ĐCSTQ đã vun đắp mảnh đất màu mỡ cho virus phát triển như thế nào

Giúp NTDVN sửa lỗi

11 lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn phục hồi khả năng miễn dịch của mình.

Trong cuộc họp nội bộ ngày 21/12, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc báo cáo 248 triệu người có khả năng đã nhiễm COVID-19 trong 20 ngày đầu tháng 12.

Tin này gây sốc nhưng không bất ngờ vì trong ba năm qua, Trung Quốc đã không may là mảnh đất màu mỡ để virus phát triển. Một đợt bùng phát virus cần ba yếu tố: nguồn lây nhiễm, đường lây truyền và quần thể dễ mắc bệnh. Trong môi trường địa chính trị độc đáo của Trung Quốc, ba điều kiện này đều được đáp ứng đầy đủ.

Kể từ khi virus bùng phát, Trung Quốc đã tuyên bố có số ca mắc và tử vong do COVID rất thấp hoặc bằng không. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc không cung cấp dữ liệu một cách minh bạch và thế giới không có cách nào xác nhận số ca mắc COVID thực tế ở Trung Quốc.

Trong những năm qua có thể đã có những đợt bùng phát xảy ra cùng với nhiều biến thể SARS-CoV-2 hoành hành ở quốc gia này.

Sự đảo ngược đột ngột của lệnh phong tỏa COVID-19, cùng với mật độ dân số cao, tạo nên các đường lây truyền hoàn hảo và đặt ra những thách thức lớn đối với các nhóm dân số dễ bị tổn thương.

Trong ba năm, người dân Trung Quốc đã ở trong tình trạng tương tự như bị “quản thúc tại gia” và thậm chí còn tồi tệ hơn. Việc thiếu thuốc men và chăm sóc y tế cần thiết, cộng với áp lực quản lý cao của chính quyền Trung Quốc, đã ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc của người dân, làm suy yếu hệ thống miễn dịch và khiến họ dễ bị nhiễm virus hơn.

Dân số bị nhiễm bệnh càng lớn thì nguy cơ virus đột biến càng cao. Virus đột biến có khả năng thoát khỏi khả năng miễn dịch tự nhiên và có thể lây lan nhanh chóng. Theo Tiến sĩ Shan-Lu Liu, giáo sư Khoa Vi sinh tại Đại học Bang Ohio, biến thể BF.7 có khả năng vượt qua hệ miễn dịch mạnh đã xuất hiện ở Trung Quốc. Tiến sĩ Yunlong Cao cũng đã thử nghiệm biến thể Omicron XBB.1.5 lây lan nhanh nhất trong phòng thí nghiệm của mình ở Trung Quốc và báo cáo kết quả này trong một nghiên cứu của ông.

Trong khi đó, dân số càng nhạy cảm thì càng có nhiều biến thể gây ra các bệnh nghiêm trọng hơn.

Trong những năm qua, một vòng luẩn quẩn của sự đột biến virus và khả năng miễn dịch suy yếu đã dẫn đến sự bùng phát virus ở Trung Quốc. Do đó, không hoàn toàn bất ngờ khi COVID-19 đã lan rộng như một cơn sóng thần ở quốc gia này.

Những yếu tố khác dưới đây cũng có thể góp phần vào sự bùng phát đột ngột dịch bệnh ở Trung Quốc.

Phản ứng lây nhiễm virus với từng người là khác nhau

Đại dịch năm 1918 (được gọi là Cúm Tây Ban Nha ) được coi là đại dịch tồi tệ nhất của thế kỷ 20, giết chết từ 20 đến 50 triệu người trên toàn thế giới.

Trong trận đại dịch đó, để tìm hiểu cách thức virus lây lan từ người sang người, các bác sĩ ở Boston đã tiến hành một thí nghiệm nghiên cứu sự lây truyền của virus cúm.

Chất nhầy từ mũi hoặc cổ họng của bệnh nhân cúm được nhỏ vào mắt, mũi và miệng của những tình nguyện viên khỏe mạnh.

Bài viết này không bình luận về khía cạnh đạo đức của thí nghiệm trên, nhưng kết quả của nó rất đáng được nhắc đến.

