Cựu thẩm phán của Tối cao Pháp viện Anh: Phong tỏa là ‘Vô dụng’, ‘Vô đạo đức’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thẩm phán Sumption của Tòa án Tối cao Vương quốc Anh, nghỉ hưu năm 2018, đã tuyên bố rằng các biện pháp phong tỏa là “vô dụng” và là một sự áp đặt “cực kỳ vô đạo đức” đối với giới trẻ...

Jonathan Philip Chadwick Sumption, cựu thẩm phán Tối cao Pháp viện Anh, hiện vẫn đang làm việc tại hội đồng thẩm phán bổ sung của tòa án tối cao. Ông gợi ý rằng chính phủ của Boris Johnson đã “áp dụng liên tiếp các đợt phong phong tỏa gián đoạn hoặc bán phong tỏa” bởi vì “việc phong tỏa vĩnh viễn là bất khả thi về mặt chính trị, xã hội và kinh tế” - theo The Telegraph.

Nhà tư pháp 72 tuổi gợi ý rằng, những làn sóng phong tỏa liên tiếp ở cấp quốc gia, cũng như ở các cấp độ khu vực, v.v.. chỉ có thể làm giảm sự lây nhiễm bằng cách “đẩy lùi chúng sang một thời kỳ sau”“Đó là lý do tại sao chúng ta vẫn đang ở ‘hiện tại’”.

Sumption tiếp tục cho biết rằng, dường như viễn cảnh tiêm chủng hàng loạt - trong tương lai gần - đã khuyến khích các chính trị gia cân nhắc việc phong tỏa vô thời hạn cho đến khi đất nước này được tiêm chủng hiệu quả.

Thẩm phán ví những rủi ro của cách làm này giống “một ván poker lớn”, bởi vì quá khó để có thể biết được vaccine đến bao lâu mới có tác dụng; hoặc thậm chí nếu nó có hiệu quả, thì các câu hỏi về vấn đề “rác thải” của vaccine hay vaccine bảo vệ chúng ta như thế nào sẽ dần xuất hiện theo thời gian.

Ông cũng đặt câu hỏi về cơ sở đạo đức và tính thực tiễn của việc phong tỏa. Ông khẳng định rằng việc "phong tỏa man rợ như ở Tây Ban Nha, khi đưa hẳn quân đội xuống đường để ngăn chặn mọi người ra ngoài và ngay cả tập thể dục" cũng như "các chế độ tư vấn đơn thuần như của Thụy Điển" sẽ không phát huy tác dụng.

Cụ thể hơn, thẩm phán Sumption cho biết:

“Về mặt logic, chỉ có hai cách giải thích cho sự thất bại của nó (việc phong tỏa)”.

“Một là virus mạnh hơn các chính phủ. Có thể là ngay cả sự tương tác tối thiểu của con người cũng đủ để đánh bại các chính sách. Ở London, tình trạng lây nhiễm thực sự đã tăng lên trong đợt phong toả thứ hai”.

“Một thứ khác là, bất kể chúng ta làm gì, thì bản năng thuần túy của con người, cơ bản chính là tính xã hội, sẽ tự động thiết lập lại... Một chính sách chỉ hoạt động bằng cách đàn áp nhân loại của chúng ta sẽ không có tác dụng gì cả. Cuộc sống là rủi ro. Một chính sách tìm cách loại bỏ rủi ro cuối cùng sẽ cố gắng loại bỏ sự sống. Chúng ta phải kiểm tra lại toàn bộ khái niệm khi cho rằng các chính phủ có thể bật/tắt sự tồn tại của xã hội theo ý muốn, coi chúng ta giống như những công cụ thụ động của các chính sách nhà nước”.

Vị thẩm phán cũng nhấn mạnh tác động của việc phong tỏa và các biện pháp khác đối với giới trẻ. Ông gợi ý rằng “Việc gây khó khăn cho thế hệ sắp tới bằng việc đè bẹp nợ cá nhân và đánh thuế cao hơn để trả phí sinh hoạt trong vài tháng hoặc vài năm cho một số người thuộc thế hệ của tôi (người cao tuổi) còn tồi tệ hơn hơn áp bức”“cực kỳ vô đạo đức”.

Ông đưa ra các lập luận tương tự để chống lại việc đóng cửa trong tháng 11, chỉ trích “phái Jacobin” nằm trong Ủy ban Tư vấn Khoa học cho các Trường hợp khẩn cấp (SAGE) cùng các chính sách chính phủ đối với đại dịch do SAGE hướng dẫn. Ông cũng chỉ trách cách "kiểm soát kỳ quặc" của Bộ Y tế do Matt Hancock lãnh đạo.

Vũ Phong
- Theo Breitbart.



BÀI CHỌN LỌC

Cựu thẩm phán của Tối cao Pháp viện Anh: Phong tỏa là ‘Vô dụng’, ‘Vô đạo đức’