Điều trị teo thận, suy thận và tăng cường chức năng thận nhờ các loại thảo dược

Giúp NTDVN sửa lỗi

Teo thận là hiện tượng thận bị giảm kích thước, thường là do các bệnh mạn tính. Nếu không được kiểm soát cuối cùng có thể dẫn đến tình trạng thận mất chức năng không thể hồi phục - nhưng bản thân tình trạng teo thận cũng không thể phục hồi hoàn toàn.

Một bài thuốc cổ truyền có thể giúp chúng ta tái tạo và cải thiện chức năng thận.

Trên thực tế, các phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền (TCM) đã chứng minh được hiệu quả trong việc tái tạo và tăng cường chức năng thận.

Bác sĩ Nguyễn Ái Liên, người có chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền tại Hồng Kông, cho biết bà từng gặp nhiều trường hợp bệnh nhân bị teo thận sau khi dùng thuốc giảm đau. Sau đó bà đã dùng phương pháp châm cứu và các loại thuốc y học cổ truyền, kết quả thận của những bệnh nhân đã hồi phục về kích thước. Trong số đó có cả những bệnh nhân giai đoạn cuối, một số bệnh nhân chỉ còn 10% chức năng thận, đã hồi phục đến 30% sau khi điều trị.

Nguyên nhân của chứng teo thận rất phức tạp trong đó, nguyên nhân thường gặp nhất là viêm bể thận, hoại tử cầu thận, thiểu sản thận bẩm sinh.

Teo thận đặc trưng bởi tình trạng giảm kích thước thận và chức năng thận bị suy giảm hoặc mất. Bệnh nhân thường cảm thấy đau thắt lưng, kết hợp với các triệu chứng như tiểu bọt, phù chân (sưng phù mắt cá, bàn chân, cẳng chân) và luôn cảm thấy mệt mỏi.

Điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền có thể phục hồi chức năng thận

Bác sĩ Nguyễn Ái Liên cho biết có một trường hợp bệnh nhân dùng thuốc giảm đau để điều trị đau thắt lưng, nhưng rất nhanh sau đó, thận của bệnh nhân này đã bị teo. Các triệu chứng mà bệnh nhân này gặp phải là đau thắt lưng, đau chân, sắc mặt kém, vẻ mặt thờ ơ.

Qua kiểm tra trên siêu âm, người ta phát hiện rằng thận phải của anh ta bị teo và có kích thước nhỏ hơn.

Vị bác sĩ Tây y khám cho anh ta đã nói rằng thận của anh sẽ không thể phục hồi và đề nghị anh ta theo dõi thêm một thời gian. Trong trường hợp xấu nhất, có thể phải cần cắt bỏ quả thận bị teo.

Sau đó, bệnh nhân này đã đến gặp bác sĩ Nguyễn và được tiến hành ba giai đoạn điều trị.

Đầu tiên là tiến hành châm cứu hàng ngày trong vòng 10 ngày.

Sau đó tạm ngưng vài ngày rồi bắt đầu cho bệnh nhân dùng các loại thuốc y học cổ truyền do bác sĩ Nguyễn kê và thực hiện giai đoạn tiếp theo gồm 10 đợt châm cứu, lần này sẽ tiến hành châm cứu cách ngày.

Hai tháng sau, các triệu chứng của bệnh nhân này đã được cải thiện và khi kiểm tra trên siêu âm, người ta thấy rằng thận phải của anh ta đã lớn hơn. Sau đó anh ta cũng ngừng uống thuốc giảm đau vì các triệu chứng đau thắt lưng đã cải thiện.

Bác sĩ Nguyễn đã sử dụng các loại thảo dược như Salvia miltiorrhiza (Đan Sâm) và Panax notoginseng (Điền Thất). Hai loại thảo dược này đều là những dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền có tác dụng thúc đẩy lưu thông khí huyết và phục hồi chức năng thận.

Những nghiên cứu mới nhất cũng khẳng định rằng các thành phần hoạt tính có trong Đan Sâm giúp cải thiện tuần hoàn máu của thận và làm giảm viêm, vì vậy có thể được dùng để điều trị tổn thương thận cấp tính.

Những thành phần hoạt tính trong Điền Thất cũng có thể trì hoãn sự tiến triển của bệnh thận mạn thông qua việc cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột.