Không ai trong số 62 người tham gia bị nhiễm virus cúm. Người duy nhất bị nhiễm bệnh và chết là một bác sĩ tiến hành thử nghiệm.

Không ai trong số 62 đối tượng khỏe mạnh bị nhiễm virus cúm Tây Ban Nha vào năm 1918. (Ảnh: The Epoch Times)

Các bác sĩ ở San Francisco đã lặp lại thí nghiệm trên 50 đối tượng khỏe mạnh và ghi nhận kết quả tương tự là không bị nhiễm trùng.

Thí nghiệm cho chúng ta biết phản ứng của con người không giống nhau khi tiếp xúc với virus. Dù tác nhân tiếp xúc với virus như nhau, nhưng cơ thể bên trong mỗi người - khả năng chống virus của hệ thống miễn dịch sẽ quyết định số phận một người được bảo vệ hay bị nhiễm bệnh.

Như đã đề cập trước đó, nhiều hoàn cảnh có thể đã làm suy yếu hệ thống miễn dịch của người dân Trung Quốc. Và khi khả năng miễn dịch bị suy yếu nghiêm trọng, các virus đột biến có thể xâm nhập từ mũi đến cổ họng, khí quản, phế quản và cuối cùng là phổi, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như “phổi trắng”.

Hội chứng “phổi trắng” đã được báo cáo ở Trung Quốc. Khi chụp CT hoặc chụp X-quang, phổi khỏe mạnh hầu như có màu đen vì chúng chứa đầy không khí. Phổi trắng có nghĩa là phổi chứa đầy chất lỏng do viêm nhiễm. Bệnh nhân có phổi trắng thường có nồng độ oxy trong máu thấp ở mức nguy hiểm.

Thêm vào đó, môi trường bên ngoài, ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở Trung Quốc có thể làm trầm trọng thêm sự lây lan.

RNA của SARS-CoV-2 có thể ẩn bên trong cơ thể như một quả bom hẹn giờ

Không giống như virus cúm hoặc virus Viêm gan A, SARS-CoV-2 không dễ bị loại bỏ khỏi cơ thể người. RNA của virus vẫn có thể được phát hiện nhiều tháng sau khi một người đã hồi phục.

Theo luận thuyết trung tâm của sinh học phân tử, thông tin di truyền đi từ DNA đến RNA (được gọi là “phiên mã” - sự tổng hợp ARN), sau đó là RNA đến protein (được gọi là “sự dịch mã”).

Luận thuyết trung tâm của sinh học phân tử: thông tin di truyền đi từ “sự phiên mã” DNA sang RNA, sau đó là “sự dịch mã” RNA sang protein. (Ảnh: The Epoch Times)

Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts đã phát hiện ra rằng RNA của SARS-CoV-2 có thể được sao chép ngược và tích hợp vào bộ gen của các tế bào bị nhiễm bệnh. Đó là một trong những lý do bệnh nhân có thể tiếp tục sản xuất RNA của virus sau khi hồi phục từ COVID-19.

Bài báo nghiên cứu của họ đã được xuất bản trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia vào tháng 5 năm 2021.

Exon là một phần của bộ gen biểu hiện các protein. Có vẻ như 29% RNA của virus đi vào exon, cho thấy những thay đổi tiềm ẩn trong khả năng miễn dịch của chúng ta và các chức năng tế bào khác.

RNA của SARS-CoV-2 làm thay đổi DNA của con người. Exon là một phần của bộ gen biểu hiện các protein, ảnh hưởng đến ngoại hình, cân nặng, khả năng miễn dịch và các chức năng cơ thể khác của một người. (Ảnh: The Epoch Times)

RNA virus bên trong cơ thể con người giống như một quả bom hẹn giờ. Khi khả năng miễn dịch đủ mạnh, các tế bào trong cơ thể sẽ tiêu diệt ngay các thành phần virus, không cho chúng có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch của một người bị tổn hại, virus có thể tự nhân lên bên trong các tế bào của cơ thể, do đó được kích hoạt lại.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng căng thẳng mạn tính làm suy yếu khả năng miễn dịch của một ngườilàm tăng nguy cơ nhiễm virus. Chính sách không có COVID của Trung Quốc đã gây ra căng thẳng tinh thần dai dẳng mạn tính cho người dân nước này, làm suy yếu khả năng miễn dịch chống virus của họ.

