các quan chức y tế hàng đầu mới “dũng cảm” đứng ra thừa nhận sai lầm của bản thân. Cụ thể là vào ngày 04/01/2021, FDA Mỹ ra thông báo về nguy cơ sai kết quả xét nghiệm SARS-Cov-2. Nhưng họ cũng không nói gì về những tuyên bố hùng hồn trước đó, cho rằng Mỹ đang khủng hoảng trong đại dịch.

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), Tiến sĩ Robert Redfield cầm một tài liệu CDC khi ông phát biểu tại Washington, vào ngày 16/9/2020... (Andrew Harnik-Pool / Getty Images)

Quay trở lại với PCR, không phải là xét nghiệm realtime PCR làm khiến “dịch bệnh bùng phát”, mà chính cách lựa chọn ngưỡng chu kỳ (Ct) trong xét nghiệm này mới khiến dịch COVID-19 trở nên “khủng khiếp hơn” gấp nhiều lần so với thực tế.

Ngưỡng chu kỳ và mức độ thổi phồng dịch bệnh COVID-19

Nhiều chuyên gia dịch tễ học cho biết, ngưỡng chu kỳ Ct trong xét nghiệm realtime PCR là chìa khóa chính để bệnh nhân, bác sĩ và các nhà hoạch định chính sách xác định nguy cơ lây nhiễm - khả năng một người có thực sự nhiễm COVID-19 hay không.

Ngưỡng chu kỳ (Ct) là số chu kỳ khuếch đại cần thiết để xét nghiệm realtime PCR có thể xác định chính xác tình trạng dương tính. Các nhân viên phòng thí nghiệm phải nhân vật liệu di truyền ở trong mẫu lên, cho đến kháng nguyên - phân tử đáp ứng kích thích miễn dịch - xuất hiện.

Nếu tỉ lệ virus sống là cao, thì sẽ chỉ cần khuếch đại một chút. Nếu tỉ lệ virus sống rất thấp, thì sẽ cần khuếch đại nhiều hơn. Còn nếu chỉ là xác virus không có khả năng lây nhiễm, thì phải khuếch đại lên một mức khổng lồ để tìm thấy kháng nguyên. Nói cách khác, Mức Ct tỉ lệ nghịch với tải lượng vật liệu di truyền virus có trong mẫu - chứ không phải là những con virus khỏe mạnh. Cụ thể hơn:

    • Ct < 29: có rất nhiều vật liệu di truyền trong mẫu, khả năng nhiễm virus cao.
    • Ct 30-37: có lượng RNA hay DNA vừa phải, có thể nhiễm virus.
    • Ct 38-40: lượng vật liệu di truyền là tối thiểu, có thể chỉ là xác của virus.

Những xét nghiệm realtime PCR chẩn đoán COVID-19 hiện nay của WHO, FDA, CDC công nhận chủ yếu dùng ngưỡng chu kỳ 40, hoặc 37. Điều này chính là cách mà dịch bệnh COVID-19 bị thổi phồng hơn mức bình thường gấp nhiều lần.

Lấy mẫu xét nghiệm PCR tại trường THCS Nguyễn Trãi, quận Ba Đình, Hà Nội sáng 8/8. (Ảnh chụp màn hình)

Trước đó, trung tâm Wadworth, một phòng thí nghiệm ở New York, đã phân tích kết quả của các xét nghiệm trong tháng 7 cho thấy: 794 xét nghiệm dương tính có ngưỡng Ct là 40 nhưng “với ngưỡng Ct là 35, khoảng một nửa số xét nghiệm PCR này sẽ không còn được coi là dương tính nữa. Và khoảng 70% trường hợp dương tính sẽ âm tính nếu Ct là 30!” - NYT cho biết.

Vào ngày 29/8/2020 New York Times cũng đã đưa tin về lỗ hổng ngưỡng chu kỳ này. Trong bài báo, các chuyên gia cho biết, đã sử dụng Ct 37 hay 40, và có tới 90% các xét nghiệm về cơ bản là dương tính giả. Và họ cũng thấy Ct khoảng 30 sẽ thích hợp hơn để chỉ ra ai đó có thể bị lây nhiễm.

Một nghiên cứu từ tháng 10/2020 của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ đã cho thấy: “với xét nghiệm PCR dương tính với ngưỡng chu kỳ 25, thì chỉ có 70% trường hợp có thể cấy được virus. Nếu ngưỡng Ct 30, thì chỉ có 20% virus cấy được, còn với ngưỡng Ct 35 thì chỉ có dưới 3% virus sống. Do đó với ngưỡng 37 và 40 thì chỉ là xác virus chết, không có virus sống”.

Vậy tại sao các chuyên gia của NIAID, FDA, CDC, và WHO vào lúc đó lại phải gồng mình khuyến khích chiêu bài khẩu trang, ra sức nói rằng không thể có vaccine vào cuối năm 2020, đồng thời đưa ra hàng loạt khảo sát nói rằng người dân Mỹ không thích vaccine?

Tình trạng này dường như đã từ từ đảo lộn trong năm mới, hay chính xác hơn là khi ngày 6/1/2021 đến gần hơn. Chúng ta có thể có cái nhìn khác hơn về những gì đại dịch COVID-19 đang diễn ra và tại sao nó lại đi theo con đường đáng lý nó không có. Ai mới thực sự đứng con virus đang khủng bố địa cầu này?

Thiện Đức



BÀI CHỌN LỌC

COVID-19: Xét nghiệm PCR realtime và những chẩn đoán mập mờ