Cẩn thận những dấu hiệu báo trước bệnh tiểu đường

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nam thanh niên 33 tuổi thường xuyên cảm thấy khô miệng, khát nước và tiểu nhiều. Sau khi đến bệnh viện, anh được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Thật khó để chấp nhận khi bản thân anh vẫn còn rất trẻ nhưng đã mắc tiểu đường. Bác sĩ cho biết, nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh này là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh.

Thói quen ăn uống không lành mạnh dẫn đến béo phì

Nam thanh niên nói trên từ nhỏ đặc biệt thích đồ uống có ga, hầu như xem nước có ga như nước lọc. Mặc dù được bố mẹ cố gắng ngăn cản, nhưng cậu đã hình thành thói quen và không thể từ bỏ được. Ngoài ra, anh cũng ăn rất nhiều dầu mỡ, đặc biệt là thịt, trong khi rau củ quả hầu như rất ít khi được động đến.

33 tuổi, người đàn ông này nặng tới 180kg trong khi chiều cao chỉ 165cm. Dựa theo chỉ số BMI, bác sĩ cho biết anh đã chạm ngưỡng béo phì nghiêm trọng.

Tình trạng cơ thể béo phì cùng thói quen ăn uống không lành mạnh dễ dẫn đến kháng insulin, giảm tiết insulin và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường theo thời gian.

Phân loại bệnh tiểu đường

  • Tiểu đường tuýp 1: Tế bào tiết ra Insulin bị tổn thương bởi hệ miễn dịch hoặc các lý do khác, dẫn đến thiếu insulin. Việc tiêm Insulin là cần thiết để duy trì việc trao đổi chất glucose trong cơ thể và tránh nhiễm toan ceton. Nhóm mắc bệnh thường chủ yếu là trẻ nhỏ, tuổi khởi phát nhiều nhất là từ sơ sinh đến khoảng 10 tuổi, cũng có thể bệnh không xảy ra cho đến tuổi trưởng thành.
  • Tiểu đường tuýp 2: Đây là loại tiểu đường phổ biến nhất, thường là do béo phì hoặc mắc các bệnh lý khác… gây hoại tử mô bào tiểu đảo Langerhans, gây nên tình trạng thiếu insulin tuyệt đối, khiến cơ thể rơi vào tình trạng đường huyết cao.

3 yếu tố chính gây ra bệnh tiểu đường

  1. Thể chất: Tiểu đường tuýp 1 là do các vấn đề tự miễn dịch, khiến cơ thể bị nứt vỡ các tế bào tiểu đảo và không sản xuất đủ insulin, hoặc mắc bệnh tiểu đường thai kỳ khi mang thai thì khả năng mắc đái tháo đường sẽ tăng lên.
  2. Căng thẳng: Căng thẳng có thể gây rối loạn nội tiết, dẫn đến tiết quá nhiều adrenaline, cortisol, và các hormone căng thẳng khác, gây ra tình trạng kháng insulin.
  3. Thói quen sinh hoạt như ăn kiêng và tập thể dục: Ăn quá no, không tập thể dục, nạp vào cơ thể quá nhiều calo hoặc có quá nhiều chất béo sẽ khiến tuyến tụy phải làm việc quá sức và gây ra tình trạng kháng insulin.

15 nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Trong 3 yếu tố chính của bệnh tiểu đường, cũng có thể chia nhỏ thành 15 nguy cơ, Thói quen sinh hoạt, căng thẳng… đều có thể tự cải thiện. Nếu hội tụ đủ 3 đặc điểm thì bạn rất có thể là “ứng viên” cho bệnh nhân đái tháo đường, nếu gặp trên 5 thì có thể là tiền đái tháo đường mà không tự biết.

1. Gan nhiễm mỡ.

2. Lượng mỡ trong cơ thể lớn hơn 30%.

3. Chỉ số BMI trên 24, hoặc vòng eo của nam trên 90cm và vòng eo của nữ trên 80cm.

4. Quá nhiều lipid và cholesterol trong máu (chất béo trung tính lớn hơn 250 mg / dl, cholesterol mật độ thấp vượt quá 130mg / dl, cholesterol mật độ cao dưới 40mg / dl)

5. Có người thân họ hàng mắc bệnh tiểu đường, hoặc người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.

6. Từng bị đa nang buồng trứng hoặc tiểu đường thai kỳ.

7. Khi đói, bạn dễ bị chóng mặt và lượng đường trong máu thấp.

8. Thể lực rất kém, leo 2 nhịp cầu thang thì thở hổn hển, sau bữa ăn thì ngủ li bì.

9. Ba bữa ăn không đều đặn.

10. Dễ béo và cũng dễ gầy.

11. Thích ăn đồ ngọt, đồ ăn vặt kiểu phương tây và hay uống đồ uống có đường.

12. Thích ăn tinh bột đã qua tinh chế, chẳng hạn như gạo trắng, mì trắng và ít ăn ngũ cốc nguyên hạt.

13. Thích ăn súp và thức ăn nhiều nước, chẳng hạn như súp, risotto, hoặc súp rau.

14. Thường cảm thấy nhiều áp lực.

15. Thiếu ngủ lâu ngày, ngủ ít hơn 6 tiếng, hay thức khuya, đi ngủ sau 11 giờ đêm.

Đối với 15 tác nhân trên nếu bạn có đủ 3 yếu tố thì nên nhanh chóng thay đổi thói quen sinh hoạt của bản thân, nếu có nhiều hơn 5 yếu tố thì tốt nhất nên đi khám bệnh, lên kế hoạch sinh hoạt điều độ hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh sự phát triển của bệnh tiểu đường.

3 thủ phạm của bệnh tiểu đường

1. Đồ chiên rán

Thực phẩm chiên rán tràn ngập trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhiều người đặc biệt thích ăn như gà rán, cá rán, bột chiên xù, khoai tây chiên và các món chiên khác nhau. Tuy vậy, đồ chiên rán rất giàu chất béo, nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài có thể dễ dàng làm tăng lượng đường trong máu và gây ra bệnh tiểu đường.

2. Đồ uống có ga

Đồ uống có ga được giới trẻ đặc biệt ưa chuộng. Đồ uống có ga được tạo ra bằng cách đổ đầy khí cacbonic vào đồ uống dạng lỏng, thành phần chính là đường, chất màu, gia vị… Ngoại trừ calo, đồ uống có ga không có bất kỳ chất dinh dưỡng nào. Hàm lượng đường trong đồ uống có ga rất cao, uống nước có ga lâu ngày dễ mắc bệnh tiểu đường.

3. Thiếu tập thể dục

Tập thể dục là điều rất quan trọng để tránh xa bệnh tiểu đường. Nếu không thích tập thể dục, bạn sẽ không chỉ dễ bị béo phì mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Hoàng Tuấn
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Cẩn thận những dấu hiệu báo trước bệnh tiểu đường