Li Junlong, một nhà khoa học từ Học viện Hàng không vũ trụ Trung Quốc, được xác nhận nhiễm COVID-19 và đã khỏi bệnh. Nhưng sau đó ông bị sốt và trở nặng, ông được đưa vào ICU buổi sáng và qua đời vào ngay buổi chiều khi đó ông 58 tuổi.

Vũ công nổi tiếng Zhao Qingcác quan chức có tiếng khác của Trung Quốc cũng đã chết vì virus, cùng với vô số người mà cáo phó không xuất hiện trong các bản tin.

Các vấn đề an toàn nghiêm trọng tồn tại với vaccine COVID bất hoạt của Trung Quốc

Các kháng thể xấu liên kết với các protein bề mặt của virus, do đó thúc đẩy quá trình xâm nhập của virus vào các tế bào khỏe mạnh. Hiệu ứng này được gọi là tăng cường phụ thuộc vào kháng thể. (Ảnh: The Epoch Times)

Có kháng thể tốt và kháng thể xấu.

Virus lây nhiễm vào một tế bào khỏe mạnh bằng cách liên kết protein bề mặt của nó và các thụ thể trên tế bào khỏe mạnh. Các kháng thể tốt tiêu diệt các protein bề mặt của virus. Các kháng thể xấu liên kết với các protein bề mặt của virus, do đó thúc đẩy quá trình xâm nhập của virus vào các tế bào khỏe mạnh. Hiệu ứng này được gọi là tăng cường phụ thuộc vào kháng thể (ADE).

Các nhà khoa học từ Đại học Thâm Quyến, Trung Quốc đã công bố một nghiên cứu trên Tạp chí Quốc tế về Bệnh truyền nhiễm vào tháng 11 năm 2020, cho rằng ADE có thể tồn tại trong SARS-CoV-2.

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh sự tồn tại của ADE trong các loại coronavirus như SARS-CoV và MERS-CoV. SARS-CoV-2 có cùng thụ thể virus và trình tự bộ gen tương tự với SARS-CoV; do đó, ADE có thể tồn tại trong SARS-CoV-2.

Sự tồn tại của ADE cho thấy rủi ro tiềm ẩn trong ứng dụng vaccine.

Vaccine bất hoạt chứa virus bất hoạt. Khi một loại vaccine như vậy được tiêm vào cơ thể người, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể để chống lại virus. Nhưng các virus bất hoạt không hoàn toàn chết. Chỉ là hiệu quả và khả năng sao chép của chúng bị triệt tiêu. Virus bại liệt loại I không hoạt động đã được chứng minh trong các nghiên cứu giải phóng virus đã hoạt hóa từ nuôi cấy tế bào.

Theo Nature, rất khó để kiểm soát chất lượng vaccine bất hoạt của Trung Quốc, với 2,4 tỷ liều đã được tiêm cho người dân Trung Quốc và 1 tỷ liều khác đã được tiêm trên 110 quốc gia khác.

Vaccine COVID-19 Vero Cell do Sinopharm và Sinovac sản xuất có chứa chủng virus SARS-CoV-2 đã bất hoạt từ đợt bùng phát ban đầu; vaccine này nhắm vào đường hô hấp dưới. Hầu hết mọi người ở Trung Quốc đã sử dụng vaccine COVID bất hoạt. Điều này có thể giải thích cho hội chứng “phổi trắng” không thể giải thích được do nhiễm Omicron, cũng như tỷ lệ lây nhiễm cực cao ở Trung Quốc trong một thời gian ngắn như vậy.

Hơn nữa, vaccine có thể ức chế chức năng hệ thống miễn dịch. Điều này có thể kích hoạt việc tái kích hoạt các loại virus không hoạt động khác trong cơ thể, chẳng hạn như virus Varicella Zoster (VZV). Các nhà nghiên cứu từ Đại học Trung Nam ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, đã báo cáo các bệnh nhân mắc bệnh thấp khớp viêm tự miễn phát triển VZV sau khi tiêm vaccine COVID-19.