Bác sĩ Nguyễn nói rằng việc điều trị bệnh teo thận bằng phương pháp y học cổ truyền sẽ nhắm đến mục tiêu tăng cường sinh lực cho thận đồng thời bồi bổ gan và lách.

Những cơ quan nội tạng của chúng tôi là một thể thống nhất. Triết lý điều trị bệnh của y học cổ truyền chính là xem cơ thể như một tổng thể hữu cơ chứ không chỉ nhắm đến từng bộ phận riêng lẻ”, bác sĩ Nguyễn cho biết.

Điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền có thể làm giảm thời gian chạy thận nhân tạo

Bác sĩ Nguyễn cho biết nếu điều trị trong giai đoạn đầu của bệnh teo thận sẽ có kết quả tốt hơn. Đối với những bệnh nhân teo thận hoặc suy thận giai đoạn cuối, điều trị theo phương pháp y học cổ truyền có thể giúp giảm thời gian và tần suất chạy thận nhân tạo.

Bác sĩ Nguyễn từng điều trị cho một bệnh nhân có chức năng thận chỉ còn 10% so với mức bình thường . Sau khi châm cứu và uống các thuốc y học cổ truyền, chức năng thận của bệnh nhân này đã tăng lên 30%, và anh ta không cần phải lọc máu nữa.

Có một bệnh nhân nữ hơn 80 tuổi ban đầu phải lọc thận ba lần một tuần nhưng sau khi châm cứu đã có thể giảm xuống hai lần một tuần.

Các loại thuốc thảo dược tốt cho bệnh thận mạn

Một nghiên cứu của Đài Loan cho thấy các loại thuốc thảo dược Trung y có thể kéo dài tỷ lệ sống của bệnh nhân mắc bệnh thận mạn.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của 14.718 bệnh nhân mắc bệnh thận mạn, trong đó có 6.958 người được dùng các thuốc thảo dược Trung y và có 7.760 người thì không sử dụng. Trong thời gian theo dõi 12 năm, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân dùng thuốc y học cổ truyền cao hơn đáng kể so với nhóm bệnh nhân không được sử dụng.

“Các loại thuốc thảo dược Trung y có thể giúp cải thiện tỷ lệ sống dài hạn của bệnh nhân mắc bệnh thận mạn ở Đài Loan: Nghiên cứu thuần tập hồi cứu dựa trên dân số trên toàn quốc” được công bố trên tạp chí Frontiers in Pharmacology.

Loại thảo dược Trung y được sử dụng nhiều nhất cho các bệnh nhân mắc bệnh thận mạn ở Đài Loan là Salvia miltiorrhiza. Bài thuốc phổ biến nhất được kê cho những bệnh nhân này là Lục Vị Địa Hoàng Hoàn. Đây là một loại thuốc bổ được sử dụng phổ biến nhất trong y học cổ truyền, bác sĩ Nguyễn Ái Liên cho biết. Ngoài tác dụng bổ thận, bài thuốc này còn có hiệu quả bổ gan, tăng cường chức năng tỳ vị.

Hiệu quả của châm cứu trong việc điều trị bệnh thận mạn cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định. Các nghiên cứu đã phát hiện rằng châm cứu có thể cải thiện chức năng thận, giảm lượng protein niệu, kiểm soát chứng cao huyết áp, giảm đau, ngứa và đồng thời cải thiện tình trạng mất ngủ và mệt mỏi.

Hãy tránh những thực phẩm giàu kali

Những bệnh nhân mắc bệnh thận cần chú ý đến lượng thức ăn hàng ngày khi đang điều trị. Chức năng thận suy giảm khiến việc đào thải lượng kali, natri và nhiều chất dư thừa khác ra khỏi cơ thể trở nên khó khăn hơn, vì vậy, sẽ tốt hơn nếu bạn tránh dùng những loại thực phẩm giàu kali và natri như các loại thực phẩm có vị mặn hoặc thực phẩm chế biến sẵn. Những loại thực phẩm giàu kali thường gặp là trái chà là, rau bina và đậu phộng.

Bảng 4: Tỷ lệ sống trong những khoảng thời gian theo dõi khác nhau giữa hai nhóm bệnh nhân được điều trị và không điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền (CHM và non-CHM)

Đức Nhân

(Theo The Epoch Times tiếng Anh)



BÀI CHỌN LỌC

Điều trị teo thận, suy thận và tăng cường chức năng thận nhờ các loại thảo dược