Đổ mồ hôi được coi là bất thường khi nào? Đoán bệnh qua vị trí mồ hôi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, đổ mồ hôi là hiện tượng bình thường. Nhưng một số người dù chỉ vận động một chút nhưng mồ hôi vẫn nhễ nhại. Có người nói rằng mồ hôi nhiều là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị suy nhược, vậy thực chất là gì?

Y học cổ truyền cho rằng mồ hôi là chất lỏng của tim, nó được dương khí kiểm soát và điều khiển, bốc hơi và thoát ra khỏi cơ thể, từ đó tạo thành mồ hôi.

Phần lớn tình trạng đổ mồ hôi là hiện tượng sinh lý bình thường của con người, khi thời tiết quá nóng, mặc quần áo dày, tắm nước nóng, chạy nhảy thì lượng mồ hôi sẽ tăng lên, nhưng chúng không quá nhiều.

Tuy nhiên, khi loại trừ các yếu tố bên ngoài nói trên, nếu mồ hôi ở đầu, mặt, cổ, ngực, chân tay và toàn thân vẫn vượt quá mức bình thường thì gọi là ra mồ hôi bất thường.

Biểu hiện cụ thể của tình trạng này thông thường sẽ là mạch yếu, mồ hôi nhiều, da tái nhợt, tụt huyết áp, đổ mồ hôi như đổ dầu, và trong trường hợp nghiêm trọng sẽ bị sốc và ngất xỉu.

Cái gọi là sáu loại mồ hôi bất thường trong y học được chia thành:

  • Đổ mồ hôi tự phát;
  • Ra mồ hôi trộm;
  • Toát mồ hôi hột;
  • Không có mồ hôi;
  • Mồ hôi khi hấp hối.

5 kiểu mồ hôi bất thường

1. Đổ mồ hôi ban đêm

Đổ mồ hôi khi đang ngủ, ngừng đổ mồ hôi khi thức dậy, thường xuyên thức dậy thấy ga, mền, gối… ướt đẫm mồ hôi.

2. Toát mồ hôi hột

Trong quá trình sốt ngoại sinh, toàn thân đột nhiên run rẩy, vã mồ hôi, đó là dấu hiệu báo trước cho việc hồi phục sau khi bị cảm cúm và bệnh tật.

3. Không có mồ hôi

Tình trạng này diễn ra vào bất kể thời tiết nóng bức hay vận động thường xuyên, một số bộ phận trên cơ thể vẫn rất khô và lỗ chân lông bị tắc nghẽn, đó là biểu hiện của rối loạn chuyển hóa.

4. Mồ hôi khi hấp hối

Trong y học cổ truyền, nó đề cập đến cuộc sống của một người đang gặp nguy hiểm và đổ mồ hôi nhiều. Nó thường đi kèm với các triệu chứng như khó thở, chân tay lạnh và mạch yếu.

5. Đổ mồ hôi tự phát

Thường là do yếu tố thời tiết hoặc tập thể dục - thể thao, tình trạng không thuyên giảm kể cả sau khi nghỉ ngơi, hầu hết nguyên nhân là do thiếu khí.

Vị trí đổ mồ hôi cho thấy cơ thể yếu ở đâu

1. Đổ mồ hôi lưng

Có rất nhiều người luôn cảm thấy ướt lưng khi tập thể dục hoặc khi thời tiết nắng nóng, ngoài ra còn thường cảm thấy sợ lạnh và sợ nóng. Tình trạng này rất có thể là do thiếu hụt cả âm và dương.

Để giảm thiểu, biện pháp tốt nhất là cân bằng và nuôi dưỡng âm dương. Hàng ngày, bạn xoa bóp huyệt Thận Du ở hai bên thắt lưng có thể giúp dưỡng âm và tăng cường dương.

Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn và ăn một số thức ăn có tính ấm như táo tàu, long nhãn hoặc mộc nhĩ đen, v.v.

2. Đổ mồ hôi mũi

Nếu là người có phổi yếu thì mồ hôi sẽ chảy ra ở hai bên cánh mũi.