Chính sách Zero-COVID gây ra nỗi sợ hãi và căng thẳng mạn tính, làm suy yếu khả năng miễn dịch của mọi người

Trong một bài báo trước, tôi đã báo cáo về nghiên cứu sử dụng mô hình động vật để nghiên cứu tác động sức khỏe của nỗi sợ hãi và căng thẳng mạn tính do tương tác xã hội lặp đi lặp lại: một nhóm chuột nhỏ hơn, yếu hơn được nhốt vào lồng của những con chuột hung dữ, mạnh mẽ hơn.

Một mô hình động vật để nghiên cứu tác động của nỗi sợ hãi và căng thẳng mạn tính đối với sức khỏe. Một nhóm chuột nhỏ hơn, yếu hơn được đưa vào lồng của những con chuột khỏe hơn, hung dữ hơn. (Ảnh: The Epoch Times)

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những con chuột yếu hơn không chỉ bị căng thẳng tâm lý mà còn thể hiện sự sai lệch, tăng mức độ tế bào T-helper loại 2 trong cơ thể và tăng các cytokine gây viêm. Những điều này dẫn đến viêm mạn tính.

Sợ hãi và căng thẳng làm tăng các cytokine gây viêm, dẫn đến tình trạng viêm mạn tính. (Ảnh: The Epoch Times)

Tác động tâm lý đối với khả năng miễn dịch của một người là một chủ đề được nghiên cứu kỹ lưỡng. Một bài báo nghiên cứu đăng trên tạp chí Brain, Behavior, and Immunity giải thích trầm cảm có thể làm suy yếu khả năng miễn dịch như thế nào. Trầm cảm dẫn đến việc giải phóng hormone từ trung tâm giải phóng corticotropin, hormone này kích hoạt trục tuyến thượng thận vùng dưới đồi và hệ thống thần kinh giao cảm. Sau đó, các chức năng miễn dịch chống virus và chống khối u bị ức chế, dẫn đến viêm và giảm phản ứng tế bào lympho (bạch cầu). Đổi lại, những thay đổi miễn dịch như vậy có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm và sự xuất hiện của các rối loạn viêm nhiễm.

Trầm cảm làm suy yếu khả năng miễn dịch. (Ảnh: The Epoch Times)

Một bài báo trên tạp chí Nature Reviews Immunology nêu chi tiết cách hệ thống miễn dịch giao tiếp với hệ thống thần kinh và nội tiết trung ương và cách những tương tác này ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tóm lại, khi các tế bào miễn dịch then chốt (bao gồm tế bào T và tế bào sát thủ tự nhiên) bị suy yếu, khả năng miễn dịch chống virus của cơ thể sẽ giảm, khiến con người dễ bị nhiễm virus và vi khuẩn.

Trầm cảm cũng có thể làm tăng sản xuất các cytokine tiền viêm, dẫn đến tình trạng viêm mãn tính. Những cytokine này có thể dễ dàng kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm một loạt bệnh mạn tính; điều này có thể dẫn đến suy giảm thêm chức năng miễn dịch của cơ thể và có thể làm giảm thêm khả năng miễn dịch chống virus của cơ thể, tạo thêm vòng luẩn quẩn và khiến mọi người dễ mắc thêm các bệnh nhiễm trùng mới.

Điều này giúp giải thích tác hại của chính sách Zero-COVID vô lý ở Trung Quốc. Mọi người bị đối xử một cách vô nhân đạo và tính mạng của họ bị đe dọa bởi chính sách phong tỏa hơn là bởi chính virus.

Ngoài ra, căng thẳng mạn tính có thể gây thoái hóa thần kinh bằng cách thay đổi biểu hiện gen, dẫn đến suy giảm chức năng nhận thức thần kinh, teo não hoặc mất trí nhớ. Điều này càng làm suy yếu khả năng suy nghĩ tự do và độc lập thông thường của hầu hết người dân Trung Quốc.

