Di chứng lạ hậu Covid ở Trung Quốc: Nữ giới bị 'mọc' râu và 'rụng' râu ở nam giới

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngoài những di chứng hậu Covid như ho, mất ngủ và hội chứng sương mù não, người bệnh còn có thể bị rụng rất nhiều tóc. Hiện tượng nữ giới mọc râu và nam giới không mọc râu sau khi khỏi bệnh đã thu hút sự chú ý của cư dân mạng.

Theo báo cáo của "Qianjiang Evening News" vào ngày 7/1, nhiều người dân khỏi bệnh sau khi mắc Covid đang lo lắng vị bị rụng tóc. Nhiều cư dân mạng phàn nàn rằng “đỉnh đầu tóc đã thưa, nay lại càng ít hơn”.

Gần đây, cụm từ "Người phụ nữ gội đầu sau khi dương tính 9 ngày, tóc rụng nhiều đến nỗi vo lại giống như một cục len" đã lọt vào danh sách những từ khóa được tìm kiếm nhiều.

Cô Lưu, 40 tuổi, là người Tân Cương, rất quan tâm đến mái tóc của mình. Với cô, mỗi sợi tóc đều rất quý giá. Cô không dám gội đầu và tắm khi bị sốt. Cô bọc tóc bằng một chiếc khăn tắm để giảm thiểu tình trạng rụng tóc do cọ xát.

Sau khi khỏi bệnh 5 ngày, cô Lưu thử gội đầu và cho biết: “Miệng cống thoát nước bị tóc rụng làm bít tắc, từng nắm từng nắm đen thui, thật đau lòng quá”. Cô đã không gội đầu trong vài ngày, và tóc rụng là điều dễ hiểu, nhưng những ngày sau đó, tóc của cô vẫn tiếp tục rụng. "Cảm giác còn tệ hơn trước. Tóc rụng nhiều, nhiều hơn. Tôi không thể tính được chi tiết, nhưng mỗi ngày tóc rụng trên mặt sàn sau khi sấy khô luôn là một nắm nhỏ", cô nói.

Rụng tóc hậu Covid-19.

Vào ngày 6/1, Bác sĩ Đới Diệp Cần, bác sĩ chuyên khoa rụng tóc tại Bệnh viện Nhân dân số 3 Hàng Châu cho rằng: "rụng tóc là một trong những triệu chứng và di chứng hậu Covid-19". Khi nhiễm virus corona, virus có thể gây viêm nhiễm xung quanh nang tóc, kèm theo tình trạng sốt cao, nghỉ ngơi kém, tinh thần căng thẳng,.v.v., sẽ đẩy nhanh quá trình rụng tóc, và sau khi khỏi bệnh có thể sẽ có từng đợt rụng tóc.

Bác sĩ Đới Diệp Cần cho biết, theo các số liệu lâm sàng, khoảng 31,3% người bị rụng tóc sau khi khỏi bệnh, với số lượng khoảng 100 sợi tóc rụng mỗi ngày, trong đó phụ nữ chiếm 73%.

Ngoài rụng tóc, có hai video quay cảnh một phụ nữ mọc râu và một người đàn ông không mọc râu sau khi khỏi bệnh cũng thu hút sự chú ý của cư dân mạng.

Theo một báo cáo trên trang web của Tổng công hội Trung Quốc, vào ngày 27/12/2022, một phụ nữ ở thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô đã đăng một đoạn video nói rằng cô đã mọc nhiều râu sau khi được chẩn đoán dương tính virus Covid-19. Trước ống kính máy quay, người phụ nữ sờ râu trên miệng, ngượng ngùng nói: "Chuyên gia nào có thể giải thích giúp tôi được không? Sau khi dương tính kèm theo sốt, tôi đã bị mọc râu. Bây giờ tôi đã hết sốt, xét nghiệm cũng âm tính rồi nhưng tại sao râu vẫn mọc?”.

Cô Trần, nói với giới truyền thông rằng cô phải cạo sạch râu trước khi ra ngoài, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của cô.

Trong một video khác, một người đàn ông ở Trung Quốc đại lục đã bị rụng râu sau khỏi bệnh. Anh mong các chuyên gia giải thích: "Tại sao sau khi nhiễm virus, tôi lại không mọc râu? Liệu râu có biến mất hoàn toàn không? Bây giờ tôi không còn sốt, chỉ thỉnh thoảng ho ít thôi".