Khi xúc động, làm việc mệt mỏi, căng thẳng, nói nhiều thì mồ hôi sẽ chảy ra từ sống mũi và hai bên mũi, mồ hôi thường trong như pha lê. Đó là một triệu chứng cho thấy phổi có vấn đề.

3. Đổ mồ hôi ngực

Mồ hôi ra nhiều ở phần giữa ngực. Phần lớn là do lo lắng, suy nghĩ, sốc hay sợ hãi quá mức làm tổn thương tim và lá lách, khiến tim không kiểm soát được máu, lá lách cũng không thể điều khiển được máu, dẫn đến tình trạng quá sức và đổ mồ hôi nhiều. Hiện tượng này thường thấy ở những người làm việc quá căng thẳng.

4. Nửa thân đổ mồ hôi

Điều này có nghĩa là một nửa cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn, trong khi nửa còn lại đổ mồ hôi rất ít, thậm chí không có mồ hôi.

Đa số các trường hợp này là do kinh lạc bị tắc nghẽn do khí huyết không đủ. Tình trạng tương đối phổ biến ở bệnh nhân tai biến mạch máu não, liệt nửa người, tăng huyết áp và bại liệt.

5. Đổ mồ hôi trán

Mồ hôi chỉ giới hạn ở trán, giống như hơi nước. Y học cổ truyền cho rằng đầu là chư dương chi hội (nơi hội tụ của tất cả các dương), nếu trán đổ mồ hôi bất thường thì đại khái là do tạng phủ đã bị thương tổn.

6. Đổ mồ hôi dưới nách

Vì có nhiều tuyến mồ hôi phân bố ở nách nên tự nhiên nó sẽ tiết ra nhiều mồ hôi hơn. Nếu phụ nữ ra nhiều mồ hôi dưới nách, có khả năng là do khí hư, đồng thời sẽ kèm theo tức ngực, khó thở, mệt mỏi và các cảm giác khác.

Sáu tình trạng trên là một số triệu chứng phổ biến được y học cổ truyền tổng kết, nếu nhận thấy cơ thể có những triệu chứng ra mồ hôi bất thường, thì bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra và điều trị.

Cách tự điều chỉnh trong cuộc sống hàng ngày

1. Bài tập

Đầu tiên là tăng cường thể lực, tăng cường vận động, ăn ít đồ cay, tránh uống rượu bia. Có thể tăng thêm lượng thức ăn giàu đạm một cách thích hợp để tăng cường khả năng miễn dịch.

2. Ổn định cảm xúc

Trong cuộc sống hàng ngày bạn cần duy trì tình cảm ổn định, tránh vui buồn và suy nghĩ quá độ, giữ tâm trạng vui vẻ, chú ý kết hợp làm việc và nghỉ ngơi, đừng quá mệt mỏi, cũng đừng quá lo lắng.

3. Giữ khô ráo

Bộ đồ giường, đồ ngủ và ga trải giường thường xuyên phải được thay, giặt và phơi khô thường xuyên để giữ khô ráo.

Bạn cũng có thể tắm thường xuyên, nên tắm bằng nước ấm, không nên dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng để giảm sự kích ứng da do mồ hôi. Sau khi ra mồ hôi, bạn nên thay quần áo kịp thời và lau khô người để tránh bị cảm lạnh.

4. Không sử dụng thuốc bừa bãi

Đừng tự mua thuốc để uống bừa bãi. Nếu có hiện tượng ra mồ hôi bất thường, bạn hãy cố gắng uống thuốc theo lời khuyên của bác sĩ.

5. Bệnh đặc biệt

Ở một số người mắc các bệnh đặc biệt như đái tháo đường, hạ đường huyết, cường giáp, chứng tăng tiết mồ hôi bất thường thứ phát được khuyến khích chăm sóc y tế càng sớm càng tốt, điều trị tận gốc nguyên nhân sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Hoàng Tuấn
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Đổ mồ hôi được coi là bất thường khi nào? Đoán bệnh qua vị trí mồ hôi