Căng thẳng mạn tính có thể gây thoái hóa thần kinh bằng cách thay đổi biểu hiện gen, dẫn đến suy giảm chức năng nhận thức thần kinh, teo não hoặc mất trí nhớ. (Ảnh: The Epoch Times)

Nhiều căng thẳng làm tăng khả năng nhiễm virus

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England đã mô tả 394 người tham gia khỏe mạnh được cho dùng thuốc nhỏ mũi có chứa một trong năm loại virus đường hô hấp (virus mũi 2, 9 hoặc 14, virus hợp bào hô hấp hoặc virus corona loại 229E). 26 đối tượng khác được nhỏ nước muối vào mũi.

Kết quả cho thấy cùng với sự gia tăng căng thẳng tâm lý, tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp và cảm lạnh cũng tăng theo. Hơn nữa, tác động của căng thẳng không phụ thuộc vào các yếu tố gây nhiễu khác, bao gồm tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng dị ứng, cân nặng đối với khả năng nhiễm trùng đường hô hấp.

Căng thẳng tâm lý cao hơn dẫn đến tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp và cảm lạnh cao hơn. (Ảnh: The Epoch Times)

Một nghiên cứu khác đã chứng minh rằng tác nhân gây căng thẳng càng mạn tính thì tỷ lệ mắc bệnh cảm lạnh thông thường càng cao.

Căng thẳng càng kéo dài, tỷ lệ mắc bệnh cảm lạnh thông thường càng cao. (Ảnh: The Epoch Times)

Và không quan trọng nguyên nhân gây căng thẳng (giữa cá nhân, công việc hoặc các nguồn khác).

Liên kết tương tự bất kể căng thẳng đến từ đâu. (Ảnh: The Epoch Times)

Chính sách áp lực cao zero COVID đã gây ra căng thẳng và sợ hãi kéo dài trong toàn bộ người dân Trung Quốc. Việc tiêm phòng hàng loạt bằng các mũi tiêm COVID đã bất hoạt và khả năng tái kích hoạt các ca nhiễm trùng trong quá khứ cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự gia tăng đột biến các ca nhiễm COVID ở Trung Quốc.

Cảnh giác với những triệu chứng sau đây

Đối với những người ở trong hoặc ngoài Trung Quốc, nên nhớ các dấu hiệu hoặc triệu chứng sau đây có thể cho thấy một loại nhiễm trùng COVID nghiêm trọng.

Sốt: Sốt dai dẳng có thể là dấu hiệu nhiễm trùng phổi liên quan đến COVID-19. Hãy lưu ý rằng việc lạm dụng thuốc hạ sốt có thể che lấp các triệu chứng, ức chế hệ thống miễn dịch và làm bệnh trầm trọng hơn.

Khó thở: Theo dõi nồng độ oxy trong máu. Nếu dưới 93 phần trăm, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế.

Cảm thấy thờ ơ, bối rối, khó chịu hoặc phản ứng chậm: Những điều này cũng có thể cho thấy nồng độ oxy trong máu thấp.

Rối loạn tiêu hóa dai dẳng như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy: Những triệu chứng này cũng cho thấy khả năng bị nhiễm COVID-19.

Làm trầm trọng thêm các bệnh tiềm ẩn, chẳng hạn như huyết áp không được kiểm soát, đau thắt ngực không ổn định, lượng đường trong máu không được kiểm soát, v.v.

Bảo vệ khả năng miễn dịch của bạn với 11 mẹo sau

Những người bên ngoài Trung Quốc có thể sợ tiếp xúc với các biến thể tiềm ẩn từ Trung Quốc, nhưng không có lý do gì để làm suy yếu khả năng miễn dịch của bạn bằng sự sợ hãi không cần thiết. Tuy nhiên, điều hợp lý là mọi người nên chăm sóc tốt hơn khả năng miễn dịch của mình bằng cách làm theo danh sách 11 mẹo sau:

