Dấu hiệu đột tử là gì? Cơ thể sẽ tiết lộ 4 tín hiệu trước khi nó xảy ra

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây ngày càng có nhiều người bị đột tử, đặc biệt độ tuổi ngày càng trẻ hóa. Vậy dấu hiệu đột tử báo trước nguy cơ là gì? Những tín hiệu gì từ cơ thể tiết lộ căn bệnh nguy hiểm này?

Người có nguy cơ đột tử cao thường có 4 dấu hiệu chính, bao gồm: thở nhanh và không đều, chóng mặt, mệt mỏi, tức và đau ngực. Trong đó, những người thiếu ngủ hoặc thức khuya lâu ngày nằm trong nhóm dễ gặp tình trạng này nhất.

Nhìn chung, thể lực của những người trẻ tuổi tốt hơn so với người già, và tỷ lệ đột tử ở họ cũng thấp hơn. Tuy nhiên, khi tỷ lệ đột tử ở người trẻ có dấu hiệu tăng cao, thì nó bắt đầu thu hút sự chú ý của chúng ta. Bởì nó cho thấy áp lực xã hội và các yếu tố môi trường không thể kiểm soát khác đã ảnh hưởng đến thể trạng của họ, từ đó làm tăng xác suất đột tử.

Vì vậy, để tránh nguy cơ đột tử bất ngờ, mỗi cá nhân đều nên chú ý và quan tâm hơn đến sức khỏe của mình. Đồng thời, chúng ta cũng cần tìm hiểu kỹ về những dấu hiệu báo trước của đột tử để có biện pháp xử lý kịp thời.

Dấu hiệu đột tử là gì?

1. Triệu chứng đột tử đầu tiên: Thở nhanh và không đều

Trước khi đột tử xảy ra, chức năng tim của bệnh nhân sẽ suy giảm nhanh chóng do máu ở phổi thông với mạch máu của tim.

Khi chức năng bơm máu của tim bị giảm sút, thì sự trì trệ của phổi chắc chắn sẽ xuất hiện. Lúc này, chức năng thông khí của phổi bị tổn thương, dẫn đến khó thở. Đây là một trong 4 dấu hiệu đột tử phổ biến.

2. Dấu hiệu đột tử thứ hai: Tức ngực và đau ngực

Các triệu chứng như đau ngực dữ dội và tức ngực có thể xảy ra trước khi đột tử. Nguyên nhân là do cục máu đông hoặc hệ thống tim mạch đang hoạt động bị co thắt đột ngột.

Khi cục máu đông và các cơn co thắt tim mạch xảy ra, sẽ dẫn đến thiếu máu cơ tim cục bộ, gây hoại tử cơ tim lan rộng, dẫn đến các triệu chứng như đau ngực và tức ngực. Nó cũng có thể lan tỏa khắp lưng và trên toàn cơ thể.

Theo thống kê, những người thức khuya trong thời gian dài có nguy cơ đột tử cao hơn rất nhiều so với người bình thường.

Thực tế, đây cũng là lẽ thường tình, bởi thức khuya lâu có thể tạo ra tâm lý hoảng sợ và hồi hộp. Ắt hẳn không ít người có thói quen thức khuya đã từng trải qua kinh nghiệm này.

Ban ngày cơ thể chịu sự chi phối của hệ thần kinh giao cảm. Để có thể tạo ra nhiều oxy, khả năng co bóp của tim thường rất mạnh trong thời gian này; chỉ như vậy nó mới có thể nuôi sống cơ thể, đồng thời cho phép chúng ta làm việc và học tập.

Khi cần nghỉ ngơi vào ban đêm, cơ thể chủ yếu được điều hòa bởi hệ thần kinh phó giao cảm. Cũng trong khoảng thời gian này, nhịp tim sẽ tương đối chậm nhằm tích lũy năng lượng, và duy trì hoạt động bình thường vào ngày hôm sau.

Tuy nhiên, nếu bạn không nghỉ ngơi đầy đủ vào buổi tối, thì nó có thể dẫn tới trạng thái hưng phấn bất thường, rối loạn điều hòa giao cảm, hình thành cảm giác hồi hộp. Và nếu bạn bị hồi hộp kéo dài, thì nó có thể dẫn đến đột tử.

3. Triệu chứng đột tử thứ ba: Chóng mặt

Trước khi một người bị đột tử, họ có thể cảm thấy chóng mặt bất thường.

Nguyên nhân là do sự suy giảm của lượng máu mới được tạo ra, khiến nguồn cung cấp máu lên não phía trên tim bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt.

Nếu tình trạng nặng hơn, thì bệnh nhân có thể ngất xỉu, hoặc thậm chí là đột tử. Đây cũng là một dấu hiệu đột tử phổ biến.

4. Dấu hiệu đột tử thứ tư: Mệt mỏi

Vài ngày, hoặc thậm chí vài tháng trước khi xảy ra đột tử, người bệnh có xu hướng mệt mỏi, thiếu năng lượng.

Nguyên nhân có thể do thiếu máu lâu ngày, thiếu ngủ triền miên, dẫn đến sự hình thành của các cục máu đông, gây ra tắc nghẽn mạch máu não.

Ngoài ra, khi cơ thể bị mệt mỏi kéo dài dễ gây rối loạn chức năng não bộ. Lúc này, cơ quan hô hấp và tim có khả năng bị cục máu đông xâm nhập, dẫn đến đột tử.

Những bệnh nào dễ chết đột ngột?

Đột tử rất dễ xảy ra ở những người có vấn đề về chức năng tim, xác suất đột tử của những người như vậy lớn hơn nhiều so với những người khỏe mạnh; chẳng hạn như những bệnh nhân bị bệnh tim mạch vành, các bệnh như xơ vữa động mạch lại càng dễ xảy ra hơn.

Ngoài ra, thói quen sinh hoạt không tốt trong thời gian dài cũng là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến đột tử; ví dụ như ăn nhiều dầu mỡ, nhiều calo, thức khuya, làm việc quá giờ, hút thuốc lá và uống rượu bia - những người này nằm trong nhóm có nguy cơ đột tử cao.

Trên đây mô tả những dấu hiệu báo trước của đột tử. Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên, bạn nên hiểu rằng tình trạng đã rất nghiêm trọng, cần có những biện pháp để điều chỉnh sức khỏe kịp thời, và đến bệnh viện nếu cần thiết.

Bên cạnh đó, người nhà của bệnh nhân cũng cần tìm hiểu một số kiến ​​thức sơ cứu về đột tử, đề phòng trường hợp không mong muốn xảy ra.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Dấu hiệu đột tử là gì? Cơ thể sẽ tiết lộ 4 tín hiệu trước khi nó xảy ra