Theo tờ "Xiaoxiang Morning Post" vào ngày 7/1 cho biết, trước khi nhiễm bệnh, anh Trương, một người đàn ông 40 tuổi, ở tỉnh Hồ Nam muốn sinh đứa con thứ hai. Tỷ lệ tinh trùng bơi về phía trước của anh trong mức chấp nhận được. Sau khi âm tính hai ngày, anh đến bệnh viện kiểm tra lại. Kết quả cho thấy tinh trùng của anh "không thể bơi được", tỷ lệ tinh trùng bơi về phía trước của anh giảm xuống còn 2%, có rất ít tinh trùng có thể bơi về phía trước và khả năng di chuyển của tinh trùng giảm mạnh.

Về vấn đề này, Giám đốc La Man của Trung tâm sức khỏe sinh sản của Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em Hồ Nam giải thích rằng nhiệt độ sống lý tưởng của tinh trùng là khoảng 35 độ C. Sau khi nhiễm Covid-19, những thụ thể ACE2 có nhiều trong tinh hoàn có thể liên kết với virus, dẫn đến tổn thương các tế bào của tinh hoàn, gây đau âm ỉ và khó chịu ở bìu. Đồng thời, một số nam giới sau khi nhiễm bệnh sẽ có triệu chứng sốt. Sốt cao kéo dài sẽ tiêu diệt các tế bào chứa virus, khiến nhiệt độ cục bộ của tinh hoàn tăng cao, trong thời gian ngắn gây tổn thương cho tinh trùng, chẳng hạn như tinh trùng “không thể bơi được”.

Kể từ ngày 7 tháng 12 năm 2022, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không có bất cứ cảnh báo và hay chuẩn bị nào cho việc thay đổi chính sách chống dịch. Sự thay đột đột ngột từ trạng thái phong tỏa hà khắc trong suốt ba năm sang mở cửa hoàn toàn đã tạo ra một đợt sóng thần dịch bệnh càn quét khắp Trung Quốc. Các lò hỏa táng trên khắp cả nước đều bị quá tải, các nhà xác bệnh viện và nhà tang lễ tràn ngập các thi thể.

Ông Trương Văn Hồng, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Hoa Sơn thuộc Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, cho biết vào ngày 29 tháng 12 năm 2022, tỷ lệ lây nhiễm ở nhiều thành phố lớn trong đợt dịch này đã vượt quá 50% và con số này sẽ lên tới 80%. trong dịp Tết Nguyên Đán của Trung Quốc.

Gần đây, trong một buổi đào tạo cho các bác sĩ cộng đồng ở quận Mẫn Hàng, thành phố Thượng Hải, ông Trương Văn Hồng đã cảnh báo rằng hiện tượng lây nhiễm trên quy mô lớn đang xảy ra ở Trung Quốc, nhưng công tác điều trị tại các bệnh viện lại không hiệu quả và nhiều bệnh nhân đang chờ chết trong vô vọng.

Ông cho biết hiện nay bốn loại thuốc thường được dùng cho bệnh nhân Covid-19 là thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh, xi-rô ho và các loại thuốc hỗ trợ khác. Nhưng nếu chỉ sử dụng bốn loại thuốc này có thể làm mất đi 72 giờ vàng để cứu sống bệnh nhân.

Hiện các bệnh viện vẫn đang trong tình trạng điều trị không hiệu quả. Nhiều người cao tuổi vẫn không thuyên giảm triệu chứng sau khi dùng thuốc. Khi nhập viện, bệnh nhân chỉ được truyền dịch, thở oxy, nhưng những phương pháp này không thể điều trị được tình trạng viêm phổi, dẫn đến bệnh nhân tử vong.

Ông Hồng nói: "Giai đoạn tiếp theo, tỷ lệ tử vong sẽ lên đến đỉnh... Số người chết ở các nơi vẫn đang tăng lên… Nếu thêm một tuần nữa thì không kịp nữa rồi, bởi vì tình trạng lây nhiễm đang diễn ra trên diện rộng”.

Theo The Epoch Times Chinese
Thuỳ Minh biên dịch

video: Ngày 4/1/2023, một bác sĩ ở Chiết Giang bất ngờ ngã xuống đất khi đang làm việc.



BÀI CHỌN LỌC

Di chứng lạ hậu Covid ở Trung Quốc: Nữ giới bị 'mọc' râu và 'rụng' râu ở nam giới