  1. Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin C và D, canxi, có thể tăng cường khả năng miễn dịch chống virus.
  2. Tránh uống rượu và hút thuốc vì chúng có hại cho trạng thái kháng virus của các tế bào biểu mô.
  3. Theo dõi lượng muối ăn vào, vì quá nhiều muối có thể giết chết các tế bào miễn dịch tốt trong ruột.
  4. Tránh đường nhân tạo, gây hại cho hệ thống miễn dịch.
  5. Cố gắng kiểm soát trọng lượng cơ thể và giảm chất béo, vì quá nhiều chất béo có liên quan đến chứng viêm mãn tính.
  6. Tránh uống nhiều thuốc chống viêm không steroid vì chúng có thể làm giảm khả năng miễn dịch.
  7. Ngủ đủ giấc. Ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ. Bàn chân có rất nhiều mạch máu và kinh mạch liên kết với các cơ quan nội tạng của cơ thể; ngâm chúng trong nước nóng có thể thúc đẩy lưu thông máu khắp cơ thể và do đó giúp loại bỏ chất thải của cơ thể trong khi ngủ.
  8. Hãy thư giãn, đừng lo lắng. Bất kể bạn đang phải đối mặt với vấn đề gì, hãy cố gắng bình tĩnh và duy trì kết nối với những người hòa bình, điềm tĩnh và tích cực.
  9. Giữ kết nối với thiên nhiên; đi bộ và tắm giúp tăng số lượng và chức năng của các tế bào sát thủ tự nhiên.
  10. Lựa chọn một loại thiền giúp rèn luyện sức khỏe và tăng cường miễn dịch. Thiền định tốt có thể điều chỉnh các gen miễn dịch của chúng ta một cách toàn diện và do đó nâng cao chức năng chống virus tổng thể.
  11. Luôn kết nối với các phương tiện truyền thông truyền năng lượng và thông tin tích cực. Xem phim và chương trình truyền hình đề cao lòng tốt và văn hóa truyền thống.
Năm hành động giúp tăng cường khả năng miễn dịch chống virus. (Ảnh: The Epoch Times)

Bất kể virus nghiêm trọng đến mức nào, hãy ghi nhớ một thực tế là, khả năng miễn dịch do tạo hóa ban cho chúng ta luôn bảo vệ chúng ta chống lại những virus đó. Các bí mật chống virus quan trọng nhất nằm ở việc tăng cường khả năng miễn dịch của chúng ta.

Trong một thí nghiệm được thực hiện bởi các nhà tâm lý học của Đại học Harvard, khả năng miễn dịch của khán giả đã tăng lên khi xem những bộ phim khuyến khích lòng tốt và sự tốt bụng.

Những người có quan điểm hạnh phúc vị tha hơn có khả năng miễn dịch chống virus tốt hơn và không dễ bị nhiễm virus.

Nhiều hành động tăng cường khả năng miễn dịch chống virus. (Ảnh: The Epoch Times)

(Bài đăng trên The Epoch Times - Epoch Health của tác giả: Yuhong Dong

Tiến sĩ - Bác sĩ Yuhong Dong: Là người phụ trách chuyên mục y tế cấp cao của The Epoch Times. Cô là cựu chuyên gia khoa học y tế cao cấp và lãnh đạo về cảnh giác dược (môn khoa học và hoạt động chuyên môn liên quan đến việc phát hiện, đánh giá, hiểu và phòng tránh biến cố bất lợi hoặc bất kỳ một vấn đề nào khác liên quan đến thuốc, nhằm đảm bảo người sử dụng thuốc an toàn), bà cũng là cựu chuyên gia khoa học y tế cao cấp về phát triển thuốc kháng vi-rút tại Novartis Pharma ở Thụy Sĩ, và từng đoạt giải thưởng Novartis trong bốn năm. Bà có kinh nghiệm nghiên cứu tiền lâm sàng về virus học, miễn dịch học, ung thư học, thần kinh học và nhãn khoa, đồng thời cũng có kinh nghiệm lâm sàng về bệnh truyền nhiễm và nội khoa. Bà lấy bằng tiến sĩ y khoa và bằng tiến sĩ về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc).

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times. Epoch Health hoan nghênh các cuộc thảo luận chuyên môn và tranh luận thân thiện. Để gửi ý kiến, vui lòng làm theo những hướng dẫn này và gửi qua biểu mẫu của chúng tôi tại đây.

Theo The Epoch Times - Epoch Health tiếng Anh
Tư Hạ biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

ĐCSTQ đã vun đắp mảnh đất màu mỡ cho virus phát triển như thế nào